- 13 Tháng hai 2018
- 2,356
- 6,278
- 616
- 21
- Hà Nội
- Trường THPT Hoài Đức A
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cách làm Văn thuyết minh
I. Văn thuyết minh là gì?- Là văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng (sự vật) bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích
- Đặc điểm:
+ Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người
+ Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng và chặt chẽ, hấp dẫn
II. Phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
1. Các phương pháp
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê
- Nêu ví dụ, dùng số liệu
- So sánh
- Phân loại, phân tích
2. Cách làm bài văn thuyết minh
- Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh
- Xác định phạm vi, tri thức về đối tượng
- Sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp
- Ngôn ngữ, ngôn từ chính xác, dễ hiể
3. Dàn bài chung
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
Thân bài: Thuyết minh về đối tượng (trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích,... của đối tượng)
Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ về đối tượng
III. Các kiểu bài văn thuyết minh
1. Thuyết minh về một đồ vật
Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
Thân bài:
- Nguồn gốc
- Cấu tạo
- Chủng loại
- Công dụng
- Cách sử dụng và bảo quản
- Giá trị trong đời sống
Kết bài: Tầm quan trọng của đồ vật trong đời sống, tình cảm của bản thân
Đề mẫu: thuyết minh về cái kéo
(Dàn bài của @Roses_are_rosie )
a, Mở bài:
- Từ việc dùng một cặp dao trong một lúc mà con người đã cho ra đời một dụng cụ xuất hiện nhiều trong cuộc sống mà hầu hết chúng ta đều cần đến. Nhắc đến đây, ai cũng biết được vật dụng quan trọng ấy là chiếc kéo.
b, Thân bài:
- Nguồn gốc, lịch sử, sự phát triển:
+ Nhiều nguồn tin cho hay cái kéo đầu tiên được phát minh khoảng 1500 TCN ở Ai Cập Cổ Đại.
+ Lúc đầu, hình dạng của kéo đơn giản chỉ là hai lưỡi đồng được giữ áp sát vào nhau, chỗ để cầm thì mỏng và cong lại, kéo được ép sát, kéo ra tùy theo ý thích của người sử dụng.
+ Sau đó, chiếc kéo còn được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc Triều Tiên. Còn hiện nay chiếc kéo đã được dùng phổ biến trên toàn thế giới.
- Đặc điểm:
+ Lưỡi kéo thường được làm bằng chất kiệu chống gỉ, cứng và khó bị bào mòn.
+ Ngày nay, hầu hết lưỡi kéo được làm bằng inox để sử dụng được lâu hơn.
+ Kéo gồm có hai phần: Lưỡi kéo và thân kéo.
+ Lưỡi kéo thường được làm bằng chất kiệu chống gỉ, cứng và khó bị bào mòn. Lưỡi kéo là hai thanh kim loại đã được mài dũa sắc bén dính với nhau bằng một dụng cụ cố định. Ngày nay, hầu hết lưỡi kéo được làm bằng inox để sử dụng được lâu hơn.
+ Phần tay cầm để dử dụng kéo chính là thân kéo, nó được bao bọc bên ngoài bằng một lớp nhựa hay đồng một phần cũng là để tăng tính thẩm mĩ và để bảo vệ tay người sử dụng. Người làm có thể biến tấu lớp vỏ ngoài bằng nhiều màu sắc giúp chiếc kéo trông bắt mắt hơn.
- Phân loại:
+ Kéo thì có rất nhiều loại và công dụng của mỗi loại cũng khác nhau.
+ Kéo khớp: Loại kéo này được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.
+ Kéo kẹp: được dùng trong y tế, nằm ngang, hoạt động bằng tay, hình chữ U
+ Kéo chốt đuôi: lưỡi kéo và đuôi được liên kết thành khớp nố, có chốt ở đuôi.
- Vai trò và lợi ích của kéo:
+ Công dụng chính của kéo là cắt đứt một đồ vật nào đó
+ Trong y tế: Kéo dùng để thực hiện những ca phẫu thuật hết sức nguy hiểm, nhờ có nó mà mạng sống không biết bao nhiêu người được bảo toàn vẹn nguyên.
+ Trong nông nghiệp: Kéo được dùng để tỉa cành, tỉa ngọn cây.
+ Đặt biệt là khi nấu ăn: Cái kéo là một vật dụng không thể thiếu, kéo giúp hoàn thành các công việc cắt, tỉa trở nên nhanh chóng hơn.
+ Hay khi đi học: Kéo đều có mặt trong các bộ môn thủ công giúp những cậu học trò nhỏ cắt các hình vẽ sắc sảo
+ Kéo còn là một người bạn chí cốt, luôn theo chân người thợ cắt tóc, thợ may vá đi khắp mọi nơi.
- Cách sử dụng và bảo quản:
+ Cách bảo quản và sử dụng cũng không hề khó khăn gì cả.
+ Chỉ cần mỗi khi dùng xong thì rửa xong lau cẩn thận rồi cất là được.
