E
enterment
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
CÁCH LÀM 1 MỞ BÀI CHUẨN TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC !
Chào các bạn ! mình vừa mới vào diễn đàn của hocmai lần đầu và thấy có rất nhìu bạn gặp rắc rối với cái mở bài ! Theo kinh nghiệm của bản thân và tham khảo nhìu bài văn mẫu chuẩn mình nghĩ có thể giúp các bạn giải quyết vấn đề này !
Có thể nói mở bài của mỗi bài văn chính là cái đầu tiên đưa người viết tiếp xúc với người chấm bài . Ấn tượng đầu tiên của người chấm , vốn hiểu biết của người viết ra sao có lẽ nằm ngay ở phần mở bài . Vì vậy các bạn không nên xem thường phần mở bài . Thêm 1 lý do nữa là phần mở bài của mỗi câu trong đề đại học ( cùng với phần tổng kết , khái quát ) sẽ chiêm từ 0.5 - 1 điểm đấy . Mong các bạn cố gắng tận dụng triệt để phần này !
Sau đây là cách mở bài chuẩn :
Mở bài theo tôi sẽ cần có 2 đoạn văn , mỗi đoạn khoảng 4- 5 dòng . Đoạn thứ nhất bạn sẽ phải nêu tên tuổi . vị trí của tác giả trong nền Văn Học , khái quát nghệ thuật cũng như tài năng.... ( chú ý là chỉ khái quát thôi vì phần kết bài mình phải nêu lai những thành công của tác giả trong tác phẩm )
Đoạn thứ 2 bạn sẽ phải nêu thông tin về tác phẩm , xuất xứ , hoàn cảnh . nội dung chính , và yêu cầu của đề bài... ( và cũng nêu thật khái quát )
Đó chính là cách mở bài hay nhất , chính xác nhất , mà bất kỳ người chấm thi nào cũng phải '' mủi lòng ''
Nghe thì có vẻ chung chung khó hiểu lắm phải không ? Sau đây sẽ là 1 số ví dụ để các bạn tham khảo "
Đề 1 : CÓ THỂ NÓI MỖI TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM LÀ 1 BÀI THƠ TRỮ TÌNH ĐẦY XÓT THƯƠNG '' . HÃY CHỨNG MINH
MỞ BÀI : Thạch Lam ( 1910- 1942 ) là 1 thành viên chủ chốt trong Tự Lực Văn Đoàn , là 1 cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam . Ông là 1 '' tấm lòng êm mát và sâu kín '' đối với con người và quê hương . Thạch Lam khơi nguồn cảm hứng cho mình từ những số phận nhỏ bé , bất hạnh . Qua giọng văn nhẹ nhàng , đằm thắm người đọc cảm nhận được tinh thần nhân đạo sâu sắc trong con người Thạch Lam !
'' Hai đứa trẻ '' là 1 tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam , rút từ tập '' Nắng trong vườn '' ( 1938 ) . Truyện là bức tranh toàn cảnh về đời sống phố huyện nghèo với những con người nghèo khổ , lay lắt . Tuy nhiên trái tim nhân hậu của ông cũng phát hiện được những vẻ đẹp của khát khao ước mơ của những con người nới đây . Truyện là 1 '' câu chuyện trữ tình đầy xót thương '' phản ánh đời sống hiện thực nhưng đầy thi vị , đầy chất thơ !
Hì hì ! kiểu kiểu như thế đấy , mặc dù mình làm cũng không hay lắm nhưng khi đi thi thì ăn chắc 0.5 điểm nà !
Để có thể làm mở bài gãy gọn và nhanh thì bạn cần phải chủ động học hết các tác giả ( tên thật , năm sinh nẳm mất nếu nhớ. phong cách chung ) và hoàn cảnh ra đời tất cả các tác phẩm . Việc nắm chắc 2 vấn đề này không chỉ giúp bạn làm mở bài hay đâu mà còn giúp bạn rất nhiều trong việc làm câu 2 điểm đấy ( câu 2 điểm theo hướng ra đề đổi mới sẽ không hỏi về 5 tác gia đâu mà sẽ hỏi về hoàn cảnh ra đời các tác phẩm và 1 nội dung nhỏ của tác phẩm )
và 1 điều nữa là bạn hoàn toàn có thể chủ động làm các mở bài ở nhà , đến phòng thi chỉ việc nhớ lại 1 chút và '' ăn điểm ' thôi . Ví dụ như cái mở bài Thạch Lam trên kia có thể dùng cho tất cả những đề về " 2 đứa trẻ '' . Tùy vào đề mà bạn biến đổi chút ít phần cuối đoạn 2 thôi !
