Văn 7 Cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà"

Băng Nhã Tịnh

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng tám 2020
27
23
6
15
An Giang
.............
  • Like
Reactions: Diệp Hạ Bạch

Diệp Hạ Bạch

Cựu TMod Anh
HV CLB Địa lí
Thành viên
28 Tháng sáu 2020
732
2,508
306
Thái Bình
Muốn biết hãy hỏi :D
Bạn tham khảo:
https://diendan.hocmai.vn/threads/van-7-ban-den-choi-nha.559938/
Hoặc tham khảo bài viết của mình
Cái kết bài chưa được hoàn thiện cho lắm
123944376_429139715134130_8668869484206808782_n.jpg

124369553_360462255212827_3220326344305883536_n.jpg

124118473_372917453761836_1172025561858462226_n.jpg

124634333_383370929575078_6167963474817652028_n.jpg
 
  • Like
Reactions: Băng Nhã Tịnh

Gâu Đần

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
6 Tháng mười một 2018
950
1,585
171
16
Hải Phòng
THCS Đằng Hải ai cùng trường lên tiếng =)
Mọi người giúp mình với ,cần gấp
Phát biểu cảm nghĩ cho bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
Dạng bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có dàn ý sườn như sau:
a) Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
  • Cảm nghĩ khái quát về tác phầm.
  • Trích thơ.
b) Thân bài:
  • Khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ.
  • Lần lượt trình bày cảm xúc, suy nghĩ về nghệ thuật, nội dung tác phẩm (Lưu ý: Trích dẫn thơ và xây dựng thành các đoạn văn theo từng phần đã chia của tác phẩm)
c) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc, ấn tương về tác phẩm đó.
Từ dàn ý sườn trên, áp dụng vào bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.

Dàn ý chi tiết:
A. Mở bài:
  • Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tốc, của làng cảnh nông thôn Việt Nam.
  • Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" được sáng tác khi ông về cáo quan ở ẩn.
  • Bài thơ đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu sắc về một tình bạn đẹp, chân thành và thắm thiết.
B. Thân bài.
  1. Khái quát: Bài thơ được lập ý bằng cách tạo ra tình huống khó xử khi có bạn đến chơi rồi khẳng định tình bạn là quan trọng nhất, vượt lên trên cả những thiếu thốn và lễ nghi thông thường.
  2. Lần lượt trình bày cảm nghĩ của bản thân về nghệ thuật và nội dung bài thơ:
- Câu thơ đầu:
  • Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui. Cụm từ "Đã bấy lâu nay" chứng tỏ nhà thơ và bạn đã lâu ngày không gặp lại. Việc hôm nay bác tới chơi thật đáng mừng, đáng quý.
  • Các xưng hô thể hiện sự thân mật, giản dị.
  • Lời thơ giản dị tự nhiên như lời nói thường toát lên tình cảm chân thành, thái độ mừng vui của tác giả khi có bạn tới chơi.
- 6 câu tiếp theo:
  • Nhà thơ chuyển từ giọng vui mừng sang lời kể và tả. Tác giả kể về gia cảnh của mình:
    • Trẻ đi vắng
    • Chợ thì xa
    • Ao sâu nước lớn
    • Cải chưa ra cây, cà mới ra nụ
    • Bầu vừa rụng rốn
    • Mướp đang ra hoa,...

  • Các từ ngữ giản dị, dân dã, kết hợp với NT liệt kê và hàng loạt các phó từ "chưa", "mới", "vừa",... -> Nhấn mạnh cảnh sống thanh bần, đạm bạc của tác giả.
  • Tất cả các sản vật đều có nhưng đều trong trạng thái tiềm ẩn, không có gì để tiếp đãi bạn. Cái không có được đẩy lên đến tận cùng: "Đầu trò tiếp khách, trầu không có", theo lễ nghi thông thường thì "miếng trầu là đầu câu chuyện" tác giả cũng không có nốt. Cho dù cuộc sống có thanh bần, đạm bạc thì cũng không hoàn cảnh đến nỗi không có miếng trầu lá cau để tiếp đãi bạn.
  • Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa cái nghèo của mình để đùa vui hóm hỉnh và khẳng định ý nghĩa của tình bạn.
- Câu thơ cuối:
  • Bao nhiêu nghèo thiếu bỗng tan đi hết để tình bạn được thăng hoa: "Bác đến chơi đây, ta với ta"
  • Câu thơ gợi đến ý thơ trong bài "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan. Hai nhà thơ đều sử dụng cụm từ "ta với ta" để giãi bày tâm sự. Hình thức hai cụm từ hoàn toàn giống nhau nhưng mang ý nghĩa rất khác nhau.
  • Từ "ta" trong thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng đêt chỉ chính nhà thơ, thể hiện cái tôi riêng lẻ, buồn lặng, cô đơn tuyệt đối, "ta với ta" trong thơ của Nguyễn Khuyến lại nói hai người là nhà thơ và bạn. Qua đó ngợi ca tình bạn gắn bó, thân mặt, không thể tách rời, tuy hai mà một của tác giả.
  • Câu thơ nhưng một tiếng cười xòa, bật thốt lên vui vẻ, rõ ràng tình bạn là cao quý nhất, vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về vật chất và mọi lễ nghi thông thường.
C. Kết bài:
  • Khẳng định lại giá trị của bài thơ
  • Tình cảm cảm xúc cuả bản thân về tác phẩm.
Chúc bạn học tốt ^^
 
Top Bottom