Cách bạn nhìn cuộc sống và Làm chủ cảm xúc

Z

zimmy.nguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cốc nước đầy một nửa hay Cốc nước vơi một nửa?
Nếu bạn trả lời câu hỏi này với 3,4 người bạn nữa, chắc chắn các câu trả lời sẽ không giống nhau. Tại sao cùng là 1 cốc nước, mà chúng ta lại có những đánh giá khác hoàn toàn nhau về nó? Đầy hoặc Vơi, đó chính là cách bạn nhìn cuộc sống – và dù cuộc sống luôn diễn ra như một dòng sông, có người sẽ thấy nước trong, có người sẽ thấy nước rất đục
Không may là, không nhiều người trong chúng ta có thể nhìn thấy được mặt tích cực của vấn đề: cốc nước đầy một nửa, mà hét lên đầy bi quan “cốc nước đã vơi đi 1 nửa rồi”! Nếu là bạn, bạn sẽ nói điều gì?
Tùy vào cách nói của chúng ta, cách nhìn nhận của chung ta mà sự việc tốt đẹp hơn, hay xấu xí đi.
Cách bạn nhìn cuộc sống chính là cuộc sống của bạn
Có ai hay than thở rằng “cuộc đời của tôi thật là bất hạnh, định mệnh đã sinh ra tôi xấu xí, bất tài…và mãi sẽ như vậy thôi”…Vâng, thì đúng là như vậy, vì bạn đã thừa nhận như vậy mà! Cuộc sống đầy khó khăn nhưng bạn chẳng thể làm gì để thay đổi chúng thì bạn chính là kẻ bất tài!
Quan điểm tồi tệ về mọi thứ không giúp bạn thay đổi cuộc đời mình mà nó còn kìm hãm sự phát triển của bạn, tệ hơn là nó nhấn chìm bạn trong biển bi quan và bất lực.
“Hai người cùng nhìn ra cửa sổ…
…Một người thấy vũng bùn, người thấy bầu trời đầy sao.”
Câu nói trên đã khắc họa rõ nét sự khác biệt về quan điểm sống có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Đây chính là hai mẫu người kinh điển: lạc quan – bi quan và phản ứng thường thấy của họ với cuộc sống. Chỉ cần bạn thay đổi cách nhìn, bạn đã có thể nhìn thấy cuộc đời đẹp tươi, thay vì sự u ám, tối tăm.
Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn tiêu cực, một chiều mà hãy biết nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống. Đừng chỉ nhìn thấy khó khăn là những thử thách và thất bại mà hãy biết nhìn nhận khó khăn như là một cơ hội để bạn chứng minh khả năng của mình và tìm kiếm cho mình những cơ hội lớn hơn.
Hẳn bạn còn nhớ câu chuyện “tái ông thất mã” chứ? Chuyện kể rằng, một ông lão nuôi một con ngựa trong vườn của mình. Một ngày, con ngựa đột nhiên mất tích. Hàng xóm đến chia buồn, ông nói “biết đâu đây lại là một điềm may”. Thì ít lâu sau, con ngựa trở về đem theo một con ngựa nữa. Hàng xóm đến chia vui, ông già lắc đầu cho rằng đây chưa hẳn là điều tốt lành. Ngay mấy ngày sau, con trai ông cưỡi ngựa bị té gãy chân. Mọi người rất lấy làm tiếc, ông lại thản nhiên “đó chưa chắc là việc xấu”. Một thời gian sau, cả nước có chiến tranh, bất kỳ gia đình của ai có con trai đều phải cho con đi nghĩa vụ quân sự. Con trai của ông lão, vì gãy chân, may mắn thoát khỏi việc nhập ngũ đầy gian nan vất vả!
Câu chuyện trên xuất phát từ truyện dân gian Trung Quốc, nhưng nó đã trở nên nổi tiếng cho triết lý “được, mất” trong cuộc đời này. Thất bại trong cuộc sống của bạn chưa chắc đã là một rào cản để bạn đi tiếp, đôi khi nó còn là động lực để bạn tiến xa hơn và ngược lại…Vì vậy, bạn chẳng mất gì khi có cái nhìn lạc quan vào cuộc sống: nó vốn rất đẹp tươi và càng đẹp tươi hơn nếu bạn sớm nhận ra giá trị của nó.
Người xưa thường nói, khi đau chân chúng ta chỉ chú ý đến cái chân đau đó mà quên đi cái chân lành lặn còn lại! Cũng giống như chúng ta chỉ nhìn thấy những điểm xấu, điểm chưa được từ những người xung quanh mà quên mất nhìn vào mặt tích cực, tốt đẹp của họ.
Cho dù khó khăn đến mức nào, hãy luôn hướng về những điều tốt đẹp, như cách bạn nhìn cốc nước đầy một nửa: bạn sẽ làm cuộc sống của mình tươi đẹp hơn!
Nguồn Cách bạn nhìn cuộc sống

