các loài thực vật kì lạ

Q

quangtuannhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

loài cây raflessia là loài có kích thước lớn nhất , cao 2 met , dài 1,5 met , chiều dày cánh hoa là 2cm , đúng là có kích thước đáng ngạc nhiên
loài nấm mốc slime là loài vô địch về khả năng di chuyển trong giới thực vật , một ngày , slime có thể đi hơn 10 met
bạn đã nghe đến loài hoa ăn thịt người ? Hic , chỉ là an côn trùng thôi :( , nó phát ra mùi hương quyến rũ các côn trùng để dụ chúng "lọt vào tròng" , khi được nhiều rồi thì cánh hoa hai bên khép lại thành nhà tù , và tiêu hóa các con đó
 
A

anmaihang

Theo mình đọc, thì có loài cây ăn thịt người. Nó có các tua cuốn có chất dính. Khi mà có ai hoặc vật gì đi qua, nó sẽ cuốn lại và đưa vào trong cơ thể để tiêu hoá.
 
Q

quangtuannhoc

Theo mình đọc, thì có loài cây ăn thịt người. Nó có các tua cuốn có chất dính. Khi mà có ai hoặc vật gì đi qua, nó sẽ cuốn lại và đưa vào trong cơ thể để tiêu hoá.
cám ơn bạn nhiều nha :)
post tiếp nè , bạn có biết hoa gì hôi nhất thế giới không , đó là loài cây titan arum , tuy hiếm khi nở , nhưng khi nó nở rồi thì để lại một mùi kinh dị , một nhân viên vườn bách thảo tả lại: nó có mùi , cà chua , trứng , bắp cải thối trộn với mùi phô mai đã mốc ( oẹ oẹ)
voi châu phi an 1 loại quả có tên là amarula , lên men ngay trong cơ thể voi nên voi bị " xỉn " , hãy cẩn thận khi ăn tráng miệng nghe bạn
xong rùi , lần sau mình post tiếp :)
 
A

anmaihang

Anh lấy tư liệu từ đâu vậy? Còn em lấy tư liệu từ sách. Nhà em có nhìu sách lắm
 
S

stary

9 loài thực vật kỳ lạ và quý hiếm nhất thế giới
Thiên nhiên muôn màu muôn vẻ luôn ẩn chứa những điều kì lạ và dưới đây là 9 trong số các loài thực vật độc đáo nhất từng được phát hiện trên hành tinh chúng ta.
1. Hoa xác chết (Titan arum hay amorphophallus titanum) là một trong những loài hoa kỳ lạ nhất thế giới được tìm thấy tại vùng nhiệt đới ẩm ướt thuộc Khu bảo tồn Princess of Wales (Anh Quốc). Hoa titan arum khi nở có thể cao đến 3m. Tuy nhiên, loài hoa này có mùi hương rất hôi thối đến nỗi người ta đặt cho nó cái tên nghe rất đáng sợ - “hoa xác chết”. Titan arum chỉ phát triển ở những khu rừng mưa nhiệt đới trên đảo Sumatra, Indonesia. Nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1878 bởi nhà thực vật học người Ý Odoardo Beccari.

2. Hoa vua (Rafflesia arnoldii) được mệnh danh là bông hoa đơn to nhất thế giới, vì khi nở đường kính của nó rộng gần 1 m và có thể nặng đến 11 kg. Đây là loại cây tầm gửi chỉ xuất hiện ở những rừng nhiệt đới Sumatra và Borneo (Indonesia) và một số khu rừng già ở Đông Nam Á. Khi mới nở, hoa có màu cam nhạt và tỏa hương thơm, nhưng một thời gian sau, nó phát ra mùi thối nồng nặc như mùi thịt rữa thu hút ruồi nhặng, chuột bọ đến ăn dịch hoa và giúp phân tán hạt hoa đực sang hoa cái.


3. Cây chân bê (Dracunculus vulgaris) còn gọi là Arum rồng, xuất xứ từ vùng Balkans, Địa Trung Hải, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc điểm nổi bật của cây là chỉ có một bông hoa màu tím mọc thẳng lên từ thân, bao quanh là những lá xanh sọc trắng. Ở giữa chiếc mo lớn là một bông mo màu đen. Cây có thể sinh trưởng tại những vùng đất ẩm ướt và đầy nắng.



