Sử Các nước Châu Phi

tn20001711@gmail.com

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tám 2017
157
25
26
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Nêu những hiểu biết của mình về chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi.
2.Dưới sự lãnh đạo của tổ chức''Đại hội dân tộc Phi'' và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la,người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi gì?
 

Nhị Tiếu Khuynh Quốc

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười 2017
184
115
44
22
Thái Nguyên
1.Nêu những hiểu biết của mình về chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi.
2.Dưới sự lãnh đạo của tổ chức''Đại hội dân tộc Phi'' và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la,người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi gì?
1.Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Đảng Quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến dịch tranh cử của họ cho cuộc bầu cử năm 1948. Với sự thắng cử của Đảng Quốc Gia Nam Phi, Apacthai đã trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi cho tới đầu những năm 1990. Mặc dù, cơ sở pháp lý cho chủ nghĩa Apacthai không còn nhưng sự bất bình đẳng về chính trị, kinh tế và xã hội giữa những người da trắng và người da đen ở Nam Phi vẫn tiếp tục tồn tại.
Lịch sử

Ban đầu, luật Aparthai sắp xếp người dân theo ba nhóm chủng tộc chính: người da trắng, người BanTu hay người châu Phi da đen, và người da màu hay người có nguồn gốc lai. Về sau, người châu Á, Ấn Độ và Pakistan cũng được bổ sung thêm thành nhóm người thứ tư. Luật lệ Apacthai xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Bộ luật ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, cho quyền phân biệt các điều kiện cộng đồng và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong chính phủ quốc gia. Người nào công khai chống lại Apacthai sẽ bị coi là người cộng sản. Chính phủ đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát.
Trước khi Apacthai trở thành luật chính thức, Nam Phi đã có lịch sử lâu dài về sự phân biệt chủng tộc và quyền uy của người da trắng. Năm 1910, đã có hạn chế rằng các thành viên ở quốc hội phải là người da trắng. Và khi bộ luật được thông qua vào năm 1913, số đất của người da đen bị giới hạn xuống chỉ còn 13% tổng diện tích Nam Phi. Rất nhiều người Nam Phi phản đối những hạn chế này. Năm 1912, tổ chức Đại hội dân tộc châu Phi ANC được thành lập để chống lại những chính sách không công bằng của chính phủ. Trong những năm 1950, sau khi Apacthai trở thành bộ luật chính thức, ANC tuyên bố rằng “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ luật Apacthai. Sau những cuộc nối loạn chống Apacthai ở Sharpevill vào tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
Từ năm 1960 đến giữa những năm 1970, chính phủ đã cố gắng tạo ra Apacthai như một chính sách “tách biệt sự phát triển”. Người da đen bị đưa tới những vùng mới thiết lập và những làng quê bị bần cùng hoá - những nơi đã được trù tính để mãi mãi trở thành những khu vực “hạng hai”. Người da trắng tiếp tục quản lý hơn 80% số đất. Sự gia tăng bạo lực, đình công, tẩy chay và biểu tình phản đối chống lại Apacthai và sự lật đổ luật thuộc địa của người da đen ở Mozambique và Angola đã buộc chính phủ Nam Phi phải buông lỏng các giới hạn.
Từ giữa những năm 1970 và 1980, chính phủ Nam Phi đã thi hành một loại các cải cách và chấp nhận những người lao động da đen liên kết để tổ chức và thừa nhận những hoạt động chính trị của phe đối lập. Hiến pháp năm 1984 cho phép người gốc châu Á và người da màu có mặt trong nghị viện, nhưng vẫn loại trừ người da đen gốc Phi - những người chiếm 75% dân số. Apacthai tiếp tục bị quốc tế lên án và nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Các cuộc nổi dậy nổ ra ngày càng nhiều tại các thành phố đã làm tăng thêm sức ép đối với chính quyền Nam Phi. Chính sách Apacthai của chính phủ bắt đầu được dỡ bỏ. Năm 1990, vị tổng thống mới lên là F. W. de Klerk tuyên bố chính thức xoá bỏ luật Apacthai, trả tự do cho nhà lãnh đạo ANC, Nelson Mandela, và hợp pháp hoá các tổ chức chính trị của người Phi da đen.
2.....Do sự đấu tranh quyết liệt và kiên cường của người da đen ở Nam Phi, dưới sự lãnh đạo của Đại hội Dân tộc Phi (ANC – African National Congress), từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ 20, các chính sách hà khắc và phân biệt đối xử của chính quyền Prêtôria (Pretoria) được xóa bỏ dần dần. Ngày 7.12.1993, Hội đồng Hành pháp Lâm thời được thành lập, trong đó có chủ tịch ANC là Nenxơn Manđêla (Nelson Mandela), chấm dứt 340 năm độc quyền cai trị của thiểu số người da trắng ở nước này. Từ 26 đến 28.4.1994, tổng tuyển cử đa sắc tộc lần đầu tiên đã được tổ chức ở Nam Phi: ANC chiếm được đa số phiếu và Nenxơn Manđêla được cử làm tổng thốn

nguồn:gg
 

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
2.Dưới sự lãnh đạo của tổ chức''Đại hội dân tộc Phi'' và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la,người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi gì?
-Năm 1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai
-Nen-xơn Man-đê la đã được thả tự do => bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi
=> Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
=>Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước
Cre: hoctot
1.Nêu những hiểu biết của mình về chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi.
Là chính sách của chính quyền thiểu số người da trắng nhằm phân biệt chủng tộc và đối xử dã man với người da đen ở một số nước miền Nam châu Phi .Ở cộng hòa nam Phi ,nhà cầm quyền da trắng đã ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu ,quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp nước này .Các nước tiến bộ trên thế giới đều lên án gay gắt chính sách A-pác-thai .Liên hợp quốc coi A-pác-thai là "một tội ác chống nhân loại"
p/s: Câu này chắc là đúng vì ở trong bảng tra cứu 1 số thuật ngữ sử 9...
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
1.Nêu những hiểu biết của mình về chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi.
2.Dưới sự lãnh đạo của tổ chức''Đại hội dân tộc Phi'' và lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la,người da đen ở Nam Phi đã giành được những thắng lợi gì?
có thể ngắn gọn hơn đc k b
1.Phân biệt chủng tộc thường được định nghĩa là một niềm tin hoặc giáo lý rằng sự khác biệt cố hữu về sinh học giữa các chủng tộc khác nhau của loài người quyết định thành tựu phát triển cá nhân, với hệ quả rằng chủng tộc của mình siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác

Phân biệt chủng tộc đôi khi được dùng để chỉ quan niệm cho rằng dân tộc của chính mình là hơn hết (chủ nghĩa vị chủng - ethnocentrism), sự bài ngoại (xenophobia), các quan niệm hoặc xu hướng chống lại hôn nhân khác chủng tộc, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bất kể niềm tin cụ thể nào về sự siêu việt hay tính chất thấp kém hơn được gắn trong trong các quan điểm hoặc sự thiên vị đó. Người ta đã từng sử dụng sự phân biệt chủng tộc để biện minh cho các phân biệt đối xử và bạo lực trong xã hội, trong đó có cả tội ác diệt chủng.
2.
Kết quả : buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
- Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
#Sưu tầm
 
Top Bottom