Sử 9 Các nước Á, Phi, Mĩ la tinh từ 1945 đến nay

17 Ngọc Sơn

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
74
16
11
Thanh Hóa
Không xác định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc các nước Á, Phi, Mĩ La tinh từ 1945 đến nay
2)Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Trung Quốc và thế giới
3)Trình bày tình hình chung của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2
4)Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài Mônđaca (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba
5)Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1)Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc các nước Á, Phi, Mĩ La tinh từ 1945 đến nay
  • Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:
    • Ở Đông Nam Á, sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân nhiều nước nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đổ ách thống trị của Phát xít, thành lập chính quyền cách mạng.
    • Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á, Bắc Phi: nhiều nước nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1946 - 1950), Ai Cập (1952), Angieri (1954 - 1962)...
    • 1/1/1959, Cuba giành độc lập, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh dẫn đến kết quả nhiều nước giành độc lập.
    • Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km vuông với 35 triệu dân, chủ yếu ở miền Nam châu Phi.
  • Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
    • Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giai đoạn này là phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước Mô dăm bích, Ăng Gô La, Ghi nê bít xao đã buộc Bồ Đào Nha trao trả độc lập. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhân dân ba nước này đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Đến năm 1974, Bồ Đào Nha phải công nhận độc lập cho Ghi nê bít xao, Mô dăm bich (6/1975) và Anggola (11/1975). Đây là thắng lợi quan trọng trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước Châu Phi, đã góp phần cổ vũ tinh thần nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt là nhân dân Châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền.
  • Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:
    • Phong trào diễn ra tại Châu Phi, diễn ra nhằm mục đích lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc, tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi: Tây Nam Phi, Rô đê di a, Cộng Hòa Nam Phi. Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ, chính quyền thực dân da trắng buộc phải xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1980, chính quyền của người da đen thành lập ở Rô đê di a, sau đó đổi tên thành Dim - ba - bu - e. Năm 1990, Tây Nam Phi dành độc lập sau đổi tên thành Nam - mi - bi - a. 1993, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ ở Cộng Hòa Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại. Nam Phi bước vào thời kì phát triển mới.
2)Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Trung Quốc và thế giới
Đối với Trung Quốc:
    • kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc và hàng ngàn năm ách thống trị của chế độ phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào độc lập tự do.
  • Đối với thế giới:
    • tăng cường sức mạnh cho cách mạng thế giới và ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
    • nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Châu Âu sang châu Á
3)Trình bày tình hình chung của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2
  • Trước chiến tranh, Đông Nam Á là một nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân
  • Trong thế chiến 2, các nước Đông Nam Á bị nhật thống trị
  • Từ 1945, khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước Đông Nam Á tiến hành công cuộc đấu tranh chống Phát xít giành độc lập như Indonesia, Việt Nam, Lào...
  • Liền sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đế quốc trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á phải tiến hành kháng chiến chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân như Indonesia, Việt Nam.... Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc phải trao trả lại độc lập cho 3 nước Đông Dương (1954), Philipin (7/1946), Miến điện (1/1948)....
  • Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do Mỹ can thiệp vào khu vực
  • Hiện nay, các nước Đông Nam Á đều có nền kinh tế phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn như Singapore. Hầu hết các nước đều tham gia tổ chức ASEAN, chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
4)Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài Mônđaca (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba
  • Vì sau thắng lợi này, một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới đã ra đời, sẽ làm nên thắng lợi trong công cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba. Thắng lợi đã đánh dấu giai đoạn mới, giai đoạn đấu tranh vũ trang.
5)Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào
  • Giai cấp địa chủ phong kiến: phân hóa thành 2 bộ phận: Đại địa chủ, có quyền lợi ngày càng gắn liền với đế quốc. Địa chủ vừa và nhỏ lại có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào cách mạng khi có điều kiện
  • Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh, phần đông là những nhà thầu khoán hoặc chủ các đại lí. Sau chiến tranh, bị phân hóa làm 2 bộ phận: Tư sản mại bản - quyền lợi gắn liền với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng và tư sản dân tộc - có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia vào các cuộc cách mạng, nhưng lập trường không kiên định, dễ thỏa hiệp khi được nhường 1 số quyền lợi.
  • Tầng lớp tiểu tư sản: gồm học sinh, sinh viên, nhà báo, nhà giáo... bị áp bức nặng nề. Sau chiến tranh, họ phát triển nhanh về số lượng. Nhạy bén về tình hình chính trị, có tinh thần yêu nước cách mạng và là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.
  • Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số, ngày càng bị bần cùng hóa, chịu hai tầng lớp áp bức, bóc lột là đế quốc và phong kiến. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc diễn ra gay gắt. Họ có tinh thần yêu nước và là lực lượng đông đảo của cách mạng
  • Giai cấp công nhân: phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Họ đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có hệ tư tưởng riêng. Họ chịu ba tầng áp bức, có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân, có truyền thống yêu nước bất khuất, sớm chịu ảnh hưởng của cách mạng thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành lực lượng của cách mạng. Sau này giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
 
Top Bottom