Cách học giỏi lí

A

anhbez9

cách tốt nhất là học chăm,bạn phải có 1 niềm đam me,ko như mình chỉ cần nghe đến từ toán hay ko học toán là ko chịu được,hóa cũng zậy,chỉ cần có đam mê,ý chí nghi lực và tóm lại là bạn yêu ly,đam mê lý,luôn học hỏi,..để học giỏi lý.đó là về 1 phần,phần nữa là bạn nên học thuộc công thức tính toán,ghi nhớ,đọc thêm 1 số quyển sách nâng cao để biết thêm kiến thức như:bồi dưỡng vật lý,trong tuần học lý dc có 1 tiết thì bạn nên dắp xếp cho mỗi tối khoảng 1 tiếng để học,làm bài tập cơ bản và 1 số bài nâng cao,đảm bảo trong nửa tháng bạn sẽ là 1 hsg ly.mình cũng từng kém lý và sau đó đã học giỏi lý:-h
chúc bạn thành công nhé!cố gắng lên!
:khi (35):
 
Q

quynhchungbk@gmail.com

li

Ai giúp mình cách tốt nhất mà hiệu quả để học tốt lí được không ???

:confused::confused::confused:

Nội dung phương pháp học tập:
1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.

Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.

2. Rèn luyện trí nhớ tốt
Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.

3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…

Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.
Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.
Học bài mới
1. Phần lý thuyết:
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.

- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.

- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.

- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

2. Phần bài tập:

- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
Trình tự làm một bài toán vật lý là:
- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

3. Ôn tập:
- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.
 
H

hocgioi2013

Kinh nghiện 1: Xây dựng lòng yêu thích với môn học
Làm bất kì việc gì, muốn làm tốt, làm giỏi chúng ta cần có niềm đam mê, sự yêu thích. Hứng thú trong học tập đó là sự yêu thích, ham học, có cảm giác phấn chấn khi tiếp xúc môn học, phát triển tối đa trí tuệ, sức sáng tạo, tích cực tự nghiên cứu. Các em học sinh có thể xây dựng hứng thú, niềm yêu thích với môn vật Lý bằng cách tự mình thực hiện những thí nghiệm đơn giản liên quan đến những kiến thức vật lý đã học, quan sát những hiện tượng xung quanh đời sống và phát hiện ra những kiến thức vật lý nào được áp dụng trong thực tế, đọc những cuốn sách vui về vật lý, tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ vật lý hay tham gia những diễn dàn yêu vật lý trên mạng… Đặc biệt hãy luôn luôn đặt câu hỏi tại sao, mỗi khi các em đặt câu hỏi và tự tìm hiểu, giải đáp được, các em sẽ cảm nhận được niềm vui và thêm yêu môn học này.
Kinh nghiệm 2: Nắm chắc các công thức Vật Lý.

Để giải được một bài tập Vật Lý, đòi hỏi các em phải nhớ và nắm chắc các công thức Vật Lý. Có nhiều cách để nhớ công thức song cách tốt nhất đó chính là các em hãy xào đi xào lại các công thức, định luật nhiều lần. Học tập là cả một quá trình không thể chỉ trong ngày một ngày hai, hôm nay học thuộc đấy nhớ đây, nhưng hôm sau lại quên ngay. Các em hãy viết các công thức Vật Lý vào giấy và dán vào chỗ mình hay qua lại nhất mỗi ngày hãy nhìn nó ít nhất 10 lần, những công thức đó sẽ dần ngấm vào đầu các em lúc nào không biết. Bên cạnh đó các em cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với các thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá…Các thực phẩm đó sẽ rất có ích cho việc kích thích sự phát triển của não bộ và giúp các em có một trí nhớ tốt hơn để học tập môn Lý.
Kinh nghiệm 3: Làm nhiều bài tập

Học công thức thôi không đủ, các em học sinh còn cần làm thêm các bài tập để tăng cường khả năng tính toán, rèn luyện tư duy nhanh và tích lũy thêm kiến thức. Đầu tiên, các em nên làm những bài tập đơn giản với những công thức căn bản sau đó mới luyện đến những bài toán phức tạp hơn. Việc làm bài tập cũng sẽ giúp các em nhớ công thức lâu hơn do được vận dụng nhiều lần. Trình tự làm một bài tập Vật Lý như sau:

Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này).
Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội thế số).
Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
nguồn sưu tầm
 
0

0872

Theo mình thì có 4 điều bạn cần làm:
1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
2. Chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp. Nếu có thắc mắc thì phải hỏi ngay
3. Luyện tập thật chăm chỉ
4. Chịu khó tìm tòi các bài tập nâng cao. Xung quanh một bài học, bạn có thể tự đặt câu hỏi: "Tại sao lại ntn, ntk ...?", chịu khó suy nghĩ, nếu ko nghĩ ra đc thì đem ra thảo luận cùng thầy cô, bạn bè :)

Nhưng mình nghĩ quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào sự kiên trì :D

Chúc bạn học tốt
 
Top Bottom