"Cảm nghĩ của anh (chị) về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn."

V

vnhatmai26

Đã là người Việt thì ai mà lại không thuộc nằm lòng cái câu ca dao này :



“Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”



Hết đề tài rồi hay sao mà đem chuyện cái “Ao Ta” ra nói. Có gì trong cái “ao” để mà nói!? Rồi “Đạo Ta” nào ở trong “ao” đó nữa ? Chắc là cái ông này bị bà đồng, bà bóng gì ám rồi, cho nên mới thấy Đạo lung tung như thấy ma, từ trên “cây cao” xuống tới “dưới ao”!



Còn ai mà không hiểu cái ý nghĩa của câu dao này, có gì đâu để mà diễn giải !? Ai lại không biết cái nghĩa của nó muốn nói là : khuyên mình yêu nước thương nhà, hoặc quá lắm là khuyên mình nên tìm về nguồn gốc của mình để hiểu biết văn hóa và phong tục truyền thống để cho mình đừng có bị vong bản, vong thân, chớ có gì khác nữa đâu để mà nói !



Hễ nghe nói tới “tắm ao” là bạn đã liên tưởng đến dân nghèo, dân quê rồi, mà ở đây lại bảo là “dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, thì điều đó lại càng chứng tỏ thêm là dân ngu nói bậy, thiếu học thức, thiếu căn bản vệ sinh, cho nên mới nói như vậy. Đã là nước ao, tức là nước đọng, vừa dơ, vừa đục, mà lại bảo là “ao nhà vẫn hơn”, thì có phải là quá vô lý không?!

Có lẽ bạn nghĩ ai mà đặt ra cái câu ca dao này thì người đó chắc chắn là ở nhà quê, thất học, nên không có đầu óc của khoa học kiểm chứng và kỹ thuật thường nghiệm, chớ nếu là ông nho sĩ thời xưa, hay thời nay là bác sĩ, tiến sĩ, kỹ sư…như đa số trí thức chúng ta bây giờ, ở hải ngoại hay trong nước, thì không đời nào có ai mà nói vô lý như vậy !



Còn nếu để nói với ý nghĩa yêu nước thương nhà, thì có lẽ bạn cũng nghĩ, làm sao có thể yêu nước mình được khi mà còn thằng cộng sản với cái miệng hô hào Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc, mà trong khi đó với hai tay của nó, thì một tay hối lộ, bóc lột, tịch thu, còn một tay thì bưng bít, bắt bớ, bắn bỏ. Và với hai chân của nó, một chân thì đạp đổ Tự Do, một chân thì chà đạp Nhân Quyền, với chế độ độc tài, độc đảng. Đó là chưa nói đến cái sự nghèo nàn, dơ dáy, chậm tiến, hủ lậu, phong kiến và đủ thứ tệ đoan xã hội như hối lộ, buôn lậu, buôn gái quê, bán con nít, gian lận, cướp bóc, mãi dâm, sì ke, ma tuý, siđa,…, thì thử hỏi nước mình có cái gì hay, cái gì đẹp đâu để mà yêu, để mà thương, như vậy thì làm sao mà bảo ai yêu nước thương nhà nổi !? Bạn nói rất đúng với cái óc khoa học kỹ thuật, và cái nhìn phân tích tổng hợp của bạn không có chỗ chê.



Nhưng thú thật với bạn tôi là người đã từng sống ở nhà quê, đã đi chăn bò và cỡi trâu lúc nhỏ và cũng còn nhớ cái thú tắm ao; nên câu ca dao này đối với tôi thật là chí lý, vì nó là cái la bàn chỉ hướng để dẫn tôi đến Đạo. Vì chỉ là quê mùa ít học, nên tôi chỉ có chút ý nghĩa để chia sẻ ở đây với bạn cái CẢM giác tắm ao, nó rất là độc đáo KHÔNG thể tả !



Mà cần gì phải tả, vì tắm mà ai lại không biết ! Nhưng ở đây tôi muốn nói không phải là tắm “búp sen” (douche, shower) mà là “tắm ao”, vì tắm ao cũng giống như bạn tắm hồ bơi (piscine), nghĩa là bạn có thể hụp lặn, và bơi lội, nên chính vì vậy mà trẻ con ở nhà quê rất thích. Nhưng hụp lặn và bơi lội thì có liên quan gì với Triết hay Đạo trong đó ?



Thưa vì là những chữ : “Ta về ta tắm ao ta”.

Ta ở đây có nghĩa là Con của Trời Đất, tức là Con Người, như ông bà mình đã nói qua câu ca dao :

“Ở đâu mà chẳng biết ta

Ta con ông Sấm, cháu bà Thiên Lôi.”



