So sánh tiêu chí giữa hai cuộc cách mạng tư sản cũ và mới
* Giống:
- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho xã hội phát triển.
- Động lực: Quần chúng nhân dân.
* Khác:
- Lãnh đạo:
+ Cách mạng DCTS kiểu cũ: tư sản, quý tộc mới.
+ Cách mạng DCTS kiểu mới: vô sản.
- Hình thức chính quyền:
+ Cách mạng DCTS kiểu cũ: nền chuyên chính của giai cấp tư sản.
+ Cách mạng DCTS kiểu mới: nền chuyên chính của giai cấp vô sản.
- Hướng phát triển:
+ Cách mạng DCTS kiểu cũ: Xây dựng CNTB.
+ Cách mạng DCTS kiểu mới: tiến hành cách mạng XHCN.
Phân tích những chính sách thông trị của thực dân Anh và hậu quả của nó để lại ở Ấn Độ TK 18 - đầu TK 20 liên hệ với chinh sách cai trị của Pháp và Việt Nam
* Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả:
- Kinh tế: vơ vét, bóc lột nhân dân.
- Chính trị: Chính sách "chia để trị".
- Văn hóa, giáo dục: Ngu dân.
- Hậu quả: Kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân cực khổ, số người chết đói gia tăng, mâu thuẫn giữa Anh và Ấn Độ sâu sắc.
* Chính sách thống trị của thực dân Pháo đối với Việt Nam:
Chính trị:
- Chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
* Văn hóa - giáo dục:
- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
- Thực hiện chính sách
“Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
=> Chế độ cai trị của thực dân Anh đối vói Ấn Độ và Pháp đối với Việt Nam tương đồng nhau.