H
hanasammy
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
![](https://blog.hocmai.vn/wp-content/uploads/2017/07/hot.gif)
Nhắc đến Chủ tịch Hồ cHí Minh thì ai cũng nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cũng là nhà thơ có tầm hồn yêu thiên nhiên của đất trời. Vào những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng đẹp Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh Khuya đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc ấn tượng.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bài thơ "Cảnh Khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở khu rừng Việt Bắc
" Tiấng suối trong như tiếng hát xa,"
Mở đầu bài thơ đã cho ta thấy Bác là một con người có tâm hồn nhạy cảm và phong phú về thiên nhiên . Tiếng suối trong trẻo được miêu tả trong một đêm thanh tĩnh,một đêm chỉ có Bác ngồi nghe và cảm nhận tiếng suối ấy.Cũng tiếng suối dịu êm khoan nhặt ấy đã được Bác ví von như tiếng hát xa nó vừa gần ,vừa xa , vừa tao ra cái động lại vừa khắc học cái tính của cảnh đêm khuya. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát xa để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm con người .Sự so sánh trên đã làm cho tôi nhớ lại câu thơ trong tác phẩm "Côn Sơn Ca" của Nguyễn Trãi từng miêu tả.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Cũng cùng 1 tiếng suối nhưng lại cho ta thấy sự khác biệt nhau về âm thanh .Tiếng suối của Nguyễn Trãi được so sánh như tiếng đàn cầm còn tiếng suối của ví von như tiếng hát xa. Nhưng ta cảm nhận được sự phong thái của Bác trẻ trung,ung dung và lạc quan hơn.
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Câu thơ thứ hai đã cho ta thấy trong tiấng suối còn có sự xuất hiện của trăng và hoa. Ánh sáng dịu dàng của ánh trăng hòa quyện với hoa lá, cây cổ thụ tao nên một bức tranh tuyệt vời của đất nước . Trăng đã trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh,huyền ảo . Ta cũng thấy Bác và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng và cà hai đều lấy cảnh ngụ tình trong không gian lung linh ấy.Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch vì Bác đẽ xem trăng như người bạn tri kỉ để quên đi nỗi ưu phiền của mình.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Đọc đến đây đã cho ta thấy Bác vẫn thức. Nhưng tại sao Bác lại thức? Chẳng lẽ Bác thức vì ánh trăng đẹp quá sao? Theo tôi thì Bác thức cũng vì ánh trăng và cũng vì
"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác chưa ngủ vì lo cho nước nhà , lo cho dân tộc sau này. Bác cũng đã điệp vòng từ "chưa ngủ" như láy lại tâm tư của Bác ,một người nặng lòng với đất nước .Hai câu thơ cuối đã cho ta hấy trong tâm hồn Bác , yêu nước và yêu thiên nhiên là tình cảm quyện chặt với nhau không thể tách rời ,đây cũng là lí do khiến Bác không ngủ được.
Bài thơ đã khép lại trong đầy ý nghĩa sâu sắc .Bác đã cho chúng ta cảm nhận được khu rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn thi sĩ và tình yêu thương đất trời của Bác.
Và Bác sẽ mãi mãi là vị cha già kính yêu của đất nước VIệt Nam.
Bài viết: CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ CẢNH KHUYA CỦA HỒ CHÍ MINH
Nguồn Zing Blog
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bài thơ "Cảnh Khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở khu rừng Việt Bắc
" Tiấng suối trong như tiếng hát xa,"
Mở đầu bài thơ đã cho ta thấy Bác là một con người có tâm hồn nhạy cảm và phong phú về thiên nhiên . Tiếng suối trong trẻo được miêu tả trong một đêm thanh tĩnh,một đêm chỉ có Bác ngồi nghe và cảm nhận tiếng suối ấy.Cũng tiếng suối dịu êm khoan nhặt ấy đã được Bác ví von như tiếng hát xa nó vừa gần ,vừa xa , vừa tao ra cái động lại vừa khắc học cái tính của cảnh đêm khuya. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát xa để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm con người .Sự so sánh trên đã làm cho tôi nhớ lại câu thơ trong tác phẩm "Côn Sơn Ca" của Nguyễn Trãi từng miêu tả.
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Cũng cùng 1 tiếng suối nhưng lại cho ta thấy sự khác biệt nhau về âm thanh .Tiếng suối của Nguyễn Trãi được so sánh như tiếng đàn cầm còn tiếng suối của ví von như tiếng hát xa. Nhưng ta cảm nhận được sự phong thái của Bác trẻ trung,ung dung và lạc quan hơn.
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Câu thơ thứ hai đã cho ta thấy trong tiấng suối còn có sự xuất hiện của trăng và hoa. Ánh sáng dịu dàng của ánh trăng hòa quyện với hoa lá, cây cổ thụ tao nên một bức tranh tuyệt vời của đất nước . Trăng đã trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh,huyền ảo . Ta cũng thấy Bác và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng và cà hai đều lấy cảnh ngụ tình trong không gian lung linh ấy.Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch vì Bác đẽ xem trăng như người bạn tri kỉ để quên đi nỗi ưu phiền của mình.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ"
Đọc đến đây đã cho ta thấy Bác vẫn thức. Nhưng tại sao Bác lại thức? Chẳng lẽ Bác thức vì ánh trăng đẹp quá sao? Theo tôi thì Bác thức cũng vì ánh trăng và cũng vì
"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác chưa ngủ vì lo cho nước nhà , lo cho dân tộc sau này. Bác cũng đã điệp vòng từ "chưa ngủ" như láy lại tâm tư của Bác ,một người nặng lòng với đất nước .Hai câu thơ cuối đã cho ta hấy trong tâm hồn Bác , yêu nước và yêu thiên nhiên là tình cảm quyện chặt với nhau không thể tách rời ,đây cũng là lí do khiến Bác không ngủ được.
Bài thơ đã khép lại trong đầy ý nghĩa sâu sắc .Bác đã cho chúng ta cảm nhận được khu rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn thi sĩ và tình yêu thương đất trời của Bác.
Và Bác sẽ mãi mãi là vị cha già kính yêu của đất nước VIệt Nam.
Bài viết: CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ CẢNH KHUYA CỦA HỒ CHÍ MINH
Nguồn Zing Blog