+ Vì kéo là một vật dụng rất sắc bén nên để ở nơi cao, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ, tránh những sự viện đáng tiếc có thể xảy ra.
c, kết bài:
Khen cô hàng vải khéo cắt may
Kéo cô cắt mãi đứt tim này
Mai mốt tôi đây không còn sống
Làm cây kéo cô trả nợ đời
Có thể nói chiếc kéo - một vật dụng giúp các công việc được suôn sẻ, nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu thử nghĩ không có kéo, mọi việc sẽ ra sao khi chúng ta tự làm bằng đôi tay nhỏ bé này. Chiếc kéo - cảm ơn vì sự hiện diện của cậu trên thế giới này.
2. Thuyết minh về một vấn đề, sự kiện, hiện tượng
Mở bài: giới thiệu về vấn đề muốn thuyết minh
Thân bài:
- Giải thích
- Nguồn gốc
- Đặc điểm
- Giá trị, vai trò hoặc ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội
Kết bài: Nêu cảm nghĩ bản thân
Đề mẫu: Thuyết minh về đại dịch Covid -19
Hướng dẫn 1:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về dịch COVID-19
Thân bài:
- Giải thích COVID-19 là gì?
Đây là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.
- Nguồn gốc:
+ Hiện chưa xác định được nguồn gốc của loại virus này
+ Nơi đầu tiên xuất hiện là Vũ Hán, Trung Quốc
- Biểu hiện của bệnh:
+ Các triệu chứng: bệnh nhân mắc bệnh có các triệu chứng như: ho, sốt, khó thở. Các triệu chứng sẽ xuất hiện từ 2- 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, bệnh nhân có thể bị sốt và tổn thương đường hô hấp, thậm chí dẫn tới tử vong.
+ Hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh
- Cách lây lan:
+ Virus này có khả năng lây từ người sang người qua việc tiếp xúc gần. Nhiễm bệnh thường do tiếp xúc với dịch của người bệnh khi họ hắt hơi, ho,...
+ Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.
+ Tất cả lứa tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh nhưng người cao tuổi, người có bệnh mãn tính thường dễ mắc bệnh và bệnh nặng hơn.
- Cách phòng chống:
+ Làm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế (giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tự cách li tại nhà, báo cho cơ quan khi có triệu chứng, tránh đến nơi đông người,...)
+ Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết, giặt sạch khẩu trang sau khi dùng, giữ gìn sức khỏe
+ Tạm hoãn các lịch trình đi lại, du lịch
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân
Kết bài: Khẳng định sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và đưa ra lời kêu gọi.
Hướng dẫn 2:
Mở bài: Giới thiệu khát quát về đại dịch Covid-19
Thân bài:
- Giải thích Covid-19 là gì?
Đây là đại dịch gây ra bởi chủng virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp ở người và có thể lây lan giữa người với người.
- Nguồn gốc: bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
- Biểu biện của người mắc bệnh: cho đến thời điểm hiện tại, có các dấu hiệu sau: ho, khó thở, tiêu chảy,.... Nặng hơn là viêm phổi cấp dẫn đến tử vong.
- Cách thức lây lan:
+ Dịch bệnh lây lan và gây nhiễm không trừ một ai, cho dù già trẻ gái trai,.....
+ Virus lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với đờm, tiết dịch của người bệnh.
- Tình hình diễn biến dịch ở Việt Nam và trên thế giới:
+ Việt Nam ta luôn đề cao cảnh giác, chấp hành nghiêm quy tắc phòng chống dịch bệnh. Vì vậy đất nước ta luôn kiểm soát tốt dịch bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta không còn ca nhiễm mới và hầu hết bệnh nhân đều được chữa trị khỏi.
+ Trên thế giới, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt nhưng đang dần có chuyển biến tích cực.
- Tác động
+ Tích cực
- Đại dịch Covid-19 khiến ngành công nghiệp đình trệ, chính vì thế trả lời bầu không khí trong sạch.
- Con người thực hiện cách li xã hội, tạm ngưng mọi hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, đó lại là "niềm vui" của động thực vật quý hiếm
- Khiến con người gần gũi, sát lại nhau hơn
- Gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu
- Ảnh hưởng tới giáo dục
- Khiến hàng nghìn người mất đi tính mạng, sức khoẻ, người thân
- Một số hành vi xấu, trục lợi cho bản thân xuất hiện: tăng giá bán các mặt hàng, bán hàng giả, sống ích kỉ, sự kì thị, hân biệt đối xử,....
+ Làm theo khuyến cáo của Bộ Y Tế (giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tự cách li tại nhà, báo cho cơ quan khi có triệu chứng, tránh đến nơi đông người,...)
+ Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết, giặt sạch khẩu trang sau khi dùng, giữ gìn sức khỏe
+ Tạm hoãn các lịch trình đi lại, du lịch.....
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân
- Bài học rút ra:
+ Tinh thần đoàn kết, sẻ chia
+ Mạng lại sự phòng bị, luôn chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra.....
Kết bài:
+ Khẳng định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh
+ Nêu cảm nghĩ bản thân
+ Đưa ra lời kêu gọi