TGQT CÁC NGUYÊN TỐ "LỎNG"

Ats Nguyễn

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười một 2018
116
81
31
19
Hà Tĩnh
THCS Lam Kiều
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁC NGUYÊN TỐ "LỎNG"
Có lẽ thông thường thì ít ai để ý. Do đó bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mặc dù các chất lỏng rất phổ biến quanh chúng ta, nhưng trong số 118 nguyên tố mà bạn đã biết trong bảng tuần hoàn, chỉ có đúng 2 nguyên tố có dạng lỏng ở nhiệt độ phòng (từ 15 đến 25 độ C, hoặc trên dưới một chút). Hai nguyên tố đó là brom (Br) và thủy ngân (Hg).
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các loại vật chất phụ thuộc trực tiếp vào kết cấu phân tử của chúng. Một ví dụ đơn giản là nước, mặc dù cấu tạo phân tử của nó gồm nguyên tử của hai nguyên tố là hydro (H) và oxy (O) đều là những nguyên tố ở dạng khí trong nhiệt độ phòng, nhưng nước lại ở dạng lỏng trong khoảng nhiệt độ này, nó chỉ đóng băng khi được làm lạnh xuống dưới 0 độ C (273K) hoặc hóa hơi khi đạt 100 độ C (373K). Rất nhiều hợp chất khác có nhiệt độ lỏng nằm trong khoảng nhiệt độ phòng, khiến cho chúng ta có rất nhiều loại chất lỏng quanh mình. Tuy nhiên hầu hết các nguyên tố khi đứng độc lập lại không như vậy, chúng đều ở thể khí hoặc thể rắn khi ở khoảng nhiệt độ này, trừ Br và Hg.
Br có nhiệt độ nóng chảy là -7,8 độ C và nhiệt độ sôi (hóa hơi) là 58,8 độ C còn với Hg tương ứng là -38,829 và 356,73 độ C. Nhiệt độ phòng nằm trong hai khoảng này, do đó hai nguyên tố vừa nêu tồn tại dưới dạng lỏng khi chúng ta quan sát chúng ở điều kiện thông thường. Đặc biệt là thủy ngân (Hg), mặc dù là một kim loại nhưng nó có một khoảng nhiệt độ rất rộng mà ở đó nó giữ được dạng lỏng của mình.
Nguồn : Giáo dục khoa học
 
Top Bottom