NIÊN ĐẠI SỰ KIỆN CHÍNH
TK VIII – VII TCN đến TK III TCN Thời kỳ tồn tại của Văn hóa Đông Sơn – nền văn hóa thuộc hậu kì thời đại đồng thau và sơ kì đồ sắt. Đây là giai đoạn đánh dấu những chuyển biến về kinh tế xã hội, tạo cơ sở cho sự ra đời nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.
TK VII TCN (696 – 682 TCN) Nước Văn Lang – nhà nước sơ khai đầu tiên của người Việt cổ ra đời, kinh đô đóng tại Phong Châu (Phú Thọ). Sự ra đời của nước Văn Lang đã mở đầu cho thời kỳ dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – thời đại Hùng Vương.
Khoảng TK III TCN Nước Âu Lạc ra đời, đứng đầu là Thục Phán An Dương Vương, kinh đô đóng tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Năm 214 – 208 TCN Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đã thắng lợi, đánh bại âm mưu bành trướng xuống phía Nam của nhà Tần (Trung Quốc).
Năm 179 TCN Triều Đà xâm lược nước Âu Lạc. Cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại. Nước Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu, mở đầu thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
C. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
NIÊN ĐẠI SỰ KIỆN CHÍNH
179 TCN Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm lược và đô hộ.
111 TCN Nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta
106 TCN Nhà Tây Hán lập ra bộ Giao Chỉ, gồm 7 quận đất liền (trong đó có 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân là đất Âu Lạc) và 2 quận hải đảo, đặt chức quan thứ sử đứng đầu bộ Giao Chỉ.
1-5 SCN Tích Quang sang làm Thái thú Giao Chỉ, ráo riết thi hành chính sách Hán hóa người Việt.
29 Nhà Đông Hán cử Nhâm Diên làm Thái thú Cửu Chân.
Nhâm Diên cho mở nhiều trường học, phổ biến văn hóa Hán tộc và tư tưởng Nho giáo.
34 Nhà Đông Hán cử Tô Định sang thay Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ. Tô Định thi hành những chính sách hết sức tàn bạo đối với người Việt.
40 Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo thắng lợi, giành được chính quyền độc lập, tự chủ trong vòng 3 năm.
42-43 Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán của nhân dân ta.
100 Hơn 200 quần chúng nổi dậy ở huyện Tượng Lâm (Quảng Nam) đốt phá trụ sở, nhà cửa của bọn quan lại đô hộ.
137 Dân chúng ở Tượng Lâm và một số huyện thuộc quận Nhật Nam nổi dậy, đốt thành, giết trưởng lại, thứ sử Giao Châu phải huy động hàng vạn quân ở 2 quận Giao Chỉ, Cửu Chân đi đàn áp.
144 Hàng nghìn dân chúng 2 quận Cửu Chân, Nhật Nam liên kết, nổi dậy đánh phá các thành ấp.
157 – 160 Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Chu Đạt nổi dậy ở Cư Phong, Cửu Chân về sau lan rộng ra cả quận Nhật Nam, số quân lên tới 5.000 người tiến đánh quận trị Cửu Chân, giết chết Thái thú. Phong trào đấu tranh kéo dài trong 3 năm mới bị dập tắt.
178 Nhân dân ở quân Giao Chỉ nổi dậy liên kết với dân chúng 2 quận Cửu Chân, Nhật Nam chống lại chính quyền đô hộ, dưới sự chỉ đạo của Lương Long, kéo dài trong 3 năm. Thứ sử Giao Châu phải huy động 5.000 quân Hán sang phối hợp quân lính các quận mới đàn áp được. Lương Long bị giết.
184 Binh lính nổi dậy bắt Thứ sử và Thái thú Hợp Phố
192 – 193 Nhân dân huyện Tượng Lâm do Khu Liên lãnh đạo nổi dậy đánh chiếm huyện lệnh, lập ra nước Lâm Ấp, sau là nước Chămpa.
203 Nhà Đông Hán đổi tên bộ Giao Chỉ thành Giao Châu
226 Nhà Đông Ngô chia Giao Châu ra thành Quảng Châu và Giao Châu, sau lại nhập lại thành Giao Châu.
248 Bà Triệu khởi nghĩa ở Cửu Chân.
523 Nhà Lương phân chia Giao Châu, đặt thêm Ái Châu.
535 Nhà Lương lấy vùng đất ven biển phía Đông Bắc đồng bằng sông Hồng lập thành một châu mới là Hoàng Châu.
542 Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo nhân dân Giao Chỉ nổi dậy đánh đuổi Thứ sử Giao Châu người Hán là Tiêu Tư.
544 Nước Vạn Xuân ra đời
544 – 570 Cuộc kháng chiến của nhân dân do Lý Nam Đế (Lý Bí), Triệu Quang Phục, Triệu Việt Vương lãnh đạo chống quân xâm lược thắng lợi.
602 Cuộc kháng chiến của nhân dân do Lý Phật Tử (hậu Lý Nam Đế) chống nhà Tùy xâm lược bị thất bại.
607 Nhà Tùy cho dời trị sở quận Giao Chỉ từ Long Biên (thuộc Bắc Ninh) về Tống Bình (thuộc Hà Nội).
621 Đại Tổng quản Giao Châu là Khưu Hòa đem Giao Châu đầu hàng nhà Đường.
679 Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, gồm 12 châu.
722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra ở Hoan Châu, Diễn Châu, Ái Châu.
757 Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Trấn Nam đô hộ phủ, đến năm 766 lại đổi Trấn Nam đô hộ phủ thành An Nam đô hộ phủ.
766 Khởi nghĩa Phùng Hưng đánh đuổi được viên đô hộ phủ nhà Đường là Cao Chính Bình, giành được quyền tự chủ trong một thời gian ngắn (7 năm).
819 – 820 Dương Thanh lãnh đạo nhân dân Châu Hoan đánh đổ quan lại đô hộ nhà Đường, chiếm giữ phủ thành.
824 Quan đô hộ Lý Nguyên Gia dời An Nam đô hộ phủ ra ngoài cửa Đông Quan. Năm 825, lại dời đô hộ phủ về Tống Bình (Hà Nội).
866 Nhà Đường đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân tiết trấn. Dùng Cao Biền là Tiết độ sứ, đắp lại thành Đại La.
905 - Chu Ôn xin bãi chức của Chu Toàn Dục. Độc Cô Tổn được cử làm Tĩnh hải Tiết độ sứ. Hai tháng sau, Độc Cô Tổn bị giáng chức làm Thứ sử Lệ Châu.
- Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ thắng lợi, xưng là Tiết độ sứ.
931 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo thắng lợi đã bảo vệ được nền tự chủ dưới thời họ Khúc.
938 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Ngô Quyền lãnh đạo đã giành được thắng lợi vẻ vang, kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc Việt.
p/s: kẻ bảng chưa chính hàng, bạn cố gắng xem nhé!