Ta còn nói lên ý nghĩa tự do độc lập và đó là nền tảng của “nhân chủ ”. “Nhân chủ ” có nghĩa là làm chủ lấy mình, hay còn nói là tự chủ, mà hễ là chủ tức là phải có hiểu biết, phải có khả năng, phải có tư cách. Mà (tư) cách gì nếu không phải là cách “nhân hòa”, vì đó là một trong ba cái “tài”, tức “thiên tài, địa tài, nhân tài ”. Và chỉ khi con người tài tác tận tới chiều kích vô biên của Trời Đất Vũ Trụ, con người mới đúng là nhân tài, và mới thật sự là nhân chủ. Vì vậy ông bà mình mới dùng hình ảnh con cò với những cá tính độc đáo của nó để diễn tả nền “nhân chủ” độc nhất vô nhị của Việt tộc, với câu ca dao :

“Cò tôi bay lả bay la

Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng

Cha mẹ sinh đẻ tay không

Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cái thân tôi

Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con.

Một mai khôn lớn vuông tròn

Rủ nhau bay khắp nước non xa gần

Kiếm mồi tự lập lấy thân

Vẻ vang hãnh diện cho dân con cò.”



và về cũng có nghĩa là trên Trời rớt xuống (thiên sinh) :

“Xưa kia ta ở trên trời

Đứt dây rơi xuống làm người thế gian.”



thêm với cái nghĩa là bỏ cái chỗ ở ngoài hay xa nhà để trở vô (vào) nhà mình, tức là trước đó ta đã bỏ nhà, bỏ xứ ra đi vì một lý do nào đó, nhưng đến một lúc nào đó, ta cảm thấy cần trở về nhà... , nghĩa là cần trở về Tâm để nghe tiếng thinh lặng trong Tâm.



Còn tắm ở đây nghĩa là thay đổi trạng thái, là biến “dịch” làm cho dơ bẩn ra sạch sẻ, cho nóng nực ra tươi mát, cho hôi hám ra thơm tho, cho mệt mỏi ra khỏe khoắn... Nói “tắm ao”, người ở nhà quê còn nói là “tắm bùn”, cho nên tiếng Việt mình cũng có tiếng ao bùn, như : “Đánh bùn sang ao.”



Và bùn là chất được lắng đọng của đất núi, đất sét, sau khi bị cuốn trôi chảy bởi nước mưa, nước suối hay bị khuấy trộn bởi nước ao hồ, giống như muối là chất kết tinh của nước biển, thiết yếu cho sự bồi dưỡng của cơ thể; và nếu bạn biết quan sát, bạn đã thấy những con vật có thân hình to lớn như con trâu, hay con voi lại rất thích tắm bùn. Gần đây, người ta mới khám phá theo khoa học phân chất và tìm thấy trong bùn có những chất muối thiên nhiên, với tính chất có ích lợi cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, hiện nay ở miền cát trắng Nha-Trang, sau Tháp Bà khoảng vài ba cây số đi sâu theo chân núi, có một suối nước nóng đã được khai thác độ 10 năm nay, và là nơi tắm bùn nổi tiếng ở Việt-Nam, mà rất nhiều du khách trong và ngoài nước cũng đã đến đây để tắm. Và cách đây không lâu tôi cũng đã cảm nghiệm khi ngâm mình vào bùn ở đó hơn một lần, cho nên tôi mới dám nói với bạn cái tính chất bồi dưỡng cơ thể rất hiệu quả và độc đáo của bùn.



Cái ao thường là một cái hồ với hình dạng tròn, được đào xuống đất, ở gần chỗ có mạch nước hay suối nước, dùng để chứa nước để tưới rau, tưới cây ăn trái trong việc trồng trọt ở vườn tược. Ở đây, nghĩa của cái ao biểu tượng Trời Tròn, và nằm dưới Đất Vuông, là ý nghĩa Vuông Tròn, là ý nghĩa Âm Dương Song Hành với Lưỡng Nhất Tính, là ý nghĩa của Trời Đất Giao Hòa để sinh ra Nước là yếu tố căn bản cho sự Sống hữu hình của Con Người và Vạn Vật.

Nhưng ao ta ở đây cũng phải hiểu nghĩa là cái TÂM của mình, nghĩa là phải dùng ý, chí, trung đem tất cả cái tình của con người về Tâm để cho nó lắng đọng và kết đọng, để biến đổi cái tiểu ngã của mình thành Đại Ngã.



Còn “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”, với ý nghĩa :

Trong và Đục là hai trạng thái tĩnh và động của nước. Vì “ao” tức là hồ không có lót gạch như hồ tắm hồ bơi (piscine), nên khi tắm, mình làm nước xao động và quậy bùn trồi lên, nên nước trở thành đục. Khi nước hết bị động thì bùn và chất dơ lắng xuống thì nước lại trong. Trạng thái động và tĩnh của nước trong ao cũng giống như tình trạng xao động và lắng đọng của cái TÂM con người. Đục là xao động, xáo trộn, bởi đủ thứ...hỉ, nộ, sân, si, ái, ố,... và bởi đủ thứ duy ... duy lý, duy vật, duy tâm, v.v... Còn Trong là lắng đọng, là thinh lặng, là TRỐNG rỗng, thì lúc đó cái TÂM mới biến thành Tâm Linh Đại Ngã để đạt tới chiều kích vô biên.



Và “ao nhà” ở đây phải hiểu là Con Người mình, nghĩa là khi mà mình hiểu biết tường tận mình là gì, là ai, để làm gì, bằng cách nào, sẽ ra sao, v.v... tức là phải nhận thức và ý thức được cái “tận, kỳ, tính”, tức là cái bản chất và tính chất độc đáo của Con Người qua cái câu của Việt nho :

“Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí”: người là cái đức của trời đất, là giao điểm của âm dương, là nơi quỷ thần tụ hội, là cái khí tinh tế của ngũ hành.

Cho nên nghĩa vụ của mỗi người là phải trở nên mình, mà trở nên mình là trở nên độc nhất vô nhị. Vì vậy ông bà mình mới nói :

“Biết ai than thở sự tình

Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi.”



Thì vẫn hơn, vẫn nghĩa là tiếp tục, là mãi mãi; và hơn là trổi vượt, là siêu việt để đạt tới chiều kích vô biên. Nghĩa là nếu mình nhận thức, ý thức và hành thức đến Tận cùng của cái Kỳ, tức là cái tính chất độc nhất vô nhị của mỗi con người với ý, tình, chí, và nếu biết để cho tất cả lắng đọng vào TÂM, để biến thành Đại Ngã Tâm Linh, thì đó là Tâm Tính, là Tâm của vũ trụ, vì theo cơ cấu Tam Tài với : “Thiên sinh, Địa dưỡng, Nhân hòa” hay “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, thì với câu :

“Nhân giả kỳ thiên địa chi tâm dã”: người chính là cái tâm của trời đất. Cho nên theo lối hiểu của Việt nho “tâm tôi là vũ trụ, vũ trụ là tâm tôi”, nghĩa là “có tôi mới có vũ trụ, và có vũ trụ mới có tôi”. Nếu vũ trụ vô biên thì tâm tôi cũng vô biên, tức vượt tầm vóc của tiểu ngã, và thành Đại Ngã.

Tuy vậy muốn đạt tới Đại Ngã phải đi qua tiểu ngã, nghĩa là phải đi qua tình, vì tình giống như khí thở, nếu không có nó con người không thể sống. Tình là mối nhợ cho tất cả mọi liên hệ tình cảm của con người với trời đất vạn vật, và là đầu giây cho tất cả những mối tình lãng mạng, cũng như nồng nàn sâu đậm, hay điên cuồng giữa nam nữ để dẫn đến tình yêu.

Vì vậy, tình phải được thể hiện nơi con người tiểu ngã, và với yếu tố siêu hình của thời gian là năng lực (hoạt lực) của Trời Đất, sẽ được dẫn về Tâm, và tại trung Tâm, tình sẽ được thấm và kết tinh thành “tâm tình“và để linh đọng thành Đức, để làm biến đổi cái tiểu ngã của con người thành Đại Ngã Tâm Linh. Cho nên tình người chính là con đường dẫn tới Tâm Linh, cũng là con đường hiện thực chiều kích đại ngã của con người.


(NGUỒN :VIỆN NGHIÊN CỨU VIỆT NHO VÀ ĐÔNG NAM Á)
 
M

mosoco_yumi_73

Có nghĩa là:Nhắc nhở con người luôn phải nhớ mãi về cội nguồn của mình,yêu nước thương con người khổ
,nghèo của nước nhà.Dù có đi đâu xa xôi hay làm ăn phát đạt,giàu có cũng phải mang ơn người có công sinh thành nuôi dưỡng ta nên người,nhớ về nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người dân Việt Nam.Cũng giống câu: "Dù đi đâu, nhà ta là tốt nhất".
Đơn giản là:con dân Việt Nam,phải yêu nước Việt Nam,Ai sinh thành nên ta thì phải khắc công ơn vào lòng, tâm và ghi nhớ mãi công ơn lớn lao mà họ đã hi sinh cho ta.
 
Top Bottom