1.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_Dương_(thành_phố)
2.NẾU MUỐN BIẾT RÕ HƠN HOẶC TÌM ẢNH CÁC ÔNG THÌ BẠN LÊN GOOGLE TÌM LÀ ĐƯỢC
- TRẦN NHUẬN MINH
Nhà thơ Trần Nhuận Minh sinh năm Giáp Thân ( 1944 ) tại Nam Sách Hải Dương. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lập nghiệp ở đất mỏ. Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà Nước ( đợt 2 ) về Văn học Nghệ thuật cho 2 tập thơ “Nhà thơ và hoa cỏ” và “ Bản Xônat hoang dã .”
- TRẦN HOÀI DƯƠNG
Nhà văn Trần Hoài Dương tên khai sinh là Trần Bắc Quỳ, sinh ngày 8-11-1943, quê quán: Hải Dương. Sau khi tốt nghiệp Trường Báo chí Trung ương khóa I năm 1961, Hoài Dương về làm biên tập tại Tạp chí Học tập ( sau là Tạp chí Cộng sản ). Hai năm 1969-1970, Hoài Dương đi thực tế ở Trường giáo dục trẻ em phạm pháp của Bộ Giáo dục. Từ 1971-1981, làm ở báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam, biên tập viên, sau phụ trách Ban Văn xuôi. Từ 1982-1992 làm biên tập Nhà xuất bản Măng non, sau là Nhà xuất bản Trẻ, là Trưởng ban Văn học. Từ 1992 đến nay, anh là nhà văn tự do, chuyên viết cho thiếu nhi.
- THÂM TÂM
(1917-1950)
Họ và tên khai sinh: Nguyễn Tuấn Trình. Sinh năm 1917, tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Sinh thời sống nhiều ở Hà Nội. Mất ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
* TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Tống biệt hành (in trong Thi nhân Việt Nam, 1942); Ngậm ngùi cố sự, Chào Hương Sơn, Lưu biệt, Vạn lý Trường thành (in trước cách mạng tháng Tám - 1945); Chiều mưa đường số 5 (thơ, 1949); Thơ Thâm Tâm (1988).
* GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- HOÀNG LỘC
(1920-1949)
Họ và tên khai sinh: Hoàng Lộc. Sinh năm 1920. Quê quán: Châu Khê, Ninh Giang, Hải Dương. Mất ngày 29 tháng 11 năm 1949.
TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Viếng bạn (thơ, 1947); Chặt gọng kìm đường số 4 (phóng sự, 1948).
- VŨ BẰNG
Bút danh khác: TIÊU LIÊU, VỊT CON,
THIÊN THƯ, LÊ TÂM, VẠN LÝ TRÌNH,
HOÀNG THỊ TRÂM
(1913-1984)
Họ và tên khai sinh: Vũ Đăng Bằng. Sinh năm 1913. Quê quán: Lương Ngọc, Hải Dương. Mất ngày 8-4-1984 tại thành phố Hồ Chí Minh.
TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937); Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940); Cai (hồi ký, 1942); Thương nhớ mười hai (tuỳ bút, 1960); Miếng ngon Hà Nội (tạp văn, 1955); Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)); Khảo về tiểu thuyết (1951, 1955); - Tuyển tập Vũ Bằng. (Trọn bộ 3 tập, khổ 13 x 19 cm) NXB Văn học, 2000.- Vũ Bằng toàn tập. (Trọn bộ 4 tập, khổ 16 x 24 cm). NXB Văn học, 2006.
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- TRẦN ĐĂNG KHOA
Trần Đăng Khoa sinh tại làng Đông Thôn, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương vào ngày 24 tháng 4 năm 1958.
Các tác phẩm tiêu biểu
- Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
- Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, 1973, 1976. . . tái bản lần thứ 20 năm 1995)
- Thơ Trần Đăng Khoa (tập l, 1970)
- Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
- Trường ca Trừng phạt (thơ, 1973)
- Trường ca Giông bão (thơ, 1983)
- Bên cửa sổ máy bay (thơ, 198.6)
- Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2, 1983)
- Chân dung và đối thoại (1998)
và nhiều tập khác được dịch in ở nước ngoàI
3.
http://tieuhocdanghai.com/news/Default.aspx?iid=2932&AspxAutoDetectCookieSupport=1
4.
Em là con gái Phụng Thiên
Bán rau mua bút mua nghiên cho chồng
Nửa mai chàng chiếm bảng rồng (*)
Bõ công tắm tưới vun trồng cho rau
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Phụng Thiên thuộc Hải Dương; Bảng Rồng là bảng ghi tên những người đi thi trúng tuyển, chung quanh bảng có vẽ rồng Xuất xứ: - Đại Chúng (Câu số 7168 )
Ai lên Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đồng Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Dù (Nào ai) ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt rền (dền)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Chợ Thanh Lâm: một địa điểm thuộc tỉnh Hải Dương cũ. Xuất xứ: - Miền Bắc, Hải Dương (Câu số 68 )
Ai lên Đông Tĩnh, Huê Cầu (2)
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Bắc, Hải Dương (Câu số 3905 )
Ai qua phố Hội chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Có bản khác: Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu; Hoặc: Ai đi phố Hội chùa Cầu Xuất xứ: - Miền Bắc, Hải Dương (Câu số 19674 )
cứ lên mạng tìm thế nào cũng có