B
binh63
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
sau khi ngắm trời thì hãy ngắm những sinh vật nhỏ bé!!!
Một dụng cụ quang học khá bổ ích cho những người ngoài sở thích khám phá thiên văn còn thích khám phá những thứ nhỏ bé hơn mình. Với chiếc kính lúp bạn chỉ thể soi được những vật nhỏ bình thường, còn với kính hiển vi nó có khả năng phóng to vật thể đến mức nhìn rõ các tế bào
Để làm 1 chiếc kính hiẻn vi đơn giản theo cách của mình nên chuẩn bị: ống nhựa phi 27 và phi 21, 1 đến 2 chiếc kính lúp hoặc kính tiêu cự từ 4-7cm(làm thị kính), 1 chiếc kính tiêu cự 1-2cm (làm vật kính), lam kính (r=2cm, d=5cm), bàn kính và 1 số dụng cụ khác như keo dán, băng dính…!
*Cách làm:
-Thân kính:
Ở ống 27mm, cắt 1 đoạn dài từ 15-25cm (càng dài độ phóng đại càng cao nhưng sắc nét sẽ giảm và ngược lại) lấy 1 đoạn nhỏ ống 21mm (có lẽ là vừa với ống phi 27mm) gắn vật kính vào rồi cho ống 21 vào 1 đầu của ống 27, đầu kia gắn thị kính có thông số như bạn muốn. Thế là ta đã có 1 chiếc ống ngắm chính (thân ống) có độ phóng đại khá cao. Bạn có thể đặt xuống bàn và soi những vật thể cạnh mình. (Lưu ý: thị kính có tiêu cự bao nhiêu thì khoảng cách từ mắt đến tiêu điểm kính cũng bằng bấy nhiêu)
-Chân kính:
Ta đã có thân kính, nhưng như vậy quan sát sẽ khó, vì vậy cần 1 chiếc chân vững để đỡ lấy thân kính. Chân kính tùy thuộc vào sở thích của bạn, có thể thẳng để đặt thân kính vuông góc hoặc cong để đặt thân kính nghiêng. Nhưng theo mình nên đặt nghiêng để thuận lợi khi quan sát. Cần kiếm 1 bộ chân đẹp, khung cong sẽ giống với kính hiển vi quang học nhà trường. Về chân kính ko có gì đáng nói, bạn có thể tự tạo dáng cho kính.
-Bàn kính: và ta phải có chiếc bàn kính để gá kẹp tiêu bản khi quan sát. Nên làm bằng kính trong suốt, không quá dày và phải phẳng. Ở dưới đặt 1 chiếc gương cầu lõm hoặc gương phẳng có khả năng xoay để chỉnh ánh sáng vào tiêu bản trên bàn kính. Nhưng gương thu ít ánh sáng và cần phải điểu chỉnh, theo mình nên bắt 1 bộ đèn dưới bàn kính để tiện cho việc quan sát (lưu ý: nên dùng đèn trắng). Ngoài ra ta cũng nên chế tạo thân kính sao cho có thể lấy tiêu bản ra 1 cách dễ dàng sau khi quan sát như: làm bộ phận tịnh tiến cho thân kính, …..!
-Tiêu bản: đặt mẫu vật lên lam kính (nên trong suốt như: tế bào biểu bì vảy hành….) đậy lamen vào. Nhưng trước khi đậy nên cho 1 giọt nước để lamen dính với lam kính!
Bây giờ các bạn có thể đặt vào và quan sát các mẫu vật nhỏ!
Chúc các bạn thành công!
Một dụng cụ quang học khá bổ ích cho những người ngoài sở thích khám phá thiên văn còn thích khám phá những thứ nhỏ bé hơn mình. Với chiếc kính lúp bạn chỉ thể soi được những vật nhỏ bình thường, còn với kính hiển vi nó có khả năng phóng to vật thể đến mức nhìn rõ các tế bào
Để làm 1 chiếc kính hiẻn vi đơn giản theo cách của mình nên chuẩn bị: ống nhựa phi 27 và phi 21, 1 đến 2 chiếc kính lúp hoặc kính tiêu cự từ 4-7cm(làm thị kính), 1 chiếc kính tiêu cự 1-2cm (làm vật kính), lam kính (r=2cm, d=5cm), bàn kính và 1 số dụng cụ khác như keo dán, băng dính…!
*Cách làm:
-Thân kính:
Ở ống 27mm, cắt 1 đoạn dài từ 15-25cm (càng dài độ phóng đại càng cao nhưng sắc nét sẽ giảm và ngược lại) lấy 1 đoạn nhỏ ống 21mm (có lẽ là vừa với ống phi 27mm) gắn vật kính vào rồi cho ống 21 vào 1 đầu của ống 27, đầu kia gắn thị kính có thông số như bạn muốn. Thế là ta đã có 1 chiếc ống ngắm chính (thân ống) có độ phóng đại khá cao. Bạn có thể đặt xuống bàn và soi những vật thể cạnh mình. (Lưu ý: thị kính có tiêu cự bao nhiêu thì khoảng cách từ mắt đến tiêu điểm kính cũng bằng bấy nhiêu)
-Chân kính:
Ta đã có thân kính, nhưng như vậy quan sát sẽ khó, vì vậy cần 1 chiếc chân vững để đỡ lấy thân kính. Chân kính tùy thuộc vào sở thích của bạn, có thể thẳng để đặt thân kính vuông góc hoặc cong để đặt thân kính nghiêng. Nhưng theo mình nên đặt nghiêng để thuận lợi khi quan sát. Cần kiếm 1 bộ chân đẹp, khung cong sẽ giống với kính hiển vi quang học nhà trường. Về chân kính ko có gì đáng nói, bạn có thể tự tạo dáng cho kính.
-Bàn kính: và ta phải có chiếc bàn kính để gá kẹp tiêu bản khi quan sát. Nên làm bằng kính trong suốt, không quá dày và phải phẳng. Ở dưới đặt 1 chiếc gương cầu lõm hoặc gương phẳng có khả năng xoay để chỉnh ánh sáng vào tiêu bản trên bàn kính. Nhưng gương thu ít ánh sáng và cần phải điểu chỉnh, theo mình nên bắt 1 bộ đèn dưới bàn kính để tiện cho việc quan sát (lưu ý: nên dùng đèn trắng). Ngoài ra ta cũng nên chế tạo thân kính sao cho có thể lấy tiêu bản ra 1 cách dễ dàng sau khi quan sát như: làm bộ phận tịnh tiến cho thân kính, …..!
-Tiêu bản: đặt mẫu vật lên lam kính (nên trong suốt như: tế bào biểu bì vảy hành….) đậy lamen vào. Nhưng trước khi đậy nên cho 1 giọt nước để lamen dính với lam kính!
Bây giờ các bạn có thể đặt vào và quan sát các mẫu vật nhỏ!
Chúc các bạn thành công!