GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
A. Về kĩ năng
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
– Nêu rõ quan điểm đánh giá về vấn đề cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội thông qua nội dung câu chuyện.
– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điếm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.
B. Về kiến thức
I. Mở bài
– Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện: ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Mỗi người có một cách ứng xử riêng. Nhưng làm thế nào để có cách ứng xử lịch sự, hài lòng người đối diện là vẫn đề không phải dễ.
– Câu chuyện là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía về cách ứng xử của con người trong cuộc sống.
II. Thân bài
1. Suy nghĩ về văn hoá ứng xử trong cuộc sống
– Cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với nhau trong cuộc sống thể hiện rõ nhân cách, bản chất của từng người.
2. Thực trạng vãn hoá ứng xử trong cuộc sống
a. Ứng xử có văn hoá:
– Đó là cách ứng xử khéo léo, tế nhị, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
– Người đối diện cảm thấy dễ chịu hài lòng và quý mến mình.
(Học sinh lấy dẫn chứng từ nội dung câu chuyện hoặc từ thực tế cuộc sống…).
b. Ứng xử thiếu văn hoá:
– Là cách ứng xử lỗ mãng, bất lịch sự, thiếu tế nhị, gây khó chịu cho người khác.
– Cách ứng xử này thường gây hậu quả không tốt với người tham gia giao tiếp.
(Học sinh lấy ví dụ để làm sáng rõ vấn đề, đặc biệt là các dân chứng trong học đường).
3. Liên hệ bản thân
– Đã có lúc nào em thiếu bình tĩnh dẫn đến ứng xử thiếu tế nhị với người khác? Sau những lần ấy em rút ra được kinh nghiệm gì?
– Ý kiến của bản thân: Mong muốn mọi người ứng xử với nhau một cách tế nhị, có văn hoá. Đẩy lùi, lên án mạnh mẽ cách ứng xử thiếu văn hoá đang tồn tại trong cuộc sống.
– Từ câu chuyện em rút ra bài học gì? Liên hệ với thái độ ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay?
III. Kết bài
– Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.