cái hay và độc đáo của Việt Bắc và Đất Nước

A

anhtraj_no1

bài Việt Bắc của Tố Hữu
1/:
+ Bài thơ nhằm tổng kết, tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, nó trở thành kỉ niệm khắc sâu lòng người.
+ Bài thơ là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, đồng thời thể hiện tình cảm ân nghĩa thuỷ chung.
+ Bài thơ còn thể hiện những dự cảm, mong ước về tương lai giữa miền xuôi và miền ngược.
- Đoạn trích SGK nằm trong phần đầu của bài thơ. Nửa sau của bài thơ chủ yếu nói về hẹn ước, tương lai giữa miền xuôi và miền ngược.
2/. Kết cầu của bài thơ
- Kết cấu là thuật ngữ chỉ nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học (thơ, văn). Những biểu hiện bên ngoài là hình thức bên trong là nội dung.
- Bài thơ có kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình. Thực chất nó là lối độc thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến. Nó còn là khát vọng về tương lai và nhiều dự cảm mới mẻ.
- Lời đối đáp giữa mình, ta, kẻ ở người đi chỉ là sự phân thân của nhân vật trữ tình, chỉ là cách để tâm trạng bộc lộ đầy đủ hơn trong hô ứng, đồng vọng giữa hai con người tưởng tượng.
- Bài thơ chia làm 2 phần. Đoạn trích thuộc phần đầu ôn lại những kỉ niệm đầy nghĩa tình sâu nặng của con người. Đó là tình cảm của anh cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc, tình cảm của Việt Bắc đối với cách mạng và kháng chiến.

....đất nước - nguyễn khoa điềm

Giọng thơ suy tư thường vẫn hay đặt ra các câu hỏi và tự trả lời. Đoạn thơ mở đầu cũng có thể được coi là những câu trả lời cho câu hỏi : Đất nước có từ bao giờ? Và lịch sử lâu đời của đất nước ta được cắt nghĩa không bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng những câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyết xa xưa : truyện Trầu cau, truyền thuyết Thánh Gióng, nền văn minh sông Hồng cùng những phong tục, tập quán riêng biệt có từ lâu đời...đó chính là đất nước được cảm nhận ở chiều sâu của văn hoá và lịch sử.
Tiếp theo, trong mạch thơ chính luận - trữ tình, là câu trả lời cho câu hỏi : đất nước là gì? là sự cảm nhận về đất nước trong sự thống nhất, hài hoà các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian. Xuất thân từ một thế hệ trí thức trẻ mà những tri thức văn hoá được trang bị còn tươi rói, tác giả chia tách ý niệm đất nước thành hai yếu tố đất và nước để cảm nhận và suy tư sâu hơn không dừng lại ở bình diện khái niệm mà ở một bình diện khác sâu hơn, thể hiện một cái nhìn về hình tượng đất nước thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ nên vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo : Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm / Đất Nước là nơi hai ta hò hẹn / Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...
 
Top Bottom