Văn 8 Cách làm một số đề cảm nhận, phân tích

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong topic này, mình sẽ chia sẻ cách làm một số đề Văn được cho là phổ biến, gắn liền, cơ bản đến nâng cao cho học sinh lớp 8, mong mọi người ủng hộ :D

Đề 1: Cảm nhận của em về nhân vật "tôi" trong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh

Bài làm:

I.Mở bài:

- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học" của tác giả Thanh Tịnh
- Nhân vật "tôi" đã để lại nhiều cảm xúc ấn tượng trong lòng người đọc về tâm hồn trẻ thơ, ngây ngô vào ngày đầu tựu trường.

II.Thân bài:
– Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”.

– Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:

+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.

+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều.

+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp.

+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.

+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng.

– Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.

– Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.

=> Cảm giác của nhân vật diễn biến theo trìnhtự thời gian và không gian. Lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dắt đi trên con đường làng. Sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trông vang lên, nghe ông đốc học đọc tên và dặn dò. Cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp -> phù hợp với tâm lí trẻ

III.Kết bài:
- Ý nghĩa truyện: vẽ nên những năm tháng tuổi thơ đầu đời bên những suy nghĩ ngây ngô. Nhân vật "tôi" đã nhẹ nhàng lướt qua mỗi dòng chữ, nhưng đọng lại trong mỗi người những xúc cảm đong đầy, chất chứa về một thời học trò nhiều kỉ niệm bên bạn bè, thầy cô, mái trường,...
- Thanh Tịnh đã thực sự tinh tế trong việc am hiểu về tâm lí trẻ thơ nên mới có thể viết nên những trang văn cảm xúc đến thế.
____________________________
P/s: Nếu các em là học sinh lớp dưới hoặc các bạn muốn ôn lại kiến thức, thì có thể tham khảo topic https://diendan.hocmai.vn/posts/3776555/ để hiểu bài hơn nhé. Chúc các bạn học tốt! ^^
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Tương tự đề trên, đề tiếp theo đây yêu cầu các bạn phân tích một tư tưởng, chủ đề của văn bản. Trước hết các bạn phải xác định hình thức kết cấu 3 phần: Mở - Thân - Kết. Trong thân bài cần cụ thể hóa nhân vật, hoàn cảnh, ... rồi bắt tay phân tích chủ đề.

Đề: Trình bày cảm nhận của em về tình yêu mẹ của chú bé Hồng qua đoạn trích "Trong lòng mẹ"
Bài làm

I.Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” được trích trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

- Khái quát tính cách, phẩm chất nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: Nhân vật bé Hồng là nhân vật trung tâm của đoạn trích với cảnh ngộ đáng thương và tình yêu thương mẹ đáng trân trọng.

II.Thân bài:
1.Cảnh ngộ đáng thương, buồn tủi của chú bé Hồng
- Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người được gọi là thân thích.

- Trong ngày giỗ đầu của cha, cậu vừa phải chịu nỗi đau mất cha, vừa phải nghe những lời châm chọc, cay nghiệt của người cô về mẹ của mình. Từng lời nói từ cô như cứa thêm vào tâm hồn nhỏ bé, đáng thương hàng nghìn nỗi đau. Họ chỉ muốn gieo giắc vào đầu cậu bé những điều xấu xa, để cậu ruồng bỏ chính mẹ ruột của mình như cách họ ruồng bỏ râu con trong nhà.
- Lời bà cô càng thâm hiểm, ác độc bao nhiêu thì chú bé lại càng đáng thương bấy nhiêu khi phải một mình chống đỡ yếu ớt lại miệng lưỡi người đời và những hủ tục lạc hậu, ác nghiệt.

2.Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng
- Trong cuộc đối thoại với người cô, Hồng đã thể hiện tình yêu thương, niềm tin của mình vào người mẹ khi trả lời cô một cách dứt khoát và thông minh

+ Nhận ra ý nghĩ thâm độc trong giọng nói và nét cười rất kịch của cô tôi

+ Nhận ra mục đích của người cô : Biết rõ “ nhắc đến mẹ tôi cô tôi chỉ gieo giắc vào đầu tôi những hoài nghi và khinh miệt để tôi ruồng rẫy mẹ tôi”

+ Người cô càng mỉa mai Hồng càng thương mẹ hơn. Một khao khát mãnh liệt trong suy nghĩ của Hồng đó là muốn những cổ tục đã đầy đọa mẹ thành một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
- Nếu trong cuộc hội thoại với người cô, chú bé Hồng thể hiện tình yêu me bằng cách phản kháng mãnh liệt thì trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ của mình, chú bé Hồng như quay trở về với chính tâm hồn non nớt, bé bỏng đáng có của mình.

- Khi “ thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã vội vã chạy đuổi theo từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao mong được gặp mẹ của Hồng

- Tâm trạng cô đơn khi thiếu vắng mẹ và mong ước cháy bỏng được gặp lại mẹ của Hồng được bộc lộ rõ qua những suy nghĩ, những giả thiết ngây thơ, trong sáng mà chứa đựng nhiều nỗi đau.

- Được ngồi lên xe cùng mẹ chú òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Ba từ “ òa, nức nở, sụt sùi” cùng một trường nghĩa , nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng của hai mẹ con : tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng……

- Suy nghĩ liên tưởng của Hồng : “ Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ” => cảm giác mình đang bé lại để làm nũng mẹ, để được sự vuốt ve, chiều chuộng

=> Nhờ tình yêu thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng và hạnh phúc lớn lao. Người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé.

III.Kết bài:
- Khẳng định lại tình yêu mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng
- Liên hệ phong cách sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng: Nhà văn Nguyên Hồng là một nhà văn nhân đạo - hiện thực luôn hướng ngòi bút của mình cho những con người bất hạnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ con.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề tiếp theo yêu cầu liên hệ hai nhân vật, hai tác phẩm nhưng cùng chung chủ đề để phản ánh, phân tích khái quát đến cụ thể nhân vật đến tình cảnh và nhấn mạnh ý nghĩa chung của cả hai

Đề:Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh, người nông dân trước cách mang tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình
Bài làm:
I.Mở bài
- Giới thiệu tình cảnh xã hội phong kiến
- Giới thiệu 2 nhân vật: chị Dậu và Lão Hạc trong 2 tác phẩm nổi tiếng, hình tượng quý báu người nông dân chất phác nhưng mang trong mình những vẻ đẹp tiềm tàng, sâu sắc

II.Thân bài
1/ Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
a. Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Làm việc quần quật, không một ngày chơi, mà cũng "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình nghèo khổ lâm vào hạng cùng đinh.
- Chồng nợ tiền sưu thuế, lại còn thêm cả thuế người em đã mất, chị đành bán đứa con bé bỏng, mang nặng đẻ đau
- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng .
* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng
- Yêu thương con hết mực.

2/ Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trớc cách mạng
a. Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.
b. Lão Hạc : Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

3/Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm
- Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.
- Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…
=> Lên án chế độ phong kiến tồi tàn, khiến người nông dân chất phác lâm vào sự khốn cùng.
=> Tô đậm vẻ đẹp của cả 2 nhân vật.

III.Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của cả 2 câu truyện: lên án xã hội phong kiến và vẻ đẹp người nông dân lúc bấy giờ
- Cùng ngòi bút hiện thực - nhân đạo, hai tác giả đã viết nên những trang truyện để lại nhiều xúc cảm ấn tượng cho người đọc.
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503
Top Bottom