cách sử dụng độ lệch pha để giải bài toán dòng điện. Khó quá chết mất.

T

tri06888

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ví dụ 3: Cho mạch điện RLC,điện áp hai đầu mạch điện là u = 200[tex]\sqrt{2}cos(100\pi t)[/tex] (V). L thay đổi được. Khi mạch có L = L1 = [tex]3\sqrt{3}[/tex](H) và L = L2 = [tex]\sqrt{3}[/tex](H). Thì mạch có cùng cường độ dòng điện hiệu dụng nhưng giá trị tức thời lệch pha nhau góc[tex]\frac{2\pi}{3}[/tex].
a. Tính R và C @-)@-)@-)
b. Viết biểu thức của i
:D
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

Em dùng giản đồ thì em sẽ thấy thôi, em sẽ thấy vector hiệu điện thế là phân giác của góc [tex]\frac{2\pi}{3}[/tex]

Mà lúc đầu [tex]L_1>L_2[/tex] nên độ lệch pha giữa u và i là [tex]\pi/3[/tex] (góc chia đôi của [tex]2\pi/3[/tex])

Còn lúc sau thì độ lệch pha của u và i là -pi/3 - Hiểu chưa em

Do đó em thấy, vì ứng 2 giá trị L mà nó cùng hiệu dụng của dòng điện nên ta có [tex]Z_1^2=Z_2^2[/tex] khia triển đi em sẽ thấy [tex]Z_C= \frac{Z_L_1 + Z_L_2}{2}[/tex]
đến đây em suy ra [tex]Z_C[/tex] của mạch

Dựa vào độ lệch pha [tex]\pi/3[/tex] em có [tex]R\sqrt{3}=Z_L- Z_C[/tex]
 
T

tri06888

em vẫn chưa hiểu tại sao vecto hiệu điện thế lại là phân giac của góc [tex]\frac{2\pi}{3}[/tex] .

Còn nữa. Tại sao [tex]L_{1}>L_{2}[/tex] thì độ lệch pha giữa u và i là [tex]\frac{\pi}{3}[/tex]
mong anh giải đáp dùm
 
Top Bottom