B
betuyet_matto_0596
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
HÀNH QUYẾT DÃ MAN KIỂU TÀU
Posted on 22.04.2011 by Thiên Việt
NGHỆ THUẬT GIẾT NGƯỜI
Đọc bài viết về những phương cách hành quyết dã man bên Tàu ngày xưa.
Nghệ thuật giết người của Tàu
Ở trong chăn mới biết chăn có rận ! Viết về nghệ thuật giết người của Tàu thì chỉ những văn sĩ Tàu viết mới chính xác, mới không bị mang tiếng là vẽ rắn thêm chân !
Chuyện này viết lại theo Đàn Hương Hình của Mạc Ngôn, một Văn Sĩ Tàu thời nay.
Xử tử phạm nhân thì thường là chặt đầu hay treo cổ, ác hơn thì là đánh bằng gậy, kẹp chả, bó giò, bỏ bao tải thả trôi sông, năm ngựa phanh thây, chặt làm tám khúc … ác nữa thì như ở Trung Đông cho ném đá hoặc đóng đinh câu rút nạn nhân trên cây thập Tự Giá cho phạm nhân chết từ từ vì khổ sở, đau đớn mất máu … Nhưng giết người mà để cho đau đớn đến cùng cực, đau khổ đến phải toát hết mồ hôi trong người ra rồi mới được chết và người hành hình cũng phải vận dụng hết khả năng, tay nghề và cũng phải toát hết mồ hôi mới thi hành xong bản án thì chỉ có ở bên Tàu !
Người thi hành án tử hình được gọi là Đao Phủ (dù có khi thi hành án không dùng đao). Ở bên Tàu, Đao Phủ là một nghề hẳn hoi có ông Tổ đàng hoàng nên trước khi hành hình, Đao Phủ phải lấy trong làn ra một bó hương quí, nhẹ nhàng rút ra ba nén, châm lửa từ cây nến trên bàn thờ Tổ, rồi cắm vào lư hương, quì xuống khấn vái xin Tổ phù hộ, độ trì thì Tổ mới độ cho công việc được xuông sẻ.
Tương truyền rằng ông Tổ nghề Đao Phủ tên Cao Đào, một bậc đại hiền, một trang anh kiệt thời Tam Hoàng Ngũ Đế,. Suýt nữa kế vị ngôi vua của Đại Vũ. Các loại hình phạt ngày nay là do ông Tổ chế định ra. Ông này mắt phượng mày ngài, mặt đỏ như táo chín, mắt sáng như sao, râu ba chòm, tướng mạo như Quan Công thời Tam Quốc. Sư Tổ này giết người không cần dùng đao, chỉ dùng mắt nhìn vào gáy phạm nhân rồi lướt ngang một cái là đầu phạm nhân rơi ngay xuống đất !
Người đời vẫn quan niệm rằng Đao Phủ là loại tiện nhân và không được liệt vào một trong chín hạng người trong xã hội Tàu ! Nhưng Đao Phủ lại đại diện cho sự tôn nghiêm của đất nước. Đất nước có nghìn vạn pháp qui, nhưng thực thi thì phải nhờ vào Đao Phủ. Đao Phủ tuy là hạng đốn mạt nhưng công việc mà Đao Phủ đảm nhiệm không đốn mạt. Nghề này người đứng đắn không làm, kẻ lười biếng, ươn hèn không làm nổi. Nghề này mà phát triển thì triều đình hưng thịnh, nghề này tiêu điều thì khí số của triều đình cũng hết. Nó tiêu biểu cho tinh, khí,t hần cuả triều đình. Thiên hạ coi thường nghề Đao Phủ, nhưng một khi đã làm nghề này thì coi thường tất cả mọi người ! Từ người dân đen cho đến quan cực phẩm nếu có tội đều phải ngửa cổ ra cho Đao Phủ trị tội.
