Văn Cách làm bài văn nghị luận xã hội

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Các bạn ơi, các bạn có cách viết văn nghị luận xã hội nào hay chỉ cho mình với?
Vậy chị hướng em từng cách 1 cho hai dạng đề NLXH ấy nhé. Phần mở bài và kết bài nó đã có cái font nên chị sẽ ko nhắc lại. Đây là hướng phân tích đề, men theo trình tự này là em sẽ viết được nhé :)

Luận điểm 1 : Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói: giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Luận điểm 2 : Bàn luận
– Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
-Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
Luận điểm 3: Mở rộng.
-Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
-Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
-Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
Luận điểm 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Các bạn ơi, các bạn có cách viết văn nghị luận xã hội nào hay chỉ cho mình với?
Đề thứ hai là về hiện tượng đời sống xã hội :)

Luận điểm 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…)cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
Ví dụ : giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Luận điểm 2: Phân tích tác hại, các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề.
  • Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực.
  • Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực.
  • Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt.
Tác hại :
  • Đối với mỗi cá nhân ( anh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng tâm lí….)
  • Đối với cộng đồng, xã hội
  • Đối với môi trường
Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)
  • Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,…
  • Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ….của mỗi người
Luận điểm 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực
Giải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy.
Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Thân bài:
1,Nghị luận về 1 sự việc hiện tượng đời sống:
-Giải thích+ nêu nhận định( nếu có)
-Giải thích vì sao?
-Nguyên nhân nào? chủ quan, khách quan.
-Biện pháp, hướng đi tích cực.
+Phân tích mặt trái.
+Liên hệ bản thân.
2, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý:
-Giải thích (từ khó=> tổng thể)
-Nhận định: Đúng hay sai, vừa đúng vừa sai?
-Vì sao?
-Bình luận, mở rộng:
+Pt mặt trái.
+Nâng vấn đề lên khái quát => quan điểm bản thân.
+Liên hệ.
Chúc em học tốt!
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Nguyễn Kiều Kim Ngân

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng tư 2018
5
1
6
20
TP Hồ Chí Minh
HHT
Cho em hỏi là những bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí nào thì mới sử dụng phần lật ngược vấn đề được ạ? Cho em ví dụ cụ thể với ạ. Mai em thi rồi ạ, giúp em với T.T . Em cảm ơn
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Cho em hỏi là những bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí nào thì mới sử dụng phần lật ngược vấn đề được ạ? Cho em ví dụ cụ thể với ạ. Mai em thi rồi ạ, giúp em với T.T . Em cảm ơn
Những đề vừa mang tính đúng, vừa mang tích chưa đúng, chưa thỏa đáng.
Ví dụ: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
 
Top Bottom