Với kinh nghiệm nhỏ nhặt ấy mong là có thể giúp cho 1 số bạn đang gặp rắc rối với phần mở bài , Hãy để lo lắng cho những phần khác quan trọng hơn các bạn nhé !!
thêm ví dụ nữa cho sinh động nhé :
ĐỀ 2 : EM HÃY PHÂN TÍCH PHÂN VẬT TNÚ TRONG RỪNG XÀ NU
MỞ BÀI : Nguyễn Trung Thành ( 1932 ) tên thật là Nguyễn Văn Báu , là 1 nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Các tác phẩm của ông thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dất nước , xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Ông đặc biệt gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên và có nhiều tác phẩm hay về con người mảnh đất này .
''Rừng xà nu '' là 1 tác phẩm xuấtt sắc của NTT , rút từ tâpk '' Trên quê hương những anh hùng Điện Ngoc '' , ra đời năm 1965 lúc Đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam . Tác phẩm đã phản ánh 1 cách chân thực , cảm động về tinh thần quật khới của dân làng XÔMAN , cũng như các dân tộc Tây Nguyên nói chung
Trong tác phẩm , NTT đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Tnú - 1 điển hình cho số phận khổ đau và tinh thần anh dũng của dân làng Xôman . Trong tập thể anh hùng ấy , Tnú là kết tinh , hội tụ nhất vẻ đẹp anh dũng nhưng cũng đầy nghĩa tình !
Đôi lúc cũng nên linh động cho thành 3 đoạn nhỏ như thế để ngừoi chấm bài có thể cho điểm dễ dàng , tránh việc viết đủ ý nhưng người chấm không thấy . Mà các bạn đừng nghĩ '' phần mở bài cần gì phải viết dài như thế ? '' . Nó không chỉ giúp bạn lấy tối đa điểm mà còn thể hiện bạn là người nắm rõ tác phẩm , từ đó dễ được người chấm châm chước những khuyết điểm khác .
CHÚC MAY MẮN !
Chào các bạn ! mình vừa mới vào diễn đàn của hocmai lần đầu và thấy có rất nhìu bạn gặp rắc rối với cái mở bài ! Theo kinh nghiệm của bản thân và tham khảo nhìu bài văn mẫu chuẩn mình nghĩ có thể giúp các bạn giải quyết vấn đề này !
Có thể nói mở bài của mỗi bài văn chính là cái đầu tiên đưa người viết tiếp xúc với người chấm bài . Ấn tượng đầu tiên của người chấm , vốn hiểu biết của người viết ra sao có lẽ nằm ngay ở phần mở bài . Vì vậy các bạn không nên xem thường phần mở bài . Thêm 1 lý do nữa là phần mở bài của mỗi câu trong đề đại học ( cùng với phần tổng kết , khái quát ) sẽ chiêm từ 0.5 - 1 điểm đấy . Mong các bạn cố gắng tận dụng triệt để phần này !
Sau đây là cách mở bài chuẩn :
Mở bài theo tôi sẽ cần có 2 đoạn văn , mỗi đoạn khoảng 4- 5 dòng . Đoạn thứ nhất bạn sẽ phải nêu tên tuổi . vị trí của tác giả trong nền Văn Học , khái quát nghệ thuật cũng như tài năng.... ( chú ý là chỉ khái quát thôi vì phần kết bài mình phải nêu lai những thành công của tác giả trong tác phẩm )
Đoạn thứ 2 bạn sẽ phải nêu thông tin về tác phẩm , xuất xứ , hoàn cảnh . nội dung chính , và yêu cầu của đề bài... ( và cũng nêu thật khái quát )
Đó chính là cách mở bài hay nhất , chính xác nhất , mà bất kỳ người chấm thi nào cũng phải '' mủi lòng ''
Nghe thì có vẻ chung chung khó hiểu lắm phải không ? Sau đây sẽ là 1 số ví dụ để các bạn tham khảo "
Đề 1 : CÓ THỂ NÓI MỖI TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM LÀ 1 BÀI THƠ TRỮ TÌNH ĐẦY XÓT THƯƠNG '' . HÃY CHỨNG MINH
MỞ BÀI : Thạch Lam ( 1910- 1942 ) là 1 thành viên chủ chốt trong Tự Lực Văn Đoàn , là 1 cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam . Ông là 1 '' tấm lòng êm mát và sâu kín '' đối với con người và quê hương . Thạch Lam khơi nguồn cảm hứng cho mình từ những số phận nhỏ bé , bất hạnh . Qua giọng văn nhẹ nhàng , đằm thắm người đọc cảm nhận được tinh thần nhân đạo sâu sắc trong con người Thạch Lam !
