Sử 11 Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến

Nguyễn Đặng Lan Anh

Học sinh
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
98
51
36
18
Bình Phước
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Điểm tương đồng cơ bản giữa chính sách khôi phục phát triển kinh tế Đức trong thời kì hít-le cầm quyền với Chính sách mới của Ru-dơ -ven là
A. Tập trung phát triển công nghiệp quân sự, quốc phòng
B.Tăng cường vai trò quản lí nhà nước
C. Khôi phục vai trò của ngân hàng
D.Đưa ra các đạo luật phục hưng công nghiệp quân sự
Chọn đáp án nào và giúp em giải thích đc ko ạ
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Điểm tương đồng cơ bản giữa chính sách khôi phục phát triển kinh tế Đức trong thời kì hít-le cầm quyền với Chính sách mới của Ru-dơ -ven là
A. Tập trung phát triển công nghiệp quân sự, quốc phòng
B.Tăng cường vai trò quản lí nhà nước
C. Khôi phục vai trò của ngân hàng
D.Đưa ra các đạo luật phục hưng công nghiệp quân sự
Chọn đáp án nào và giúp em giải thích đc ko ạ
Điểm tương đồng cơ bản giữa chính sách khôi phục phát triển kinh tế Đức trong thời kì hít-le cầm quyền với Chính sách mới của Ru-dơ -ven là
A. Tập trung phát triển công nghiệp quân sự, quốc phòng
B.Tăng cường vai trò quản lí nhà nước
C. Khôi phục vai trò của ngân hàng
D.Đưa ra các đạo luật phục hưng công nghiệp quân sự

Giải thích: Bạn dựa vào nội dung của hai chính sách này để giải thích nhé!
a. Chính sách khôi phục phát triển kinh tế Đức trong thời kì hít-le cầm quyền:
  • Nền kinh tế được tổ chức theo theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
  • Tháng 7/1933, Hội đồng kinh tế được thành lập.
  • Các ngành công nghiệp được phục hồi và hoạt động khẩn trương, đặc biệt là công nghiệp quân sự,...
b. Chính sách mới của Ru-dơ -ven:
  • Thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
  • Nhà nước cũng tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
  • Bên cạnh đó, chính sách mới còn ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
=> Điểm tương đồng cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Chúng ta có thể so sánh với giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra, nền kinh tế của cả hai đều vận động theo các quy luật thị trường, và nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Điều này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). => Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước.
 
Top Bottom