Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
(PLO)- Quy định mới về dạy thêm, học thêm do Bộ GD&ĐT vừa ban hành đã phần nào giải quyết được những vướng mắc nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cãi.
Ngày 30-12-2024, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29/2024 quy định về dạy thêm học thêm. Thông tư 29 có hiệu lực từ ngày 14-2-2025, thay thế Thông tư số 17/2012 của Bộ GD&ĐT.
Đối với học sinh các cấp học khác, khoản 2, Điều 4 của Thông tư quy định giáo viên (GV) đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (HS) đối với HS mà GV đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Vấn đề này khiến nhiều GV tâm tư.
Học sinh đến lớp học thêm sau giờ học chính khoá. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Cô V lý giải, HS đều muốn học thêm với GV dạy giỏi. Nếu thầy cô giáo dạy trên lớp là những GV giỏi thì với quy định trên, các em sẽ mất cơ hội được học tập. Ngoài ra, học thêm không quy định về thời gian nên nếu các em theo học từ hè, đến đầu năm trường mới phân lớp thì rất khó cho GV nếu như đã dạy phải HS chính khoá.
HS của cô V ở lớp học thêm hầu hết đến từ lớp chính khoá, chiếm tới 70%. Theo quy định mới, cô sẽ không được thu học phí những em này.
“Rõ ràng thông tư mới chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải gốc rễ của vấn đề. Với những giáo viên không hề ép học thêm, học sinh có nhu cầu muốn học chính người giáo viên mà các con thích để bổ sung kiến thức mà không được đáp ứng thì vô lý quá!” - cô V nói và cho biết có tình trạng học thêm do chương trình khá nặng. Các kỳ thi rất áp lực. Những vấn đề trên còn tồn tại thì học thêm vẫn duy trì" - cô V bộc bạch.
Trong khi đó, thầy TĐ - giáo viên một trường THPT tại quận Bình Thạnh chia sẻ: "Nếu việc học thêm là nhu cầu của HS, thầy cô không o ép, họ dạy đàng hoàng thì thu tiền đâu có gì không đúng. Tuy nhiên, quy định đã vậy nên tôi đành chấp hành và từ chối dạy thêm đối với học sinh chính khóa để tránh phiền phức" - thầy Đ nói.
Chị Thu Trinh, phụ huynh có con theo học lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Văn Luông nói: "Con tôi đang học thêm môn Toán của thầy M. Năm nay con thi lên lớp 10, một kỳ thi rất quan trọng, trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới rất nặng, nếu không học thêm thì con không thể theo kịp chương trình. Trong số các thầy cô dạy toán ở trường thì con thích học nhất là thầy M vì thầy dạy giỏi, dễ hiểu. Thầy M đang dạy chính khóa cho con ở trường, không hề o ép học sinh. Chính tôi phải xin năn nỉ thầy M cho con được vào lớp học thêm vì lớp học thêm vì lớp thầy rất đông. Nếu theo Thông tư 29 thì con sẽ không được học thầy M nữa. Rất tiếc! Nhiều phụ huynh khác cũng cùng tâm trạng như tôi".
Quy định mới về dạy thêm vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Trong ảnh, Phụ huynh đứng chờ con tại các lớp học thêm. Ảnh: TT
Nhiều HS chia sẻ việc đi học thêm là nhu cầu thực tế, không phải bị ép buộc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều thầy cô giáo không dám nhận HS dạy chính khoá. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Ở góc độ chuyên gia, ông Bùi Khánh Nguyên, chuyên gia giáo dục độc lập đánh giá Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đã có nhiều điểm mới tiến bộ, tôn trọng quyền học thêm của người học đồng thời phần nào ngăn chặn được các mâu thuẫn lợi ích xảy ra giữa GV và HS.
Ông Nguyên nhận định thông tư này chắc chắn chưa thể giải quyết hết những khúc mắc xung quanh chuyện dạy thêm, học thêm, nhưng đã thể hiện rõ ràng quan điểm chuyên môn về một vấn đề quan trọng được cả xã hội quan tâm. Cụ thể, học sinh tiểu học không cần thiết học thêm các môn học chính khóa.
Trường học có nghĩa vụ dạy thêm miễn phí cho các đối tượng HS nhất định để đảm bảo chất lượng và công bằng cho người học.
Giáo viên có thể dạy thêm ngoài trường nhưng không tham gia vào các mối quan hệ có nguy cơ gây xung đột lợi ích với HS. Điều này đảm bảo quyền dạy thêm của GV nhưng không mâu thuẫn với quy tắc chính trực và đạo đức của nghề giáo.