Rất nhiều người trong chúng ta lúc nào cũng tự coi mình có đặc quyền được nói, được làm những gì mình thích mà không muốn để người khác nói lên những suy nghĩ của họ. Mỗi khi chúng ta đau khổ, thất bại hay bị tổn thương chúng ta đều đổ trách nhiệm lên đầu người khác mà ít khi nghĩ xem vì sao mình lại như bị như vậy?
Bạn có làm chủ cảm xúc của mình hay không?
Quản lý và làm chủ cảm xúc của mình là một trong những kỹ năng mềm mà bất kỳ ai cũng phải trang bị cho bản thân mình. Chúng ta không có quyền gây đau khổ hay tổn thương cho người khác dù bằng lời nói hay dành động. Nhưng tuổi 20, chưa hẳn ai cũng biết cách làm chủ cảm xúc của mình!
Mỗi khi gặp sự việc khó khăn, phúc tạp chúng ta rất dễ nổi cáu, đặc biệt khi chúng ta quy trách nhiệm cho một ai đó mà họ không nhận. Làm việc nhóm, trách nhiệm chia đều cho tất cả vì thế tại sao không nghĩ rằng mình cũng có một phần trách nhiệm nhỉ? Điều này rất phổ biển trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi hầu hết chúng ta đều có tâm lý sợ chịu trách nhiệm.
Rất nhiều người, khi nhận xét về người khác, họ đã để lộ ra những cảm xúc khiến cho người được nhận xét cảm thấy bị xúc phạm. Lúc này, rất dễ bùng nổ chiến tranh do không phải ai cũng có thể làm chủ được cảm xúc của mình. Trước những lời chỉ trích hay nhận xét khiếm nhã, tốt nhất bạn nên lơ nó sang một bên, đừng để ý để khiến mình khó chịu.
Chính bản thân mỗi người phải tự chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình. Mỗi khi chúng ta bộc lộ cảm xúc chúng ta đều phải biết cách kiềm chế nó trng giới hạn an toàn. Rất nhiều người khi không hài lòng về một lời nhận xét nào đó đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với người đưa ra lời nhận xét đó.
Lỗi do ai?
Cả hai người đó đều có lỗi, một người không biết cách cư xử, một người không biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Chúng ta cũng biết rằng, chính lời nói và hành động của chúng ta khiến cho cảm xúc của người khác thay đổi. Vì thế nên, trước khi làm gì đó bạn hãy nên cân nhắc xem những điều đó sẽ gây ra hậu quả thế nào. Đừng để khi lãnh đủ hậu quả mới rút ra bài học.
Đừng bao giờ bạn đổ lỗi cho người khác khi bạn cảm thấy thế này hay thế khác. Mỗi người đều phải tìm kiếm hạnh phúc riêng của mình không có ai có trách nhiệm phải mang hạnh phúc đến cho người khác. Làm chủ cảm xúc của mình bạn sẽ nhận ra mình hạnh phúc hơn rất nhiều.
Chắc hẳn, rất nhiều lần bạn phải kiềm chế để mình không khóc trước mặt ai đó, hay cố gắng tỏ rõ vẻ tự tin dù bạn đang run lẩy bẩy, thậm chí dù bạn đang rất tức giận nhưng cố ra vẻ điềm tĩnh để không gây mất hòa khí…Điều đó mang lại gì cho bạn? Chắc chắn bạn nhận thức được là những điều tốt đẹp rồi – Nếu không bạn phải cố gắng để làm gì?
Thế nên, dù bạn là ai, bạn làm gì thì cũng nên trang bị cho mình kỹ năng làm chủ và kiềm chế cảm xúc đi nhé! Nó rất quan trọng đối với cuộc sống và các mối quan hệ của bạn.
Nguồn Làm chủ cảm xúc
 
Top Bottom