H
hanhcucai_149


Cải cách SGK cũng là vì tương lai học sinh, vì s?
Tôi vô tình thấy nhưng lời tâm sự trên nét .... cũng giống tâm sự của tôi .... nay tôi muốn các bạn cho tôi ý kiến
"Cải cách SGK cũng là vì tương lai học sinh, vì sự đi lên của xã hội. Thế nhưng khi họ làm ra những quyển sách như thế, có ai đã khảo sát thực tế năng lực thực sự của học sinh Việt Nam không?
Cháu là một học sinh lớp 10. Ngôi trường cháu đang học là một trong số những trường dạy và học tốt nhất tại Hà Nội với sự lựa chọn đầu vào khá khắt khe, vì thế năng lực của các bạn trong trường thì chắc không có gì đáng bàn.
Trước khi được ngồi trong trường, cháu nghĩ chỉ có mình mới dám nghĩ SGK quá tải nhưng khi vào trường, cháu thấy không chỉ riêng cháu mà hầu hết các bạn cũng nói vậy.
Chúng cháu thấy rằng SGK quá bất cập, chương trình cải cách quá nặng… Nhưng chúng cháu biết kêu với ai đây? Ai có thể hiểu, có thể giúp chúng cháu đây?... Có vô vàn những câu hỏi như thế được đặt ra hàng ngày nhưng sao các bác có trách nhiệm về bộ sách ấy không nói gì, cứ giả vờ lờ đi hay thật sự các bác không biết gì về việc học thực tế của chúng cháu bây giờ?
Than thân đúng chỉ là... than thân mà thôi. Những lời than ấy sẽ chẳng được gì nếu không có sự cảm thông của các bác.
Khi nói về SGK mới như vậy, rất nhiều người (trong đó có cả bố mẹ cháu) đã nói rằng tại cháu lười học hay học dốt không hiểu bài nên mới tìm cớ thoái thác, đổ thừa cho SGK. Nhà nước đã bỏ tiền tỉ ra làm sách giáo khoa, mỗi quyển sách là do hàng chục GS, TS đầu ngành viết, cháu chỉ là một đứa học sinh hiểu biết được bao nhiêu mà đòi nhận xét…
Có phải vì chúng cháu học kém nên đổ bừa cho SGK?
Chúng cháu không biết nói gì hơn, chỉ cảm thấy rất chạnh lòng và ấm ức lắm. Cháu biết cải cách SGK cũng là vì tương lai chúng cháu, vì sự đi lên của xã hội. Thế nhưng khi họ làm ra những quyển sách như thế, có ai đã khảo sát thực tế năng lực thực sự của học sinh Việt Nam không?
Với người lớn, có lẽ chúng cháu còn quá bé để nhận xét về những gì họ làm, nhất là khi họ lại đang làm trong ngành giáo dục, là những cử nhân, GS, TS đức cao vọng trọng. Còn chúng cháu chỉ là học sinh, không bằng cấp, kiến thức chưa được bao nhiêu, lời nói dường như vô trọng lượng. Nhưng xin đừng coi thường bọn cháu, đừng cho những lời nói của con trẻ là xáo rỗng!
Có một thực tế là hiện nay sau khi Nhà nước cải cách SGK, rất nhiều kiến thức lớp 12 đã được “kéo” xuống lớp 10. Giảm tải cho học sinh đó ư? Giảm tải là như vậy sao? Đây chẳng phải là muốn đốt cháy giai đoạn sao? Học sinh Việt Nam nói chung phải học 12 môn với đủ các lĩnh vực trong cuộc sống từ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Văn, Anh với thời lượng 5 tiết/buổi học chính trên lớp luôn trong tinh thần đón nhận lượng kiến thức rất nặng.
Chưa hết, chúng cháu đang theo học ban A nâng cao Toán, Lý, Hóa, Sinh. Kiến thức 1 tiết học của các môn này theo như Bộ sắp đặt là rất lớn và giáo viên thường không thể truyền đạt hết cho học sinh. Giáo viên nhiều khi chỉ đủ thời gian dạy phần 1 và phần 2 về nhà tự xem sách. Hơn nữa, dù giáo viên có thể tăng tốc, chạy đua với thời gian 45 phút thì học sinh cũng không hiểu kịp do phần nọ sang phần kia quá nhanh. Và thế là muốn hiểu chỉ còn cách đi học thêm để nắm vững những phần chưa hiểu. Người người đổ xô đi tìm thầy học thêm, ai muốn giỏi đều phải đi học thêm (điều này đúng với đa số học sinh giỏi, nhất là trong các thành phố lớn).
