Văn 9 Cách nhìn nhận và đánh giá người khác

Minh Tín

Học sinh tiến bộ
Thành viên
22 Tháng mười 2017
1,221
693
166
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn trích sau:
"Các em thấy không con người ta ai cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, nhưng mặt tốt là cơ bản, là nhiều hơn. Muốn đánh giá một con người để không bị phiến diện các em phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Trước sự vấp ngã của một con người các em phải biết cảm thông, phải biết nâng đở họ đứng dậy. Không nên vì một sai làm nhỏ mà đánh gục người khác, vô hình chung nhiều khi chúng ta đã làm tổn thương, làm hại một con người chúng ta đã đẩy họ xuống vực sâu. Nếu nhìn đời dưới góc độ tình thương các em sẽ thấy thế gian này mới đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quý làm sao! Nếu được như vậy các em đã gieo lên trên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người, và nhiều con người khác..."
(Trích từ Internet)
1. Xác định phương pháp biểu đạt chính.
2. Theo tác giả, khi nhận định, đánh giá 1 con người phải như thế nào?
3. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ trong 2 câu sau:
"Nếu nhìn đời dưới góc độ tình thương các em sẽ thấy thế gian này mới đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quý làm sao! Nếu được như vậy các em đã gieo lên trên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người, và nhiều con người khác."
4. Qua đoạn trích em rút ra được thông điệp gì?
5. Viết 1 đoạn văn ngắn (200 từ) về vấn đề đánh giá người khác trong cuộc sống hiện nay, khi mọi người đều được kết nối nhau qua mạng Internet và các công cụ hỗ trợ giao tiếp.
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đọc đoạn trích sau:
"Các em thấy không con người ta ai cũng có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu, nhưng mặt tốt là cơ bản, là nhiều hơn. Muốn đánh giá một con người để không bị phiến diện các em phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Trước sự vấp ngã của một con người các em phải biết cảm thông, phải biết nâng đở họ đứng dậy. Không nên vì một sai làm nhỏ mà đánh gục người khác, vô hình chung nhiều khi chúng ta đã làm tổn thương, làm hại một con người chúng ta đã đẩy họ xuống vực sâu. Nếu nhìn đời dưới góc độ tình thương các em sẽ thấy thế gian này mới đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quý làm sao! Nếu được như vậy các em đã gieo lên trên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người, và nhiều con người khác..."
(Trích từ Internet)
1. Xác định phương pháp biểu đạt chính.
2. Theo tác giả, khi nhận định, đánh giá 1 con người phải như thế nào?
3. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ trong 2 câu sau:
"Nếu nhìn đời dưới góc độ tình thương các em sẽ thấy thế gian này mới đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quý làm sao! Nếu được như vậy các em đã gieo lên trên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người, và nhiều con người khác."
4. Qua đoạn trích em rút ra được thông điệp gì?
5. Viết 1 đoạn văn ngắn (200 từ) về vấn đề đánh giá người khác trong cuộc sống hiện nay, khi mọi người đều được kết nối nhau qua mạng Internet và các công cụ hỗ trợ giao tiếp.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, khi nhận định, đánh giá 1 con người thì phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, tránh cái nhìn phiến diện
Câu 3:
- Phép tu từ trong hai câu đó là: điệp cấu trúc "nếu..... các em..."
- Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm hơn khả năng kì diệu của cách nhìn tích cực, tác dụng của cách nghĩ ấy đối với bản thân và mọi người xung quanh
Câu 4:
Qua đoạn trích em rút ra được thông điệp: cần nhìn mọi việc theo nhiều chiều hướng khác nhau, không nên nhìn nhận một cách phiến diện, đồng thời, nên nhìn vào mặt tốt đẹp trước khi nhìn vào mặt xấu của vấn đề
Câu 5:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Sự đánh giá người khác: là cách nhìn nhận, sự coi trọng của bản thân với đối phương
+ Sự liên kết con người với nhau trong cuộc sống hiện đại
-> Thế giới càng hiện đại, con người có thể liên kết với nhau nhiều hơn thông qua mạng xã hội, và các công cụ hỗ trợ giao tiếp, vì vậy, cách nhìn nhận cũng khác đi. Chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về mọi vấn đề, tránh cái nhìn phiến diện
- Bàn luận, chứng minh
+ Tất cả mọi điều trên thế giới đều có nhiều mặt, vì vậy, chúng ta cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, nếu chỉ nhìn ở một phía, ta sẽ không bao giờ hiểu hết vấn đề, đôi khi còn nhìn nhận sai
+ Ngày nay, khi mà internet phát triển như vũ bão. Con người không thể trực tiếp gặp nhau, vì vậy, họ đánh giá nhau qua câu từ, hình ảnh. Cách nhau một cái màn hình, chắc chắn sẽ không thể đánh giá chính xác một con người. Vì vậy, ta cần tìm hiểu kĩ hơn và không vội vàng kết luận
+ Cách nhìn nhận đa chiều mang đến cho ta lối tư duy sắc bén, nhanh nhạy và đầy đủ. Không những thế còn khiến ta trở nên thông minh hơn, nhận được sự yêu mến, quý trọng từ mọi người
+ Ngược lại, khi nhìn nhận phiến diện, ta sẽ hiểu không hết, hiểu sai vấn đề, từ đó trở thành kẻ cổ hủ, lạc hậu, không theo kịp thời đại.
+ Dẫn chứng: việc con người săn bắn động vật, ta có thể thấy đó là hành động bản năng tìm thức ăn của loài người, tuy nhiên có một số người nghĩ rằng đó là hành động độc ác, trái với lương tâm...
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận nhỏ con người quá cổ hủ, chỉ nhìn theo một phía mà đã nhận định cả một vấn đề....
- Bài học và liên hệ bản thân
 
Top Bottom