HS có quyền học thêm bất cứ thứ gì trường học không dạy để hoàn thiện bản thân và phục vụ cho mục tiêu cá nhân.
"Một xã hội học tập thực sự không phải là kéo dài việc học ở trường, mà là ở việc nuôi dưỡng ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi" - ông Nguyên nói.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT) đánh giá quy định mới về dạy thêm sẽ khiến một bộ phận GV tâm tư vì họ bị thay đổi thói quen, giảm sút thu nhập, tuy nhiên đây là điều nên làm. Việc này sẽ thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ HS ngay tại lớp học, không cần thiết phải dạy thêm, học thêm. Nhà trường phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình. HS đến trường phải được học chuẩn kiến thức và đáp ứng những yêu cầu cần đạt.
Trong trường hợp GV có nhu cầu dạy thêm sẽ thực hiện như một hoạt động cung cấp dịch vụ bên ngoài. Nếu làm được như vậy sẽ giữ được sự liêm chính của hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Cụ thể, khoản 3, Điều 6, chương II của Thông tư 29 nêu: GV đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Khoản 2, Điều 13, chương III nêu trách nhiệm của hiệu trưởng quản lý GV khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện đúng quy định tại khoản 3, Điều 6; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của GV đang dạy học tại nhà trường.
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận 4 chia sẻ, ngay khi có Thông tư 29, trường họp hội đồng sư phạm, cấm dạy thêm đối với học trò của mình trừ bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu. Hai đối tượng này từ trước đến nay, trường đều thực hiện miễn phí.
"Trường đã phổ biến quy định, còn GV thực hiện lại là chuyện khác. Việc quản lý GV dạy thêm ngoài nhà trường không đơn giản" - vị này nói và cho biết nếu GV dạy tại nhà với quy mô lớn thì rất dễ kiểm soát nhưng theo nhóm nhỏ thì hiệu trưởng khó nắm hết được. Khi bị phát hiện, họ bảo dạy kèm do có người nhờ thì liệu có bị xem là vi phạm?
"Nhu cầu học thêm, dạy thêm là có thật, chỉ có điều đừng ép buộc HS đi học. Do đó, thay vì cấm, Bộ GD&ĐT chỉ cần đưa ra quy định nếu bị phụ huynh phản ánh giáo viên sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Tôi tin với giải pháp trên họ sẽ không dám làm sai"- vị này nói thêm.
Để quản lý GV, Trường THCS Quang Trung, quận Gò Vấp yêu cầu GV viết cam kết không dạy thêm trái quy định, nộp đơn xin dạy thêm, nếu GV uy tín và không bị phản ánh, hiệu trưởng ra quyết định cho dạy thêm. Đặc biệt, người nào có trung tâm dạy thêm thì nộp kèm giấy phép thành lập trung tâm.
"Việc kiểm tra hoạt động dạy thêm như chỗ dạy có đảm bảo quy định, diện tích, số lượng thì hiệu trưởng không có quyền nên rất khó. Hầu hết các trung tâm dạy thêm là do người có bằng sư phạm nhưng không đi dạy ở trường công lập, đứng tên trên giấy phép" - ông Dương Hữu Đức, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông, quận 6 cũng nhìn nhận việc quản lý GV dạy thêm bên ngoài không đơn giản. "Vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan và đặc biệt phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của địa phương, sự hợp tác của phụ huynh học sinh..." - ông Cường nói.
Cụ thể, HS có kết quả học tập môn học cuối học kỳ 1 liền kề ở mức chưa đạt; HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi; HS lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Nội dung: Nguyễn Quyên
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Ngày 30-12-2024, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29/2024 quy định về dạy thêm học thêm. Thông tư 29 có hiệu lực từ ngày 14-2-2025, thay thế Thông tư số 17/2012 của Bộ GD&ĐT.
Giáo viên không được dạy thêm với học sinh mình đã dạy ở trường
Theo Thông tư 29, từ ngày 14-2-2025, giáo viên không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.Đối với học sinh các cấp học khác, khoản 2, Điều 4 của Thông tư quy định giáo viên (GV) đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (HS) đối với HS mà GV đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Vấn đề này khiến nhiều GV tâm tư.
