cam nghi ve bac ho

3

321zaq

Ngữ văn

Tôi nhớ mãi câu thơ của Tố Hữu cất lên trong ngày đau thương ấy:
"Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Chiều nay con về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa ..."
Lớp trẻ hiện nay như tôi, như bạn chưa một lần có cơ hội gặp Bác và mãi mãi không bao giờ có cơ hội nghe giọng nói của Người. Thế nhưng, qua lời kể của ba, của mẹ, của những bậc đi trước và của cả lịch sử dân tộc Việt Nam, ta hiểu được một chân lý: nếu không có Bác Hồ kính yêu sẽ không có một Việt Nam độc lập, không có một Việt Nam đang từng ngày hội nhập và phát triển cùng nhân loại.
Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong cuộc sống mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi thấy yêu, thấy kính và thương vô ngần vị Chủ tịch Nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi
Tôi nhớ một câu chuyện nhỏ về con người của Bác ở một khía cạnh rất bình thường, "Vào một buổi chiều Việt Bắc, trời đông im ắng và cô quạnh, bà Trường Chinh có dẫn một cô con gái lên thăm Bác. Lúc tiễn hai mẹ con ra đầu dốc, Người cứ đứng nhìn theo mãi. Khi quay về, các đồng chí thấy mắt Bác long lanh ướt. Bác bảo với mọi người:
" - Chúng ta, ai cũng đều mong ước một gia đình ấm cúng. Người cách mạng là người giàu tình cảm, lại càng quý trọng cuộc sống gia đình, chẳng qua đây không phải là lúc để thực hiện điều đó, đành phải chịu đựng mà thôi. Ta chưa lo được gia đình nhỏ thì hãy lo cho gia đình lớn đã vậy..."
"Gia đình lớn" của Người, của cách mạng là nhân dân, là đại dân tộc Việt Nam. Người đã bỏ qua những niềm hạnh phúc riêng của mình mà dành trọn cuộc đời cho những niềm hạnh phúc lớn lao hơn. Cuộc đời của Người mồ côi mẹ từ năm lên chín., mười năm sau giã biệt người cha già, ra đi tìm đường cứu nước, anh mất rồi chị mất, Bác đều không có điều kiện chăm lo. Dù rất quý trọng tình cảm gia đình, dù biết rằng sự lựa chọn nào cũng mất mát nhưng Bác - con người vĩ đại của dân tộc - đã lựa chọn một cuộc sống không chỉ cho riêng bản thân mà cho mọi người, mọi tầng lớp, mọi giai cấp. Có thể, giây phút nào đó bất chợt trong đời Người, Bác của chúng ta đã đối mặt với sự cô đơn của một người xa xứ, xa gia đình nhưng điều tuyệt vời nhất là Bác đã để lại những tình cảm lớn hơn sưởi ấm lòng mình, là động lực giúp con người Hồ Chí Minh vươn lên, vượt lên tất cả. Con người ấy, vốn chẳng phải thần thánh mà chỉ đơn giản là một con người có tầm vóc cao quý và một trái tim vô biên với dân tộc, với thế giới.
Ngày mà Người vĩnh viễn ra đi với hồn thiêng sông núi, câu cuối cùng mà Người gửi lại cho Đảng, cho dân tộc: Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dânnnn. Chữ dânnnn luôn ở vị trí trung tâm trong Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Và chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài vị Chủ tịch Nước bất tử trong lòng mỗi người con Việt Nam.
Ngày hôm nay, tôi đang viết những lời cảm nhận chân thành nhất về Người Cha kính yêu của nhân dân Việt Nam trong tư thế của thế hệ trẻ năng động, hội nhập. Từ bé, trong tôi đã thấm nhuần lời dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháuuuuuuu. Học tập và sống tốt. Đó là điều duy nhất tôi có thể làm và làm tốt. Chỉ cần biết cố gắng, gìn giữ ước mơ hoài bão, vươn tới tương lai bằng chính đôi chân của mình, là một học sinh giỏi, năng động trong các phong trào, thể hiện và chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh của thế hệ trẻ 9X, sống với chính mình, hết mình với cuộc đời bằng tất cả phẩm chất của một con người chân chính. Tôi tin rằng khi tôi làm được, bạn làm được, tất cả chúng ta đều sẽ rất tự hào: Chúng ta là thế hệ trẻ Hồ Chí Minh!
Cuộc sống ngày nay, có những người lãnh đạo mà tôi biết, khoảng cách giữa họ với dân là rất lớn, tiếng nói của dân là rất xa, tâm tư nguyện vọng của dân là một khoảng trắng. Nhưng với Bác kính yêu thì không! Một con người đã khước từ tất cả mọi thứ thuộc về cái "tôi" riêng mà vun đắp cho cái "ta" chung, một con người mà tôi, bạn, nhân dân Việt Nam và cả thế giới phải cúi đầu lẫn quỳ gối
"Trước một trí tuệ vĩ đại,
tôi cúi đầu,
Trước một trái tim vĩ đại
tôi quỳ gối."
 
H

huutuanbc1234

Lá lành đùm lá rách
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã
thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành
đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm
người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình
thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng
hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên
ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì
sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn
cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi
chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói
tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta
nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng
quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt
đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái
vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn
truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt
chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay
lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp
đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu
giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương
như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo
điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh
thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành
công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã
hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương
thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một
phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên
một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ
khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải
được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý
trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương
thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân
ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày
nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ
này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu
đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ
cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà
nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân
tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào
tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng
đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí
làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi
người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh
hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn
ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
H

huutuanbc1234

Lá lành đùm lá rách
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã
thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành
đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm
người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình
thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng
hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên
ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì
sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn
cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi
chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói
tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta
nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng
quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt
đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái
vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn
truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt
chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay
lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp
đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu
giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương
như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo
điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh
thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành
công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã
hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương
thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một
phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên
một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ
khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải
được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý
trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương
thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân
ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày
nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ
này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu
đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ
cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà
nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân
tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào
tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng
đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí
làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi
người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh
hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn
ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
H

huutuanbc1234

Lá lành đùm lá rách
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã
thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành
đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm
người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình
thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng
hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên
ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì
sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn
cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi
chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói
tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta
nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng
quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt
đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái
vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn
truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt
chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay
lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp
đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu
giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương
như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo
điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh
thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành
công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã
hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương
thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một
phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên
một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ
khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải
được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý
trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương
thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân
ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày
nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ
này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu
đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ
cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà
nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân
tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào
tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng
đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí
làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi
người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh
hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn
ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
Top Bottom