Thời Phong Kiến, Đao Phủ không được vào biên chế vì thế Đao Phủ năm không bổng lộc, tháng không lương phạn, họ sống nhờ bán những thứ thu nhặt từ người chết để làm thuốc và một đôi khi cũng được vua, quan thưởng cho chút ít.
Triều nhà Thanh, Ngục Áp Tư thuộc Bộ Hình chỉ có bốn Đao Phủ. Người cao tuổi nhất, kinh nghiệm nhất, tay nghề giỏi nhất được gọi là Già, (thí dụ người đó tên Kiệt thì gọi là Già Kiệt). Ba người còn lại căn cứ vào kinh nghiệm và tay nghề lần lượt có tên là Dì Cả, Dì Hai, Dì Út. Người giúp việc cho các Dì và Già được gọi là Cháu Ngoại. Đã là Đao Phủ thì phải là Đao Phủ của Ngục Áp Tư của Bộ Hình, chứ Đao Phủ của các Phủ, Huyện thì là những Đao Phủ tầm thường chỉ biết chặt đầu treo cổ… như một tên Đồ Tể mà thôi !
Muốn trở thành Đao Phủ thì trước nhất phải là cháu ngoại, làm những việc lặt vặt như quyét nhà, nấu cơm, giặt giũ… phải thực tập ở cửa hàng thịt lợn cho đến khi chọc một dao là đúng ngay yếu huyệt cổ, đường dao đi ngọt như đâm vào tảng đậu hũ, ấn thêm một nhát nữa, lưỡi dao rồi cả cán dao lút sâu trong cổ lợn, tiếng kêu im bặt, chỉ còn tiếng nấc cụt, rồi tiếng nấc cụt cũng không còn, con lợn run rẩy, chân run, da run, đám lông cũng run, rút dao ra không một giọt máu nhưng khi nghiêng con lợn, để chỗ cắt tiết chiếu thẳng xuống chậu hứng, vỗ một cái một giòng máu nóng sẽ vọt ra, phun thẳng vào cái chậu để ở xa !
Posted on 22.04.2011 by Thiên Việt
NGHỆ THUẬT GIẾT NGƯỜI
Đọc bài viết về những phương cách hành quyết dã man bên Tàu ngày xưa.
Nghệ thuật giết người của Tàu
Ở trong chăn mới biết chăn có rận ! Viết về nghệ thuật giết người của Tàu thì chỉ những văn sĩ Tàu viết mới chính xác, mới không bị mang tiếng là vẽ rắn thêm chân !
Chuyện này viết lại theo Đàn Hương Hình của Mạc Ngôn, một Văn Sĩ Tàu thời nay.
Xử tử phạm nhân thì thường là chặt đầu hay treo cổ, ác hơn thì là đánh bằng gậy, kẹp chả, bó giò, bỏ bao tải thả trôi sông, năm ngựa phanh thây, chặt làm tám khúc … ác nữa thì như ở Trung Đông cho ném đá hoặc đóng đinh câu rút nạn nhân trên cây thập Tự Giá cho phạm nhân chết từ từ vì khổ sở, đau đớn mất máu … Nhưng giết người mà để cho đau đớn đến cùng cực, đau khổ đến phải toát hết mồ hôi trong người ra rồi mới được chết và người hành hình cũng phải vận dụng hết khả năng, tay nghề và cũng phải toát hết mồ hôi mới thi hành xong bản án thì chỉ có ở bên Tàu !
Người thi hành án tử hình được gọi là Đao Phủ (dù có khi thi hành án không dùng đao). Ở bên Tàu, Đao Phủ là một nghề hẳn hoi có ông Tổ đàng hoàng nên trước khi hành hình, Đao Phủ phải lấy trong làn ra một bó hương quí, nhẹ nhàng rút ra ba nén, châm lửa từ cây nến trên bàn thờ Tổ, rồi cắm vào lư hương, quì xuống khấn vái xin Tổ phù hộ, độ trì thì Tổ mới độ cho công việc được xuông sẻ.