“Cho dạy nhưng không được thu tiền khác nào cấm dạy thêm. Điều này chắc chắn giảm được tình trạng GV ép buộc HS học thêm, nhưng nó cho thấy một thực tế không quản được mới cấm vì không phải GV nào cũng ép buộc học trò đi học thêm” - cô BV, GV một Trường THCS tại quận nội thành chia sẻ.
Học sinh đến lớp học thêm sau giờ học chính khoá. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Cô V lý giải, HS đều muốn học thêm với GV dạy giỏi. Nếu thầy cô giáo dạy trên lớp là những GV giỏi thì với quy định trên, các em sẽ mất cơ hội được học tập. Ngoài ra, học thêm không quy định về thời gian nên nếu các em theo học từ hè, đến đầu năm trường mới phân lớp thì rất khó cho GV nếu như đã dạy phải HS chính khoá.
HS của cô V ở lớp học thêm hầu hết đến từ lớp chính khoá, chiếm tới 70%. Theo quy định mới, cô sẽ không được thu học phí những em này.
“Rõ ràng thông tư mới chỉ giải quyết được phần ngọn chứ không phải gốc rễ của vấn đề. Với những giáo viên không hề ép học thêm, học sinh có nhu cầu muốn học chính người giáo viên mà các con thích để bổ sung kiến thức mà không được đáp ứng thì vô lý quá!” - cô V nói và cho biết có tình trạng học thêm do chương trình khá nặng. Các kỳ thi rất áp lực. Những vấn đề trên còn tồn tại thì học thêm vẫn duy trì" - cô V bộc bạch.
Trong khi đó, thầy TĐ - giáo viên một trường THPT tại quận Bình Thạnh chia sẻ: "Nếu việc học thêm là nhu cầu của HS, thầy cô không o ép, họ dạy đàng hoàng thì thu tiền đâu có gì không đúng. Tuy nhiên, quy định đã vậy nên tôi đành chấp hành và từ chối dạy thêm đối với học sinh chính khóa để tránh phiền phức" - thầy Đ nói.
Chị Thu Trinh, phụ huynh có con theo học lớp 9 tại trường THCS Nguyễn Văn Luông nói: "Con tôi đang học thêm môn Toán của thầy M. Năm nay con thi lên lớp 10, một kỳ thi rất quan trọng, trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới rất nặng, nếu không học thêm thì con không thể theo kịp chương trình. Trong số các thầy cô dạy toán ở trường thì con thích học nhất là thầy M vì thầy dạy giỏi, dễ hiểu. Thầy M đang dạy chính khóa cho con ở trường, không hề o ép học sinh. Chính tôi phải xin năn nỉ thầy M cho con được vào lớp học thêm vì lớp học thêm vì lớp thầy rất đông. Nếu theo Thông tư 29 thì con sẽ không được học thầy M nữa. Rất tiếc! Nhiều phụ huynh khác cũng cùng tâm trạng như tôi".
Quy định mới về dạy thêm vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Trong ảnh, Phụ huynh đứng chờ con tại các lớp học thêm. Ảnh: TT
Chuyên gia ủng hộ
Nhiều HS chia sẻ việc đi học thêm là nhu cầu thực tế, không phải bị ép buộc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều thầy cô giáo không dám nhận HS dạy chính khoá. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Ở góc độ chuyên gia, ông Bùi Khánh Nguyên, chuyên gia giáo dục độc lập đánh giá Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm đã có nhiều điểm mới tiến bộ, tôn trọng quyền học thêm của người học đồng thời phần nào ngăn chặn được các mâu thuẫn lợi ích xảy ra giữa GV và HS.
Ông Nguyên nhận định thông tư này chắc chắn chưa thể giải quyết hết những khúc mắc xung quanh chuyện dạy thêm, học thêm, nhưng đã thể hiện rõ ràng quan điểm chuyên môn về một vấn đề quan trọng được cả xã hội quan tâm. Cụ thể, học sinh tiểu học không cần thiết học thêm các môn học chính khóa.
Trường học có nghĩa vụ dạy thêm miễn phí cho các đối tượng HS nhất định để đảm bảo chất lượng và công bằng cho người học.
Giáo viên có thể dạy thêm ngoài trường nhưng không tham gia vào các mối quan hệ có nguy cơ gây xung đột lợi ích với HS. Điều này đảm bảo quyền dạy thêm của GV nhưng không mâu thuẫn với quy tắc chính trực và đạo đức của nghề giáo.
HS có quyền học thêm bất cứ thứ gì trường học không dạy để hoàn thiện bản thân và phục vụ cho mục tiêu cá nhân.
