Nêu nguyên nhân xảy ra, diễn biến, ý nghĩa , nguyên nhân <thắng lợi/thất bại> , bài học của:
1. Cách mạng tháng 10 Nga (1917)
- Nguyên nhân:
+ Hai chính quyền song song tồn tại, thực tế rơi vào tay chính phủ tư sản lâm thời, nên cần tiến hành một cuộc cách mạng tiếp theo.
+ Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay Xô Viết.
- Diễn biến:
+ Đêm 6/11: cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng làm chủ thành phố.
+ Đêm 7/11: cung điện mùa đông bị đánh chiếm.
- Ý nghĩa:
+ Lật đổ chế độ Nga Hoàng của bọn tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ người đầu tiên trên thế giới
+ Đối với nước Nga: làm thay đổi vận mệnh đất nước. Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền. Thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
+ Đối với thế giới: ảnh hưởng to lớn đến thế giới. Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Bài học: Giúp cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn TG có đường lối đúng đắn để giải phóng triệt để áp bức.
2. Cải cách Ru-dơ-ven (Mĩ)
- Nguyên nhân: do hàng hoá sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
- Diễn biến: Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.
- Ý nghĩa: thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
- Bài học:
+ phải đưa ra những chính sachs mang tính thiết thực.
+ các chính sách phải phù hợp với điều kiện của đất nước.
+ phải tăng cường giải quyết các vấn đề của đất nước.
+ phải hợp lòng nhân dân.
. Duy Tân Minh Trị (Nhật Bản)
- Nguyên nhân: Nhật Bản đang bị các nước đế quốc phương Tây dòm ngó, là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
- Diễn biến:
Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.
- Bài học: Phải biết đổi mới bản thân trong những hoàn cảnh khác nhau.
Bạn bổ sung thêm kết hợp bài của chị
@Võ Thu Uyên nha
Chúc bạn học tốt!!!