'' Hai đứa trẻ '' là 1 tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam , rút từ tập '' Nắng trong vườn '' ( 1938 ) . Truyện là bức tranh toàn cảnh về đời sống phố huyện nghèo với những con người nghèo khổ , lay lắt . Tuy nhiên trái tim nhân hậu của ông cũng phát hiện được những vẻ đẹp của khát khao ước mơ của những con người nới đây . Truyện là 1 '' câu chuyện trữ tình đầy xót thương '' phản ánh đời sống hiện thực nhưng đầy thi vị , đầy chất thơ !
Hì hì ! kiểu kiểu như thế đấy , mặc dù mình làm cũng không hay lắm nhưng khi đi thi thì ăn chắc 0.5 điểm nà !
Để có thể làm mở bài gãy gọn và nhanh thì bạn cần phải chủ động học hết các tác giả ( tên thật , năm sinh nẳm mất nếu nhớ. phong cách chung ) và hoàn cảnh ra đời tất cả các tác phẩm . Việc nắm chắc 2 vấn đề này không chỉ giúp bạn làm mở bài hay đâu mà còn giúp bạn rất nhiều trong việc làm câu 2 điểm đấy ( câu 2 điểm theo hướng ra đề đổi mới sẽ không hỏi về 5 tác gia đâu mà sẽ hỏi về hoàn cảnh ra đời các tác phẩm và 1 nội dung nhỏ của tác phẩm )
và 1 điều nữa là bạn hoàn toàn có thể chủ động làm các mở bài ở nhà , đến phòng thi chỉ việc nhớ lại 1 chút và '' ăn điểm ' thôi . Ví dụ như cái mở bài Thạch Lam trên kia có thể dùng cho tất cả những đề về " 2 đứa trẻ '' . Tùy vào đề mà bạn biến đổi chút ít phần cuối đoạn 2 thôi !
Với kinh nghiệm nhỏ nhặt ấy mong là có thể giúp cho 1 số bạn đang gặp rắc rối với phần mở bài , Hãy để lo lắng cho những phần khác quan trọng hơn các bạn nhé !!
thêm ví dụ nữa cho sinh động nhé :
ĐỀ 2 : EM HÃY PHÂN TÍCH PHÂN VẬT TNÚ TRONG RỪNG XÀ NU
MỞ BÀI : Nguyễn Trung Thành ( 1932 ) tên thật là Nguyễn Văn Báu , là 1 nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Các tác phẩm của ông thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dất nước , xây dựng những tính cách anh hùng tiêu biểu cho nhân dân. Ông đặc biệt gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên và có nhiều tác phẩm hay về con người mảnh đất này .
''Rừng xà nu '' là 1 tác phẩm xuấtt sắc của NTT , rút từ tâpk '' Trên quê hương những anh hùng Điện Ngoc '' , ra đời năm 1965 lúc Đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam . Tác phẩm đã phản ánh 1 cách chân thực , cảm động về tinh thần quật khới của dân làng XÔMAN , cũng như các dân tộc Tây Nguyên nói chung
Trong tác phẩm , NTT đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Tnú - 1 điển hình cho số phận khổ đau và tinh thần anh dũng của dân làng Xôman . Trong tập thể anh hùng ấy , Tnú là kết tinh , hội tụ nhất vẻ đẹp anh dũng nhưng cũng đầy nghĩa tình !
Đôi lúc cũng nên linh động cho thành 3 đoạn nhỏ như thế để ngừoi chấm bài có thể cho điểm dễ dàng , tránh việc viết đủ ý nhưng người chấm không thấy . Mà các bạn đừng nghĩ '' phần mở bài cần gì phải viết dài như thế ? '' . Nó không chỉ giúp bạn lấy tối đa điểm mà còn thể hiện bạn là người nắm rõ tác phẩm , từ đó dễ được người chấm châm chước những khuyết điểm khác .
CHÚC MAY MẮN !