Sử 9 Cách mạng Việt Nam từ 1945

vũ thị ngọc ánh

Học sinh
Thành viên
28 Tháng chín 2017
11
2
21
20
Hòa Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1:chủ chương của đảng , diễm biến cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 thành công
2: âm mưu của pháp,chủ chương của ta ,diễn biến kết quả và ý nghĩa của chiến dịch điện biên phủ
3:nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
4: so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược chiến tranh đặc biệt của mỹ
5: diễn biến chính của các chiến dịch lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
6: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu
em làm gần xong nhưmg muốn so sánh đáp án moin người giúp em với ạ
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1:chủ chương của đảng , diễm biến cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 thành công
Chủ trương của Đảng:
- Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước manh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây đựng các đội tự vệ cứu quốc, V. V...
Nguyên nhân thắng lợi
a. Nguyên nhân khách quan:
Chiến thắng của đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng đức và Nhật của Liên Xô, đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơđể nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi đảng Cộng sản đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mác – Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.
- Đảng có quá trình chuẩn bịsuốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939 và thoái trào cách mạng 1932 – 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.
- Toàn đảng, toàn dân nhất trí, quyết tâm giành độc lập tự do, linh họat, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
Ý nghĩa lịch sử
a. Đối với dân tộc Việt Nam :
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầukỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
b. Đối với thế giới :
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Miên và Lào.
2: âm mưu của pháp,chủ chương của ta ,diễn biến kết quả và ý nghĩa của chiến dịch điện biên phủ
a. Âm mưu của Pháp, Mỹ :
– điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở đông Dương và đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava xây dựng điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông Dương. Pháp tập trung ở đây 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc Lập, Bản Kéo
+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
– Pháp và Mỹ coi điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Nava.
b. Chủ trương của ta :
– Tháng 12/1953, đảng quyết định mở Chiến dịch điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
– Ta huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: khoảng 55.000 quân, hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược; lương thực, cùng nhiều ô tô vận tải, thuyền bè… chuyển ra mặt trận.
– đầu tháng 3 công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Quân ta nổ súng mở màn cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm điện Biên Phủ (13/3/1954).
c. Diễn biến : Chiến dịch điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
– đợt 1,từ ngày 13/3 đến 17/3/1954:Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
– đợt 2, từ ngày 30/3 đến 26/4/1954:Ta tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh: E1, D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở điện Biên Phủ. Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
– đợt 3, từ ngày 1/05 đến 7/5/1954: Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng đơ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của ta tung bay trên nóc hầm Tướng đơ Caxtơri. Tập đoàn cứ điểm điện Biên Phủ bị tiêu diệt.
– Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho điện Biên Phủ giành thắng lợi .
d. Kết quả:Trong cuộc Tiến công chiến lược đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử điện Biên Phủ, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu nhiều vũ khí, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại điện Biên Phủ, ta loại khỏi vòng chiến 16.200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
e. Ý nghĩa : Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử điện Biên Phủ đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Chiến thắng điện Biên Phủ “đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch đằng, một Chi Lăng hay một đống đa ở thế kỉ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”.
3:nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
1.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được cũng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Lào và Campuchia được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và câc nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
2. Ý nghĩa lịch sử
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ-Latinh.
Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
4: so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược chiến tranh đặc biệt của mỹ
Về điểm giống nhau.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
5: diễn biến chính của các chiến dịch lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4-3 đến ngày 2-5) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.
a)Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4-3 đến ngày 24-3)
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Thực hiện kế hoạch, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên. Trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975 đã giành thắng lợi (trước đó ngày 4-3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và KonTum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó). Ngày 12-3-1975, địch phản động chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.
Sau thất bại ở Buôn Ma Thuột, hệ thống phòng chủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn.
Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24-3-1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
6: nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống mĩ cứu
1.Nguyên nhân thắng lợi
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự-chính trị-ngoại giao.
Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
Cuộc kháng chiến thắng lợi nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.
2.Ý nghĩa lịch sử
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân-đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hình thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của nhân dân ta, thất bại của đế quốc Mĩ đã tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
 
Top Bottom