1)Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
2)Trả lời
- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 oC, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,..
3)
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2). Các sòng lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Chúng tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b)Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung
c)Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
d ) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống.
Các sông ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
4)Trả lời
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.
5)Theo lát cắt từ tây sang dông ở vĩ tuyến 20°B ta có các loại đất chính sau: Đất mùn núi cao, đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá, đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê, đất mặn ven biển. Ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất dối với phát triển nông nghiệp: + Đất mùn núi cao tầng đất thường mỏng, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp. + Đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả, hình thành các đồng cỏ đế phát triển chăn nuôi gia súc lớn. + Đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê có ý nghĩa sản xuất lương thực, thực phẩm, phát triển cây công nghiệp hàng năm. + Đất mặn ven biển phát triển cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản.
do:
+ vị trí: nằm ở vĩ độ cao so với cả nước ( gần chí tuyến bắc đi ngang qua, tiêu chuẩn của khu vực nhiệt đới là phải nằm trong vùng từ 0 độ đến 23 độ 27', nhiệt độ trung bình năm >=20 độ C, lượng mưa lớn).
+ nằm về phía bắc nước ta -> chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trực tiếp với cường độ mạnh.
+ địa hình mở rộng về phía Bắc chụm đầu ở dãy núi Tam Đảo -> về mùa đông đón gió mùa đông bắc khô lạnh từ cao áp xi bia tràn về -> mùa đông khô lạnh -> nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa ít ( vì gió không đi qua biển)
Nguồn:Sưu tầm