Về nhà chưa được nghỉ, chúng cháu còn rất nhiều bài tập từ học thêm đến học chính, cả soạn bài trước khi lên lớp, rồi còn phải ôn tập các bài trước cho bài kiểm tra trên lớp…
Với lịch trình dày đặc như thế, ai có thể đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần của học sinh? Vì thế, không còn cách nào khác, chúng cháu buộc phải học lệch, học tủ, chỉ có thể giỏi mấy môn chính như Toán, Lý, Hóa, Văn, còn các môn khác hầu như chúng cháu phải quay cóp do muốn học cũng không học nổi, thời gian 1 ngày chỉ có 24 giờ không cho phép điều đó. Học môn này phải “hy sinh” môn khác thôi, học nhiều nhưng không có thời gian ngấm thì cũng chỉ như học vẹt, học môn này quên môn khác mà thôi.
SGK mới càng cải cách càng đi vào ngõ cụt, càng học càng lộ rõ những nhược điểm. Vậy mà những người có trách nhiệm có thể khoanh tay đứng nhìn học sinh làm thử nghiệm được sao?
Bộ trưởng mới muốn nghiêm túc trong thi cử, muốn thực hiện “3 không” nhưng với cách giáo dục như hiện nay thì không tạo điều kiện cho bọn cháu tí nào. Ngay cả trường cháu là một trường trọng điểm còn như thế, thử hỏi những học sinh trường khác sẽ ra sao?
Không biết những dòng này sẽ đi được đến đâu nhưng cháu rất cảm ơn VietNamNet đã tạo cho chúng cháu một diễn đàn để có thể thoải mái nói ra những điều mà chúng cháu không thể và không dám nói ở trường như thế này."
Tôi vô tình thấy nhưng lời tâm sự trên nét .... cũng giống tâm sự của tôi .... nay tôi muốn các bạn cho tôi ý kiến
"Cải cách SGK cũng là vì tương lai học sinh, vì sự đi lên của xã hội. Thế nhưng khi họ làm ra những quyển sách như thế, có ai đã khảo sát thực tế năng lực thực sự của học sinh Việt Nam không?
Cháu là một học sinh lớp 10. Ngôi trường cháu đang học là một trong số những trường dạy và học tốt nhất tại Hà Nội với sự lựa chọn đầu vào khá khắt khe, vì thế năng lực của các bạn trong trường thì chắc không có gì đáng bàn.
Trước khi được ngồi trong trường, cháu nghĩ chỉ có mình mới dám nghĩ SGK quá tải nhưng khi vào trường, cháu thấy không chỉ riêng cháu mà hầu hết các bạn cũng nói vậy.
Chúng cháu thấy rằng SGK quá bất cập, chương trình cải cách quá nặng… Nhưng chúng cháu biết kêu với ai đây? Ai có thể hiểu, có thể giúp chúng cháu đây?... Có vô vàn những câu hỏi như thế được đặt ra hàng ngày nhưng sao các bác có trách nhiệm về bộ sách ấy không nói gì, cứ giả vờ lờ đi hay thật sự các bác không biết gì về việc học thực tế của chúng cháu bây giờ?
Than thân đúng chỉ là... than thân mà thôi. Những lời than ấy sẽ chẳng được gì nếu không có sự cảm thông của các bác.
Khi nói về SGK mới như vậy, rất nhiều người (trong đó có cả bố mẹ cháu) đã nói rằng tại cháu lười học hay học dốt không hiểu bài nên mới tìm cớ thoái thác, đổ thừa cho SGK. Nhà nước đã bỏ tiền tỉ ra làm sách giáo khoa, mỗi quyển sách là do hàng chục GS, TS đầu ngành viết, cháu chỉ là một đứa học sinh hiểu biết được bao nhiêu mà đòi nhận xét…
Có phải vì chúng cháu học kém nên đổ bừa cho SGK?
