Văn Cảm nghĩ về 1 bài thơ mà em yêu thích

duongnguyenpro1990@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng hai 2016
7
0
16
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình cần gấp dàn ý,gợi ý cách làm văn cảm nghĩ hoặc 1 bài hoàn chỉnh để mình tham khảo càng tốt.Mình rất ngại văn cảm nghĩ vì bình thường toàn làm phân tích và nó dễ hơn cảm nghĩ rất nhiều.Mình làm văn cảm nghĩ toàn thành văn phân tích nên rất cần sự giúp đỡ của các bạn :((
Đề bài : Cảm nghĩ về 1 bài thơ mà em yêu thích.
Và mình chọn bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Dàn ý 1:
*Mở bài:
-Dẫn ý vào đề:
“Thân em như con hạt đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Câu ca dao trên là lời than thở của ngươì phụ nữ xưa kia về số phận hẩm hiu mà họ phải cam chịu trong một xã hội bất công.
-Giới thiệu tác giả:
Hồ Xuân Hương- nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.
Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, bà gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ.
-Giới thiệu tác phẩm:
+Bài thơ hay và đẹp bởi nó là tiếng nói chung của người phụ nữ, là tiếng nói của nhà thơ.
+Bài thơ phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.
*Thân bài:
1. Nghĩa thứ nhất:
Mở đầu bài thơ bằng cụm từ “Thân em” nhưng lại giới thiệu cái bánh trôi-> cái bánh dân giã quen thuộc từ nông thôn đến thành thị.
Qua lớp nghĩa thứ nhất, bánh trôi hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà thanh tao.
Bánh trôi có sắc trắng dạng tròn xinh xắn-> cái bánh tròn trịa hay rắn nát đều phụ thuộc vào bàn tay khéo léo hay vụng về của người thợ.
Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết-> có thể dùng để cúng trời đất( Mùng 3 tháng 3 Âm lịch).
2. Nghĩa thứ hai:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
- Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp, đáng yêu -> đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: Người phụ nữ và thân phận của họ.
Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.
Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài-> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.
=> Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
“ Bảy nổi ba chìm vớu nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”
Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối-> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận” Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.
Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.
Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.
=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ-> Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “ tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.
Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.
Nó nói lên bản lĩnh của phận “ nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.
=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.
Kết bài:
-Em yêu thích bài thơ này và rất khâm phục tài năng của Hồ Xuân Hương.
-Hồ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có-> đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam.
-Bà rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thận phận chìm nổi của họ.
~>Điều đó khiến thơ bà sống mãi trong lòng người đọc.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
* Dàn ý 2:'
. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b. Thân bài:
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”.
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son”
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ.
c. Kết bài
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.

Nguồn: HMF
 

duongnguyenpro1990@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng hai 2016
7
0
16
Dàn ý 1:
*Mở bài:
-Dẫn ý vào đề:
“Thân em như con hạt đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay”
Câu ca dao trên là lời than thở của ngươì phụ nữ xưa kia về số phận hẩm hiu mà họ phải cam chịu trong một xã hội bất công.
-Giới thiệu tác giả:
Hồ Xuân Hương- nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX.
Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, bà gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ.
-Giới thiệu tác phẩm:
+Bài thơ hay và đẹp bởi nó là tiếng nói chung của người phụ nữ, là tiếng nói của nhà thơ.
+Bài thơ phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.
*Thân bài:
1. Nghĩa thứ nhất:
Mở đầu bài thơ bằng cụm từ “Thân em” nhưng lại giới thiệu cái bánh trôi-> cái bánh dân giã quen thuộc từ nông thôn đến thành thị.
Qua lớp nghĩa thứ nhất, bánh trôi hiện lên với vẻ đẹp giản dị mà thanh tao.
Bánh trôi có sắc trắng dạng tròn xinh xắn-> cái bánh tròn trịa hay rắn nát đều phụ thuộc vào bàn tay khéo léo hay vụng về của người thợ.
Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết-> có thể dùng để cúng trời đất( Mùng 3 tháng 3 Âm lịch).
2. Nghĩa thứ hai:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
- Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp, đáng yêu -> đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muốn nói: Người phụ nữ và thân phận của họ.
Câu thơ vang lên chan chứa niềm tự hào của người phụ nữ về nhan sắc trời cho “vừa trắng lại vừa tròn”.
Không chỉ ca ngợi nhan sắc mĩ miều, hấp dẫn bên ngoài-> lời thơ còn khẳng định tâm hồn đức hạnh bên trong, cái khiêm nhường duyên dáng của người phụ nữ.
=> Nhìn chiếc bánh trôi xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.
“ Bảy nổi ba chìm vớu nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”
Một nghệ thuật rất thành công trong bài thơ là biện pháp đảo thành ngữ,nghệ thuật đối-> Đối lập giữa vẻ đẹp tâm hồn với số phận” Bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”…mà họ phải chịu đựng.
Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất hạnh.
Xã hội phong kiến bất công xưa kia đã chà đạp, tước đi quyền sống hạnh phúc của người phụ nữ.
Trong gia đình, họ luôn là kẻ bị lệ thuộc, có khi còn bị coi là vật sở hữu.
=> Thật thương xót cho người phụ nữ xưa kia!
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Kết thúc bài thơ là một hình rất đẹp: “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
Câu thơ khẳng định một lần nữa vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ-> Dẫu trong hoàn cảnh đau khổ đến mức nào, họ cũng vượt lên số phận “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” để giữ trọn vẹn “ tấm lòng son” thủy chung, trong sáng.
Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào.
Nó nói lên bản lĩnh của phận “ nữ nhi”, mảnh mai nhưng không yếu đuối.
=> Thật tự hào về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bao thế hệ.
Kết bài:
-Em yêu thích bài thơ này và rất khâm phục tài năng của Hồ Xuân Hương.
-Hồ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có-> đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam.
-Bà rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thận phận chìm nổi của họ.
~>Điều đó khiến thơ bà sống mãi trong lòng người đọc.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
* Dàn ý 2:'
. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
b. Thân bài:
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”.
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”.
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son”
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ.
c. Kết bài
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.
Nguồn: HMF
Mình đã thử tra mạng rất nhiều và toàn ra mấy bài kiểu phân tích :v và đây là văn cảm nghĩ,cảm nhận chứ phân tích không thì dễ rồi
 

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố", rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh.
Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh "hương ổi" bay phảng phất trong gió se. Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Quen thuộc vì nó là hương thơm thường gắn liền với đồng quê, thôn xóm của người Việt, rất dân dã, mộc mạc. Nhưng nếu trong thơ xưa, các nhà thơ khi miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay bông hoa cúc vàng rực rỡ, một chiếc lá vàng khô... thì ở đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc của sự chuyển giao mùa hạ sang thu là hương ổi. Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh thu của nhà thơ. Hương thơm ngát của ổi chín đã đượctác giả miêu tả qua động từ "phả". Từ "phả" diễn tả một mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. "Gió se" là một loại gió chỉ có trong mùa thu, hơi khổ, se se lạnh. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.
Mùa thu tới không chỉ có gió, có hương ổi mà còn có cả làn sương. Không gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Ngõ ở đây vừa là ngõ thực của thôn làng, ngõ xóm; lại vừa là ngõ cửa của thời gian như chao nghiêng ranh giới giữa hai mùa, mùa hạ thì chưa muốn qua mà mùa thu thì chưa muốn tới.
Cảm xúc trước của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu đã được tác giả diễn tả qua từ "bỗng", thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện ra những tín hiệu đó. Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lòng ra mà đón nhận bằng tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả đi đến kết luận: "Hình như thu đã về". Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của tâm hồn. "Hình như" là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này không chỉ phù hợp với cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu vô hình, không có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu.
Nếu như khổ thơ đầu, không gian thu được co hẹp trong một không gian rất gần và hẹp thì tới khổ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ với tầm nhìn cao và xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Hình ảnh dòng sông được nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng", tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Dường như, dòng sông cũng ngập ngừng như muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu. Ngược lại với sự "dềnh dàng" của dòng sông là trạng thái "vội vã" của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu. Nghệ thuật đăng đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, rất chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho không gian thu trở nên rộng mở hơn, rất khoáng đạt.
Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động "vắt nửa mình". Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ - thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng. Chắc chắn Hữu Thình phải là một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật thì mới tạo nên câu thơ viết về mùa thu đẹp, lãng mạn đến như vậy.
Từ những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và những rung động mãnh liệt trước những phút giây giao mùa vào thu ở khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Nhà thơ thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những thay đổi về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những hiện tượng thời tiết của mùa hè nhưng trong khoảnh khắc giao mùa này đã có sự đổi thay về mực độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu, không còn gay gắt như còn ở giữa mùa hạ; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Sấm chớp kéo theo những cơn dông lốc dữ dội cũng bớt đi, cũng trở nên thưa thót hơn nhiều. Những từ như "vẫn còn", "vơi dần", "cũng bớt" đã có tác dụng diễn tả những hiện tượng của tự nhiên đó (sấm, mưa, nắng) đã giảm đi về mức độ và cường độ khi trời đất đang giao mùa cuối hạ, đầu thu rất nhẹ nhàng, khó nhận biết. Thế nhưng, với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ đã phát hiện ra sự chuyển biến đó của thiên nhiên, vũ trụ.
Từ hiện tượng của tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
"Sấm" là hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho những tác động của ngoại cảnh với những biến động của cuộc đời. "Hàng cây đứng tuổi" là những cành cây lâu năm, cành lá sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vô cùng chắc chắn. Những hàng cây này đã trải qua biết bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất. Và nó biểu trưng cho những con người từng trải đã đi qua biết bao nhiêu những khó khăn, vất vả, hiểm nguy trên đường đời. Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời con người: con người từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những thử thách trong cuộc đời. Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy nhưng Hữu Thỉnh đã tự cho rằng mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả; với biết bao nhiêu tang tóc, hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt... nên đã rèn luyện cho nhà thơ một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu với mọi biện động bất thường mà cuộc sống sẽ xảy ra. Đặt câu thơ "sấm cũng bớt bất ngờ" vào trong một hệ thống các câu thơ ở khổ một, hai như làn "sương chùng chình qua ngõ" và "vắt nửa mình sang thu", người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi nhận ra sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự "sang thu" của đời người...
Bài thơ được viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm đã có tác dụng diễn tả những trạng thái của cảnh vật và sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời khi bắt đầu sang thu. Đọc xong bài thơ, chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh, đồng thời thấy được tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ.
 

