cãm nghĩ tác phẩm văn học

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Các bn giup mik lam cãm nghĩ tác phẩm văn học "CẢNH KHUYA"(ko lấy văn mẫu)mik cần gấp:):):r2
:r2

Bạn cần phân tích được các ý chính sau đây:
Giới thiệu chung:
- Về đề tài: trăng là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ, đặc biệt thường hay xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh (nhà văn Hoài Thanh từng viết "thơ Bác đầy trăng")
- Là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, có nhịp thơ sáng tạo, thay đổi linh hoạt, viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 trong cuộc chiến tranh Đông Dương, bởi chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Bài thơ đã thể hiện, làm nổi bật nên được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với khát khao giành lại độc lập cho tổ quốc trong con người của HCM, vẽ nên một bức tranh mang vẻ đẹp hài hòa hữu tình, sống động nhưng vẫn có những nét chống phá, thể hiện rõ nét hình ảnh con người Việt Bắc.

Mình sẽ chia thành hai phần, hai câu đầu và hai câu cuối nhé:
A. Hai câu đầu: Cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc:
1/ Câu thứ nhất:
- Dùng phép tu từ so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát xa", "tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng", làm tiếng suối trở nên ấm áp, gần gũi hơn với con người; làm bớt đi sự quạnh vắng, hoang vu trong không gian, tăng thêm vẻ sống động, tươi vui.
- Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả (động), vắng lặng trong đêm chiến khu (tĩnh).
2/ Câu thứ hai:
- Tác giả đã dùng rất nhiều các hình ảnh tiêu biểu như: cổ thụ, ánh trăng, hoa lá lớp lớp nhiều tầng...
- Từ "lồng" được điệp lại 2 lần, miêu tả ánh trăng thực sáng và đẹp, xuyên qua, len lỏi qua từng lớp cây lá hoa, tạo nên khung cảnh rất lung linh, huyền ảo nhưng chân thật: "bóng của muôn loài cây cỏ đan lồng vào nhau". Ánh trăng này là ánh trăng thi vị lãng mạn, như đã hòa quyện, bầu bạn cùng thiên nhiên cây cỏ.
- Trong câu thơ có phép tiểu đối, tạo nên sự cân xứng trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy tinh thần lãng mạn, cái chất văn chương độc đáo của tác giả
B. Hai câu cuối: Tâm hồn thi sĩ thanh cao trong con người Bác, con người luôn hết mình vì đất nước.
- Hai câu thơ cuối cùng này, là một bản lề của cánh cửa mở ra hai phía trong tâm trạng của HCM. Bác không chỉ xúc động, không ngủ được trước cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tâm hồn thi sĩ vút cao thả hồn theo đó, mà còn vì nỗi lo lắng cho cuộc chiến còn nhiều khó khăn gian khổ, đất nước bị xé thành từng mảnh, bao người đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích...
- Điệp ngữ vòng "chưa ngủ" nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu thiên nhiên cao đẹp và tình yêu đất nước vô hạn hòa quyện trong tâm hồn của HCM. Trái tim HCM "luôn thổn thức", không tài nào bình yên đi vào giấc ngủ, không chỉ một lần, mà còn rất rất nhiều lần.

Mình tham khảo một chút về các lời bình cho tác phẩm cảnh khuya, còn lại tự làm hết. Chúc bạn học tập tốt nhé!
 
Top Bottom