cách chuyển mạch diện tương đương

T

tuna95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình thấy việc chuyển mạch điện tương đương khá quan trọng nhưng mình ko tìm thấy nhiều tài liệu về phần này. Hầu hết tất cả các tài liệu đều chỉ nói chung chung với rất ít ví dụ, có bạn nào hiểu rõ về các cách chuyển sơ đồ tương đương thì post hộ mình nhé! Thanks các bạn nhiều
 
D

domtomboy

nguyên tắc cơ bản:

- Nếu khoá K nào hởthif ta bỏ hẳn tất cả các phần tử nối tiếp vs khoá K về 2 phía.

- Nếu khoá K nào đóng thì ta chập 2 nút 2 bên khoá K thành 2 điểm.

-Xác định xem mạc có mấy điểm điện thế

-tìm các điện trở // , nối tiếp vs nhau và vẽ sơ đồ tương ứng


VD: cho mạch MN gồm 3 điện trở nối tiếp. giữa đtro 1 và2 là điẻm A, giữa 2,3 là điểm B. giữa A,N có 1 khoá K2 và giữa B và M có 1 khoá k1
(vẽ ra giấy sơ đồ mạch điện đi)
vé lại sơ đồ tương đương khi k1 đóng, k2 mở
G:
k1 đóng---> chập B, vs M còn K2 mở--> bỏ đi 2 dtr 2 ,3
cái này chỉ là dạng đơn giản để hiểu lí thuyết thôi
 
T

thuypro94

Mình thấy việc chuyển mạch điện tương đương khá quan trọng nhưng mình ko tìm thấy nhiều tài liệu về phần này. Hầu hết tất cả các tài liệu đều chỉ nói chung chung với rất ít ví dụ, có bạn nào hiểu rõ về các cách chuyển sơ đồ tương đương thì post hộ mình nhé! Thanks các bạn nhiều


QUY TẮC 1 : Chập các điểm có cùng hiệu điện thế.

Các điểm có cùng hiệu điện thế là các điểm sau đây:

Nối với nhau bằng dây dẫn và ampe kế có điện trở rất nhỏ có thể bỏ qua.

Các điểm đối xứng với nhau qua trục đối xứng của mạch đối xứng. Trục đối xứng là đường thẳnh hoặc mặt phẳng đi qua điểm vào và ra của mạch điện, chia mạch điện thành hai nửa đối xứng.

QUY TẮC 2 : Tách nút.

Tách một nút thành hai nút sao cho hai nút vừa tách có cùng điện thế, chập lại ta được mạch điện ban đầu.

QUY TẮC 3 : Bỏ điện trở.

Ta có thể bỏ các điện trở ( khác 0 ) nếu hai đầu điện trở đó có điện thế bằng nhau.

QUY TẮC 4 : Mạch tuần hoàn.

Nếu một mạch điện có các mắt xích giống hệt nhau lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn thì điện trở tương đương sẽ không thay đổi nếu ta thêm vào ( hoặc bớt đi ) một mắt xích.

QUY TẮC 5 : Mạch cầu.

Nếu mạch điện là mạch cầu không cân bằng thì phải chuyển mạch tam giác thành mạch hình sao theo công thức






 
T

tuna95

Mình thấy trong sách phần bỏ điện trở có nói đến mạch bậc thang nhưng ko cho bài tập. Có bạn nào biết quy tắc bỏ điện trở trong mạch bậc thang ko? Thật ra đến mạch bậc thang là j mình còn chẳng hiểu rõ nũa là... Hic
 
  • Like
Reactions: Bạc Hà
A

anhtrangcotich

mach5.jpg

Mạch bậc thang là một loại mạch tuần hoàn.

Trên hình vẽ có các điện trở màu xanh đó -----> bỏ hết vì điện thế hai đầu của chúng bằng nhau.
 
Top Bottom