Tương truyền rằng ông Tổ nghề Đao Phủ tên Cao Đào, một bậc đại hiền, một trang anh kiệt thời Tam Hoàng Ngũ Đế,. Suýt nữa kế vị ngôi vua của Đại Vũ. Các loại hình phạt ngày nay là do ông Tổ chế định ra. Ông này mắt phượng mày ngài, mặt đỏ như táo chín, mắt sáng như sao, râu ba chòm, tướng mạo như Quan Công thời Tam Quốc. Sư Tổ này giết người không cần dùng đao, chỉ dùng mắt nhìn vào gáy phạm nhân rồi lướt ngang một cái là đầu phạm nhân rơi ngay xuống đất !
Người đời vẫn quan niệm rằng Đao Phủ là loại tiện nhân và không được liệt vào một trong chín hạng người trong xã hội Tàu ! Nhưng Đao Phủ lại đại diện cho sự tôn nghiêm của đất nước. Đất nước có nghìn vạn pháp qui, nhưng thực thi thì phải nhờ vào Đao Phủ. Đao Phủ tuy là hạng đốn mạt nhưng công việc mà Đao Phủ đảm nhiệm không đốn mạt. Nghề này người đứng đắn không làm, kẻ lười biếng, ươn hèn không làm nổi. Nghề này mà phát triển thì triều đình hưng thịnh, nghề này tiêu điều thì khí số của triều đình cũng hết. Nó tiêu biểu cho tinh, khí,t hần cuả triều đình. Thiên hạ coi thường nghề Đao Phủ, nhưng một khi đã làm nghề này thì coi thường tất cả mọi người ! Từ người dân đen cho đến quan cực phẩm nếu có tội đều phải ngửa cổ ra cho Đao Phủ trị tội.
Thời Phong Kiến, Đao Phủ không được vào biên chế vì thế Đao Phủ năm không bổng lộc, tháng không lương phạn, họ sống nhờ bán những thứ thu nhặt từ người chết để làm thuốc và một đôi khi cũng được vua, quan thưởng cho chút ít.
Triều nhà Thanh, Ngục Áp Tư thuộc Bộ Hình chỉ có bốn Đao Phủ. Người cao tuổi nhất, kinh nghiệm nhất, tay nghề giỏi nhất được gọi là Già, (thí dụ người đó tên Kiệt thì gọi là Già Kiệt). Ba người còn lại căn cứ vào kinh nghiệm và tay nghề lần lượt có tên là Dì Cả, Dì Hai, Dì Út. Người giúp việc cho các Dì và Già được gọi là Cháu Ngoại. Đã là Đao Phủ thì phải là Đao Phủ của Ngục Áp Tư của Bộ Hình, chứ Đao Phủ của các Phủ, Huyện thì là những Đao Phủ tầm thường chỉ biết chặt đầu treo cổ… như một tên Đồ Tể mà thôi !
Muốn trở thành Đao Phủ thì trước nhất phải là cháu ngoại, làm những việc lặt vặt như quyét nhà, nấu cơm, giặt giũ… phải thực tập ở cửa hàng thịt lợn cho đến khi chọc một dao là đúng ngay yếu huyệt cổ, đường dao đi ngọt như đâm vào tảng đậu hũ, ấn thêm một nhát nữa, lưỡi dao rồi cả cán dao lút sâu trong cổ lợn, tiếng kêu im bặt, chỉ còn tiếng nấc cụt, rồi tiếng nấc cụt cũng không còn, con lợn run rẩy, chân run, da run, đám lông cũng run, rút dao ra không một giọt máu nhưng khi nghiêng con lợn, để chỗ cắt tiết chiếu thẳng xuống chậu hứng, vỗ một cái một giòng máu nóng sẽ vọt ra, phun thẳng vào cái chậu để ở xa !