Linh Junpeikuraki

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng sáu 2018
1,992
2,111
321
Thái Bình
THPT
Có lẽ, trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa thu thường gợi cảm hứng cho thi ca, nhạc họa nhiều nhất. Ta có thể bắt gặp chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư hay "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... và cũng viết về đề tài mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh với thi phẩm "Sang thu" đã có những cảm nhận về phút giây giao mùa chuyển từ cuối hạ sang đầu thu thật mới mẻ, tinh tế, nhẹ nhàng. Bài thơ được sáng tác năm 1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố", rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ nhỏ nhẹ, thiết tha, sâu lắng của Hữu Thỉnh.
Mở đầu bài thơ là những cảm nhận ban đầu trước những tín hiệu dịu nhẹ lúc sang thu trong một không gian thu rất gần và hẹp:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Tín hiệu đầu tiên báo hiệu thời khắc của sự giao mùa từ cuối hạ sang thu là hình ảnh "hương ổi" bay phảng phất trong gió se. Hương ổi chín thơm ấy, vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ. Quen thuộc vì nó là hương thơm thường gắn liền với đồng quê, thôn xóm của người Việt, rất dân dã, mộc mạc. Nhưng nếu trong thơ xưa, các nhà thơ khi miêu tả cảnh thu thường gắn liền với ao thu, bầu trời thu hay bông hoa cúc vàng rực rỡ, một chiếc lá vàng khô... thì ở đây, Hữu Thỉnh lại cảm nhận tín hiệu ban đầu báo hiệu thời khắc của sự chuyển giao mùa hạ sang thu là hương ổi. Điều đó đã tạo nên sự mới mẻ trong cách cảm nhận và miêu tả cảnh thu của nhà thơ. Hương thơm ngát của ổi chín đã đượctác giả miêu tả qua động từ "phả". Từ "phả" diễn tả một mùi hương nồng nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. "Gió se" là một loại gió chỉ có trong mùa thu, hơi khổ, se se lạnh. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.
Mùa thu tới không chỉ có gió, có hương ổi mà còn có cả làn sương. Không gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu. Ngõ ở đây vừa là ngõ thực của thôn làng, ngõ xóm; lại vừa là ngõ cửa của thời gian như chao nghiêng ranh giới giữa hai mùa, mùa hạ thì chưa muốn qua mà mùa thu thì chưa muốn tới.
Cảm xúc trước của nhà thơ trước những tín hiệu mùa thu đã được tác giả diễn tả qua từ "bỗng", thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, bất ngờ khi phát hiện ra những tín hiệu đó. Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lòng ra mà đón nhận bằng tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả đi đến kết luận: "Hình như thu đã về". Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của tâm hồn. "Hình như" là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc chắn, vẫn còn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này không chỉ phù hợp với cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của mùa thu đều là những tín hiệu vô hình, không có hình khối, màu sắc rõ ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu.
Nếu như khổ thơ đầu, không gian thu được co hẹp trong một không gian rất gần và hẹp thì tới khổ hai, không gian thu đã được mở rộng về biên độ với tầm nhìn cao và xa hơn, từ mặt đất lên bầu trời:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Hình ảnh dòng sông được nhân hóa qua từ láy "dềnh dàng", tức là chậm chạp, thong thả. Dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp chảy trước những cơn mưa lũ của mùa hạ nữa mà thay vào đó, nó trở nên lắng lại, từ từ, nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Dường như, dòng sông cũng ngập ngừng như muốn níu kéo mùa hạ, chưa muốn sang mùa thu. Ngược lại với sự "dềnh dàng" của dòng sông là trạng thái "vội vã" của cánh chim đang mải miết bay đi tránh rét khi chúng bắt đầu cảm nhận được cái se se lạnh của tiết trời đầu thu. Nghệ thuật đăng đối ở hai câu thơ đầu tạo nên hình ảnh thơ thật đẹp, rất chỉnh, giàu tính chất tạo hình, đồng thời làm cho không gian thu trở nên rộng mở hơn, rất khoáng đạt.
Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động "vắt nửa mình". Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới chao nghiêng giữa hai mùa hạ - thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế, nhẹ nhàng. Chắc chắn Hữu Thình phải là một ngòi bút tài năng, một tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiết tha với thiên nhiên tạo vật thì mới tạo nên câu thơ viết về mùa thu đẹp, lãng mạn đến như vậy.
Từ những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và những rung động mãnh liệt trước những phút giây giao mùa vào thu ở khổ một, hai, nhà thơ chuyển sang giọng điệu suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi."
Nhà thơ thật tinh tế và nhạy cảm khi phát hiện ra những thay đổi về mặt thời tiết. Vẫn là sấm, mưa, nắng, những hiện tượng thời tiết của mùa hè nhưng trong khoảnh khắc giao mùa này đã có sự đổi thay về mực độ. Cái nắng nóng chói chang của mùa hạ đã dần nhạt màu, không còn gay gắt như còn ở giữa mùa hạ; những cơn mưa rào bất chợt ào ào kéo đến cũng đã vơi dần đi. Sấm chớp kéo theo những cơn dông lốc dữ dội cũng bớt đi, cũng trở nên thưa thót hơn nhiều. Những từ như "vẫn còn", "vơi dần", "cũng bớt" đã có tác dụng diễn tả những hiện tượng của tự nhiên đó (sấm, mưa, nắng) đã giảm đi về mức độ và cường độ khi trời đất đang giao mùa cuối hạ, đầu thu rất nhẹ nhàng, khó nhận biết. Thế nhưng, với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ đã phát hiện ra sự chuyển biến đó của thiên nhiên, vũ trụ.
Từ hiện tượng của tự nhiên, nhà thơ suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời:
"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi"
"Sấm" là hình ảnh ẩn dụ, biểu trưng cho những tác động của ngoại cảnh với những biến động của cuộc đời. "Hàng cây đứng tuổi" là những cành cây lâu năm, cành lá sum suê, rễ cắm sâu xuống lòng đất vô cùng chắc chắn. Những hàng cây này đã trải qua biết bao nhiêu mùa bão giông với những biến thiên của trời đất. Và nó biểu trưng cho những con người từng trải đã đi qua biết bao nhiêu những khó khăn, vất vả, hiểm nguy trên đường đời. Như vậy, bằng nghệ thuật ẩn dụ, nhà thơ thể hiện sự suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời con người: con người từng trải sẽ trở nên vững vàng hơn trước những thử thách trong cuộc đời. Lúc viết bài thơ này, Hữu Thỉnh mới chỉ hơn ba mươi tuổi, ấy vậy nhưng Hữu Thỉnh đã tự cho rằng mình là người từng trải. Có lẽ điều này xuất phát từ hoàn cảnh của ông xuất thân từ một người lính, đã trải qua biết bao nhiêu là khó khăn, gian nan, vất vả; với biết bao nhiêu tang tóc, hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt... nên đã rèn luyện cho nhà thơ một bản lĩnh cứng cỏi và nghị lực vươn lên, dám đương đầu với mọi biện động bất thường mà cuộc sống sẽ xảy ra. Đặt câu thơ "sấm cũng bớt bất ngờ" vào trong một hệ thống các câu thơ ở khổ một, hai như làn "sương chùng chình qua ngõ" và "vắt nửa mình sang thu", người đọc chợt nhận ra sự lưu luyến muốn níu kéo thời gian của nhà thơ khi nhận ra sự sang thu của tạo vật cũng chính là sự "sang thu" của đời người...
Bài thơ được viết theo thể năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giàu sức gợi , ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm đã có tác dụng diễn tả những trạng thái của cảnh vật và sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của thi nhân trước thiên nhiên, vũ trụ đất trời khi bắt đầu sang thu. Đọc xong bài thơ, chúng ta thấy được sự mới mẻ trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh, đồng thời thấy được tình yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước sâu sắc của nhà thơ.
thêm phần mở rộng đánh giá nhé cậu
bài viết này thường nhìn chung cx k đặc sắc
ăn điểm ở phần đánh giá nhé
Mở bài của cậu hay ..nếu viết chung chung thêm 1 xíu thì dễ làm tò mò hơn phần sau
 
  • Like
Reactions: Timeless time

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
thêm phần mở rộng đánh giá nhé cậu
bài viết này thường nhìn chung cx k đặc sắc
ăn điểm ở phần đánh giá nhé
Mở bài của cậu hay ..nếu viết chung chung thêm 1 xíu thì dễ làm tò mò hơn phần sau
cậu chắc thành chuyên văn mất:D:D:D
 
Top Bottom