- 24 Tháng mười 2018
- 1,599
- 2,859
- 371
- Hà Nội
- Đại học Thương Mại
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đọc hiểu là một dạng bài tập cực khó ăn điểm. Nhiều bạn có thể cảm thấy shock khi nhìn thấy những bài đọc dài dằng dặc toàn Tiếng Anh. Hãy nhớ rằng để làm được bài tập này cũng phải có bí quyết đấy nhé.
Căn cứ vào từng dạng bài tập mà bạn nên chọn cho mình những phương pháp đọc cụ thể, gồm: scanning và skimming. (Đây thực sự là 2 kĩ năng quan trọng trong Reading mà bất kì bạn nào ôn thi chứng chỉ Quốc tế đều phải biết và thành thạo)
Skimming và Scanning là hai kỹ năng đọc quan trọng giúp chúng ta có thể thâu tóm được nội dung của toàn bộ bài đọc rất nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm và vận dụng được hai kỹ năng này trong bài đọc.
SKIMMING (Đọc lướt)
Skimming là gì: Skimming là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài.
Khi nào thì cần dùng kỹ năng skimming:
- Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin quan trọng
- Skimming để xác định từ khóa chính
- Sau khi skimming một đoạn bạn sẽ xác định được xem có cần đọc kỹ đoạn này sau đó không.
Các bước trong Skimming:
- Đầu tiên hãy đọc chủ đề của bài- Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài
- Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát
- Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa
- Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng.
- Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại
- Đọc sâu hơn vào bài khóa, hãy chú ý:
+ Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi : who, what, when, why, how
+ Danh từ riêng
+ Các từ khác biết, đặc biệt là các từ viết hoa
+ Liệt kê
+ Tính từ số lượng ( best, most, worst, …)
+ Những dấu hiệu đánh máy: in nghiêng, in đậm, gạch chân, …
+ Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ hãy nhìn lướt thật nhanh
- Đọc toàn bộ đoạn cuối
SCANNING (Đọc lấy dữ liệu chi tiết)
Scanning là gì: Scanning là đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài khóa.
Khi nào cần dùng kỹ năng scanning: Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài
Các bước trong Scanning là gì:
- Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu như xác định được các thông tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ rang thì khi bạn tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn.
- Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào số, tên riêng, ngày tháng, … và có thể nằm ở đoạn nào
- Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
+ Có thể là trong tiêu đề, biều đồ, hoặc trong phần in đậm?
+ Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong danh bạ điện thoại, bảng chú giải?
- Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc
- Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó
- Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo
Khi Scanning, bạn phải luôn xác định lướt qua bài khóa mà không cần hiểu nội dung của nó.
Căn cứ vào từng dạng bài tập mà bạn nên chọn cho mình những phương pháp đọc cụ thể, gồm: scanning và skimming. (Đây thực sự là 2 kĩ năng quan trọng trong Reading mà bất kì bạn nào ôn thi chứng chỉ Quốc tế đều phải biết và thành thạo)
Skimming và Scanning là hai kỹ năng đọc quan trọng giúp chúng ta có thể thâu tóm được nội dung của toàn bộ bài đọc rất nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm và vận dụng được hai kỹ năng này trong bài đọc.
SKIMMING (Đọc lướt)
Skimming là gì: Skimming là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài.
Khi nào thì cần dùng kỹ năng skimming:
- Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin quan trọng
- Skimming để xác định từ khóa chính
- Sau khi skimming một đoạn bạn sẽ xác định được xem có cần đọc kỹ đoạn này sau đó không.
Các bước trong Skimming:
- Đầu tiên hãy đọc chủ đề của bài- Đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài
- Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát
- Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa
- Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng.
- Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại
- Đọc sâu hơn vào bài khóa, hãy chú ý:
+ Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi : who, what, when, why, how
+ Danh từ riêng
+ Các từ khác biết, đặc biệt là các từ viết hoa
+ Liệt kê
+ Tính từ số lượng ( best, most, worst, …)
+ Những dấu hiệu đánh máy: in nghiêng, in đậm, gạch chân, …
+ Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ hãy nhìn lướt thật nhanh
- Đọc toàn bộ đoạn cuối
SCANNING (Đọc lấy dữ liệu chi tiết)
Scanning là gì: Scanning là đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài khóa.
Khi nào cần dùng kỹ năng scanning: Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài
Các bước trong Scanning là gì:
- Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu như xác định được các thông tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ rang thì khi bạn tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn.
- Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào số, tên riêng, ngày tháng, … và có thể nằm ở đoạn nào
- Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning.
+ Có thể là trong tiêu đề, biều đồ, hoặc trong phần in đậm?
+ Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong danh bạ điện thoại, bảng chú giải?
- Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc
- Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó
- Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới, hoặc đọc theo đường chéo
Khi Scanning, bạn phải luôn xác định lướt qua bài khóa mà không cần hiểu nội dung của nó.