Chúng cháu không biết nói gì hơn, chỉ cảm thấy rất chạnh lòng và ấm ức lắm. Cháu biết cải cách SGK cũng là vì tương lai chúng cháu, vì sự đi lên của xã hội. Thế nhưng khi họ làm ra những quyển sách như thế, có ai đã khảo sát thực tế năng lực thực sự của học sinh Việt Nam không?
Với người lớn, có lẽ chúng cháu còn quá bé để nhận xét về những gì họ làm, nhất là khi họ lại đang làm trong ngành giáo dục, là những cử nhân, GS, TS đức cao vọng trọng. Còn chúng cháu chỉ là học sinh, không bằng cấp, kiến thức chưa được bao nhiêu, lời nói dường như vô trọng lượng. Nhưng xin đừng coi thường bọn cháu, đừng cho những lời nói của con trẻ là xáo rỗng!
Có một thực tế là hiện nay sau khi Nhà nước cải cách SGK, rất nhiều kiến thức lớp 12 đã được “kéo” xuống lớp 10. Giảm tải cho học sinh đó ư? Giảm tải là như vậy sao? Đây chẳng phải là muốn đốt cháy giai đoạn sao? Học sinh Việt Nam nói chung phải học 12 môn với đủ các lĩnh vực trong cuộc sống từ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Văn, Anh với thời lượng 5 tiết/buổi học chính trên lớp luôn trong tinh thần đón nhận lượng kiến thức rất nặng.
Chưa hết, chúng cháu đang theo học ban A nâng cao Toán, Lý, Hóa, Sinh. Kiến thức 1 tiết học của các môn này theo như Bộ sắp đặt là rất lớn và giáo viên thường không thể truyền đạt hết cho học sinh. Giáo viên nhiều khi chỉ đủ thời gian dạy phần 1 và phần 2 về nhà tự xem sách. Hơn nữa, dù giáo viên có thể tăng tốc, chạy đua với thời gian 45 phút thì học sinh cũng không hiểu kịp do phần nọ sang phần kia quá nhanh. Và thế là muốn hiểu chỉ còn cách đi học thêm để nắm vững những phần chưa hiểu. Người người đổ xô đi tìm thầy học thêm, ai muốn giỏi đều phải đi học thêm (điều này đúng với đa số học sinh giỏi, nhất là trong các thành phố lớn).
Về nhà chưa được nghỉ, chúng cháu còn rất nhiều bài tập từ học thêm đến học chính, cả soạn bài trước khi lên lớp, rồi còn phải ôn tập các bài trước cho bài kiểm tra trên lớp…
Với lịch trình dày đặc như thế, ai có thể đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần của học sinh? Vì thế, không còn cách nào khác, chúng cháu buộc phải học lệch, học tủ, chỉ có thể giỏi mấy môn chính như Toán, Lý, Hóa, Văn, còn các môn khác hầu như chúng cháu phải quay cóp do muốn học cũng không học nổi, thời gian 1 ngày chỉ có 24 giờ không cho phép điều đó. Học môn này phải “hy sinh” môn khác thôi, học nhiều nhưng không có thời gian ngấm thì cũng chỉ như học vẹt, học môn này quên môn khác mà thôi.
SGK mới càng cải cách càng đi vào ngõ cụt, càng học càng lộ rõ những nhược điểm. Vậy mà những người có trách nhiệm có thể khoanh tay đứng nhìn học sinh làm thử nghiệm được sao?
Bộ trưởng mới muốn nghiêm túc trong thi cử, muốn thực hiện “3 không” nhưng với cách giáo dục như hiện nay thì không tạo điều kiện cho bọn cháu tí nào. Ngay cả trường cháu là một trường trọng điểm còn như thế, thử hỏi những học sinh trường khác sẽ ra sao?
Không biết những dòng này sẽ đi được đến đâu nhưng cháu rất cảm ơn VietNamNet đã tạo cho chúng cháu một diễn đàn để có thể thoải mái nói ra những điều mà chúng cháu không thể và không dám nói ở trường như thế này."