Câu 1: Các xu hướng phát triển của Thế Giới ngày nay ?
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế: hiện nay, các nước trên thế giới đều thực hiện nguyên tắc quan trọng trong quan hệ là bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng thương lượng, đàm phán hòa bình.
- Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm: Hiện nay, thế giới đang phát triển theo nhiều con đường khác nhau, có nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, có nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.... Thế giới hình thành các trung tâm kinh tế tài chính cạnh tranh với nhau như Mĩ, Nhật, Tây Âu...
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm: Nhiều nước trên thế giới đề ra chiến lược phát triển kinh tế, nhiều tổ chức liên kết kinh tế khu vực được thành lập như EU, ASEAN, AU...
- Tuy nhiên, nhiều khu vực còn diễn ra xung đột nội chiến: như xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố..... còn diễn ra nhiều nước ở Trung Đông.....
Câu 2: Cuộc cách mạng Khoa học – Kĩ Thuật hiện nay đã có những tác động như thế nào đối với cuộc cống của con người ?
+ Đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động.
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư trong lao động nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong ngành dịch vụ tăng lên.
+ Đưa con người bước vào nền văn minh hậu công nghiệp.
+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa nước ta với các nước khác ngày càng cao.
+ Mức sống và chất lượng của nhân dân được nâng cao.
- Tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại: chế tạo vũ khí hủy diệt đời sống, gây ôi nhiễm môi trường, phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông, dịch bệnh mới cùng những đe dọa về an ninh, đạo đức xã hội.
Câu 3: Trình bày nguyên nhân và chương trình khai thác làn thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ 1 ? Vì sao giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Chương trình khai thác nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng.
Nguyên nhân:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp là nước thắng trận nhưng kinh tế lại bị thiệt hại nặng nề => để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Pháp đã tiến hành khai thác bóc lột thuộc địa trên quy mô lớn lần thứ 2
Chương trình khai thác:
- Nông nghiệp: Tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tăng cường đầu tư vốn đồn điền. Năm 1927, số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng gấp 10 lần so với trước chiến tranh. Diện tích trồng cao su tăng từ 15000 ha năm 1918 lên 120000 ha năm 1930
- Công nghiệp: Tăng cường đầu tư vốn vào khai mỏ, chủ yếu là mỏ than. Nhiều công ty than nối tiếp nhau ra đời như công ti than Đông Triều, công ty than Kim Khí Đông Dương…. Ngoài ra Pháp còn mở thêm nhiều cơ sở công nghiệp nhẹ như chế biến gỗ, chế biến diêm, giấy ở Hà Nội, Vinh, Hải Phòng….
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào nước ta
- Giao thông vận tải: mở thêm nhiều tuyến đường để phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột như tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà
- Văn hóa - giáo dục: thực hiện chính sách mị dân, xuất bản báo chí tuyên truyền về việc xâm lược, mở trường học 1 cách hạn chế
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương do Pháp nắm quyền chi phối toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Pháp tăng nhiều loại thuế.
giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng vì:
- Họ chính là lao động tập trung có kỉ luật, có kĩ thuật, là đại diện của một phương thức sản xuất mới.
- Giai cấp công nhân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, cuộc sống của khó khăn, bị chèn ép, bóc lột nặng nề...
- Có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với giai cấp nông dân, có tinh thần yêu nước nồng nàn
- Họ đã tiếp cận chủ nghĩa Mác Lenin cùng ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga...
- Ngoài ra họ còn mang những đặc điểm chung của phong trào công nhân thế giới