Sử 9 Các nước Đông Nam Á

T

torresss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Tại sao có thể nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới mở ra trang lịch sử đông nam á
Câu 2:Trình bày hoàn cảnh ra đời,mục tiêu hoạt động tổ chức ASEAN.Việt Nam ra nhập ASEAN có thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 3:Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi.Ý nghĩa lịch sử?
Câu 4:vì sao Mĩ la tinh được mệnh danh là' 'lục địa bùng cháy''.Hãy trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba?

 
M

manh550

1.Vì phương Tây đã bị kẹt trong đời sống máy móc của chính mình tạo ra , họ ý thức chính họ đã bị nô lê cho máy móc do chính họ chế ra , nên họ hướng về Phương Đông , Đông Nam Á để nghiên cứu nền văn minh tinh thần để thoát ra sự nộ lệ kỷ thuật đó . Đại Học Hoa Kỳ đã lập ra một khoa để nghiên cứu và tuyên bố Ánh Sáng Từ Phương Đông, họ nghiên cứu Phật Giáo , Lão Giáo và Nhất là Tây Tạng để thoát ra sự khủng hoảng tinh thần : con người sống như cái máy .
 
M

manh550

2.*Hoàn cảnh ra đời:
- Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển
* Sự thành lập:
- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sin-ga-po.
* Mục tiêu:
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những sự hợp tác hòa bình ổn định giữa các thành viên.
* Khi gia nhập ASEAN Việt Nam gặp phải những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước, củng cố nền hòa bình ổn định đất nước.
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ.
 
M

manh550

3. Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi
- Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng Nam Phi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc
- Dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Đại hội dân tộc phi (ANC), người da đen bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
- Năm 1993, chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ, lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la được trả lại tự do sau 27 năm bị cầm tù
- Tháng 05 năm 1994, Nen-xơn-man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
- Từ 06/1996, Chính quyền mới Nam phi thực hiện Chiến lược kinh tế vĩ mô…-> xóa bỏ “chế độ A –pac – thai về kinh tế”
 
M

manh550

4.* Mĩ la tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:

+ Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau”của Mĩ.

+Bây giờ, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.

* Mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân CuBa với nhân dân Việt Nam:

+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Ông PhiĐen Caxtơrô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên nhân dân ta.

+ Bằng trái tim và tình cảm chân thành, PhiĐen Caxtơrô và nhân dân CuBa luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “ Vì Việt Nam, CuBa sẵn sàng hiến cả máu”.

+ CuBa cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.

+ Sau 1975, CuBa giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện CuBa ở Đồng Hới ( Quảng Bình).
 
B

byakura

2.
a. Hoàn cảnh
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ.
+ Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc -Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
b. Mục tiêu hoạt động
Phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
c. Nguyên tắc hoạt động
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
+ Hợp tác cùng phát triển.
Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc.
 
B

byakura

4.taị sao mĩ la tinh sau chiến tranh gọi là lục địa bùng cháy
-Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ có ưu thế về kinh tế và quân sự nên tìm cách biến Mĩ-la tinh thành" sân sau" của mình và thi hành chính sách độc tài thân Mĩ.
-cuộc chiến tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cuộc cm Cu-ba do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo. 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cu-ba ra đời do Phi-đen đứng đầu. Cm Cu-ba thắng lợi là lá cờ đầu thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc của các nước Mĩ-la tinh
-nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cm Cu-ba, mĩ đề xướng việc tổ chức" Liên minh vì tiến bộ" để lôi kéo các nước Mĩ-la tinh. Cũng vì vậy, những năm 60-70, các cuộc đấu tranh chống chế độ Bati-xta ngày càng phát triển
- Cùng với các cuộc bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh đã đi lên đỉnh cao ở Mĩ-la tinh. các cuộc đấu tranh diển ra sôi nổi ở Vê-nê-xu-ê-la, Goa-ta-ma-la, Chi lê, Pê-ru, Ni-ca-ra-goa,...
Vì vậy, Mĩ-la tinh được gọi là" lục địa bùng cháy"( hoặc đại lục núi lửa)
 
B

byakura

1.Sau ~ năm 90, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 ĐNÁ đều cùng đứng trong 1 tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tân HĐ sang hợp tác kih tế , đồng thời xây dựng 1 khu vực DNA hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
1992, asean quyết dịnh biến đna => khu vụa mậu dịch tự do trong vòng 10-15 năm
1994, asean lâp diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên 1 mt hoà bình, ổn định cho công cuộc howpk tác phát triển của ĐNA
 
Top Bottom