"Một xã hội học tập thực sự không phải là kéo dài việc học ở trường, mà là ở việc nuôi dưỡng ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi" - ông Nguyên nói.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT) đánh giá quy định mới về dạy thêm sẽ khiến một bộ phận GV tâm tư vì họ bị thay đổi thói quen, giảm sút thu nhập, tuy nhiên đây là điều nên làm. Việc này sẽ thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ HS ngay tại lớp học, không cần thiết phải dạy thêm, học thêm. Nhà trường phải thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình. HS đến trường phải được học chuẩn kiến thức và đáp ứng những yêu cầu cần đạt.
Trong trường hợp GV có nhu cầu dạy thêm sẽ thực hiện như một hoạt động cung cấp dịch vụ bên ngoài. Nếu làm được như vậy sẽ giữ được sự liêm chính của hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT khẳng định không cấm GV dạy thêm ngoài nhà trường nhưng phải đăng ký kinh doanh hoặc tham gia giảng dạy tại các trung tâm đã đăng ký.
Bộ GD&ĐT cấm GV thu tiền đối với học sinh chính khoá nhằm tránh việc họ cắt giảm kiến thức trên lớp, kéo HS học thêm bên ngoài. Nếu GV giỏi, tâm huyết, đem lại giá trị cho HS thì sẽ không thiếu HS tìm đến học.
Hiệu trưởng than khó quản lý
Trước quy định mới về dạy thêm, nhiều hiệu trưởng nói không dễ quản lý GV dạy thêm ngoài nhà trường.Cụ thể, khoản 3, Điều 6, chương II của Thông tư 29 nêu: GV đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Khoản 2, Điều 13, chương III nêu trách nhiệm của hiệu trưởng quản lý GV khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện đúng quy định tại khoản 3, Điều 6; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của GV đang dạy học tại nhà trường.
Hiệu trưởng một trường THCS tại quận 4 chia sẻ, ngay khi có Thông tư 29, trường họp hội đồng sư phạm, cấm dạy thêm đối với học trò của mình trừ bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu. Hai đối tượng này từ trước đến nay, trường đều thực hiện miễn phí.
"Trường đã phổ biến quy định, còn GV thực hiện lại là chuyện khác. Việc quản lý GV dạy thêm ngoài nhà trường không đơn giản" - vị này nói và cho biết nếu GV dạy tại nhà với quy mô lớn thì rất dễ kiểm soát nhưng theo nhóm nhỏ thì hiệu trưởng khó nắm hết được. Khi bị phát hiện, họ bảo dạy kèm do có người nhờ thì liệu có bị xem là vi phạm?
"Nhu cầu học thêm, dạy thêm là có thật, chỉ có điều đừng ép buộc HS đi học. Do đó, thay vì cấm, Bộ GD&ĐT chỉ cần đưa ra quy định nếu bị phụ huynh phản ánh giáo viên sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Tôi tin với giải pháp trên họ sẽ không dám làm sai"- vị này nói thêm.
Để quản lý GV, Trường THCS Quang Trung, quận Gò Vấp yêu cầu GV viết cam kết không dạy thêm trái quy định, nộp đơn xin dạy thêm, nếu GV uy tín và không bị phản ánh, hiệu trưởng ra quyết định cho dạy thêm. Đặc biệt, người nào có trung tâm dạy thêm thì nộp kèm giấy phép thành lập trung tâm.
"Việc kiểm tra hoạt động dạy thêm như chỗ dạy có đảm bảo quy định, diện tích, số lượng thì hiệu trưởng không có quyền nên rất khó. Hầu hết các trung tâm dạy thêm là do người có bằng sư phạm nhưng không đi dạy ở trường công lập, đứng tên trên giấy phép" - ông Dương Hữu Đức, Hiệu trưởng nhà trường nói.
Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông, quận 6 cũng nhìn nhận việc quản lý GV dạy thêm bên ngoài không đơn giản. "Vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan và đặc biệt phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của địa phương, sự hợp tác của phụ huynh học sinh..." - ông Cường nói.
Dạy thêm, học thêm trong trường không được thu tiền
Khoản 1, Điều 5 của Thông tư về dạy thêm, học thêm trong nhà trường quy định không được thu tiền của HS. Việc dạy thêm học thêm chỉ dành cho các đối tượng HS đăng ký học thêm theo từng môn học.Cụ thể, HS có kết quả học tập môn học cuối học kỳ 1 liền kề ở mức chưa đạt; HS được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng HS giỏi; HS lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Nội dung: Nguyễn Quyên
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM