Cẩm nang vật lý. .... (đáng xem)

N

ngaynanglen1184

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1.
Điện năng được truyền từ trạm phát đến tải tiêu thụ bằng đường day một pha . Để giẳm hao phí trên đường dây từ 25% đến 1% thì cần phải tăng điện áp truyền tải lên bao nhiêu lần ? Biết công suất truyền đến tải tiêu thụ không đổi : Hệ số công suất là 1
A. 4.35
B. 4.15
C. 5
D. 5.15

Một trong những vấn đề thường gặp với khá nhiều người, đó là biện luận bài toán mạch kín.

mời mọi ngưòi cùng chia sẻ về kinh nghiệm giải quyết, áp dụng cho một bài toán cụ thể.
Bài 2.
Có 2 hộp kín, mỗi hộp có 2 đầu ra, 1 hộp chứa trở, hộp kia chứa tụ
Chỉ dùng ampe kế xoay chiều, 1 nguồn xoay chiều có U hiệu dụng ko đổi và 1 cuộn thuần cảm --> xác định hộp chứa tụ
Bài 3.

có hộp kín X và Y có tính chất khác nhau mà trong mỗi phần tử chứa 2 trong 3 phần tử R,L,C mắc nối tiếp. khi lần lượt mắc vào hai đầu mỗi hộp kín hieuj điện thế
gif.latex
(V) thì cường độ dòng điện chạy qua và công suất là I và P . đem nối tiếp X và Y duy trì với hiệu điện thế như trên thì dòng chạy qua cũng là I, công suất tiêu thụ lúc đó.
A P
B 1.5P
C 2P
D không đủ dữ kiện
 
N

nganha846

Bài 2:

Đầu tiên nối nguồn với hai hộp, sau đó ngắt nguồn ra. Nếu là tụ điện thì nó sẽ tích cho mình một điện lượng Q.

Sau đó nối lần lượt 2 hộp với ampe kế và cuộn cảm.

Hộp điện trở sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

Ở hộp có tụ, khi nối với cuộn cảm nó sẽ hình thành mạch dao động L-C. Sẽ có dòng điện chạy qua Ampe kế nên kim ampe kế sẽ bị lệch.

Bài 3.

Ta đã biết công suất chỉ bị tiêu thụ trên điện trở. Khi mắc lần lượt vào từng hộp, cả hai hộp điều tiêu thụ công suất chứng tỏ trong hai hộp đều có điện trở, mà [TEX]P = I^2R[/TEX], I bằng nhau chứng tỏ điện trở trong hai hộp đó bằng nhau.
Nếu mắc nối tiếp thì [TEX]R' = 2R[/TEX]

[TEX]P' = R'I^2 = 2P[/TEX]
 
N

ngaynanglen1184

Cách làm của bạn rất hay và chính xác.
Bài 2.
Nhưng mình xin có chút ý kiến trao đổi thế này.
dùng mạch điện xoay chiều để nạp điện cho tụ điện, cái này hên nhiều hơn xui???
mình nghĩ có thể mắc ampe kế với tất cả các dụng cụ đó, qua tính toán có thể xác định được chứ
Mong bạn chia sẻ chút kinh nghiệm chinh chiến dạng này cho mọi người :D
 
N

nganha846

Bạn nói cũng đúng. Mình quên mất là nguồn xoay chiều không có nạp điện cho tụ được.

Ầy, bài này không xớn xác được rồi.

Gọi 2 hộp đó lần lượt là A và B. Ta lắp lần lượt ampe kế với L, A để đo [TEX]I_L, I_A[/TEX] và từ đó suy ra [TEX]Z_L, Z_A[/TEX]

Giả sử đo được [TEX]Z_A = nZ_L[/TEX]

Ta lắp lần lượt L với A và L với B rồi nối vào nguồn.

+. Nối L với A.

Nếu [TEX]I = \frac{U}{Z_L\sqrt[]{n^2+1}} = \frac{I_L}{\sqrt[]{n^2+1}}[/TEX] thì hộp A là điện trở.

Nếu [TEX]I = \frac{U}{\sqrt[]{Z_L^2(n-1)^2}} = \frac{I_L}{|n-1|}[/TEX] thì hộp A là tụ.
 
N

ngaynanglen1184

Bạn nói cũng đúng. Mình quên mất là nguồn xoay chiều không có nạp điện cho tụ được.

Ầy, bài này không xớn xác được rồi.

Gọi 2 hộp đó lần lượt là A và B. Ta lắp lần lượt ampe kế với L, A để đo [TEX]I_L, I_A[/TEX] và từ đó suy ra [TEX]Z_L, Z_A[/TEX]

Giả sử đo được [TEX]Z_A = nZ_L[/TEX]

Ta lắp lần lượt L với A và L với B rồi nối vào nguồn.

+. Nối L với A.

Nếu [TEX]I = \frac{U}{Z_L\sqrt[]{n^2+1}} = \frac{I_L}{\sqrt[]{n^2+1}}[/TEX] thì hộp A là điện trở.

Nếu [TEX]I = \frac{U}{\sqrt[]{Z_L^2(n-1)^2}} = \frac{I_L}{|n-1|}[/TEX] thì hộp A là tụ.
:) vẫn là qua 3 bước đo, mình suy nghĩ mãi mà ko rút gọn được....
đầu óc tệ quá...
Bài 1. cũng là 1 vấn đề hay đó nganha à?
 
V

vatlivui

Bài 1
* gọi công suat hao phí lần lượt là Ph1 và Ph2; công suất tiêu thụ là Pt
* Ph1 = 0,25P1 = 0,25( Pt + Ph1 ) => Ph1 = (25/75) Pt
* Ph2 = 0.01P2 = 0,01(Pt + Ph2 ) => Ph1 = (1/99 )Pt
*=> Ph1/Ph2 = 99.25/75 = (I1/I2)^2 (1)
vì H= Pt/P= Pt/U.I => H1/H2 = U1.I1/U2.I2 = 75/99 (2)
* thay (1) vào (2) => U2/U1 = 4,35
 
Top Bottom