4. Cây nắp ấm (Nepenthes tenax) là loài cây ăn thịt. Khi "săn" mồi, chúng tiết ra chất có vị ngọt và mùi thơm để thu hút con mồi. Các chất nhầy nằm ở cuối thân hoa sẽ phân hủy xác con mồi, biến chúng thành dưỡng chất nuôi cây.



5. Cây bắt ruồi (Venus Flytrap hay Dionaea muscipula) cũng là loại cây ăn thịt (chủ yếu là côn trùng và nhện) sống trong môi trường hiếm khí nitơ, như đầm lầy. Cấu trúc tạo thành cái bẫy của nó là hai chiếc lá (ngang 3-7 cm) có những răng lược tua tủa. Khi côn trùng bay gần, hai lá sẽ nhanh chóng đóng chặt lại rồi tiêu hóa chúng. Nếu con mồi quá nhỏ và bay thoát ra ngoài, cái bẫy sẽ lại mở ra trong vòng 12 giờ. Cây bắt ruồi mọc nhiều ở vùng Carolina (Mỹ).


Cây bắt ruồi

6. Cây gọng vó (Cape sundew hay Drosera capensis) có nguồn gốc từ Nam Phi và là một trong những loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới. Những chiếc lá của nó, dài 15 cm và rộng 1 cm, được bao phủ bởi những lông tuyến màu sắc rực rỡ có chứa chất nhầy giúp tóm lấy con mồi và từ từ phân hủy chúng. Loài cây này tự thụ phấn bằng cách co cuống hoa và tạo ra hàng loạt hạt giống nhỏ li ti.



7. Cây hoa dơi (Tacca chantrieri) còn gọi là Râu hùm hay Mèo đen thường sinh trưởng ở những vùng nhiệt đới, như Đông Nam Á. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 60 cm và mọc ra những bông hoa kèm theo các sợi dây nhỏ dài chừng 30 cm. Khi mới nở, hoa có màu trắng nhưng khi lớn, cánh hoa từ từ chuyển sang màu đen.


8. Cây đa bóp cổ (Strangler Fig) - loài cây nhiệt đới này có cách phát triển rất khác thường. Từ một hốc cây, hạt của chúng nảy mầm thành cây non, chúng dần thả bộ rễ xuống bao phủ thân cây chủ, trong khi ngọn không ngừng vươn lên cao để đón ánh sáng, che khuất ngọn cây chủ. Cây chủ bị cạnh tranh dinh dưỡng, đồng thời bị siết chặt và ngăn chặn ánh sáng nên yếu và chết dần. Tuy nhiên, những cái chết này đến rất từ từ, có thể kéo dai hàng chục hoặc cả trăm năm.



9.Cây cải âm (Lunaria annua) cao khoảng 1 m và thường sống ở những vùng khí hậu ôn hòa, như châu Âu. Điểm đặc trưng của loài cây này là những quả chứa hạt trong suốt. Cây được trồng chủ yếu để trang trí sân vườn vì hoa có màu tím rất đẹp và thơm, thường nở rộ từ mùa xuân đến đầu mùa hè. Tại Đông Nam Á, chúng được gọi là cây đồng tiền do quả có hình giống đồng xu.
 
2

250nhung

1. Các cây “ăn thịt”

Thông thường, người ta nghĩ chỉ động vật mới ăn thịt, chứ có ai ngờ thực vật cũng biết ăn thịt ? Nhưng chuyện này lại có thật 100%. Khi sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng (như ở đất chua bạc màu, đầm lầy nước ngọt...), một số loài cây có lá biến đổi thành bộ phận có khả năng bắt mồi và tiêu hoá thức ăn động vật. Đó là những cây:

- Cây nắp ấm với những chiếc lá rất đặc biệt gồm 3 phần: phần dưới hình bản hẹp, màu lục có chức năng quang hợp, phần giữa là một sợi do gân lá kéo dài rồi tiếp đến là phần cuối phình to thành một cái túi (hay cái bình) có nắp đậy(H.). Bên trong thành bình có rất nhiều lông tuyến tiết chất dịch khiến thành bình rất trơn, chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ rất tốt. Khi sâu bọ bị rơi vào trong bình, chúng khó có thể bò ra ngoài (do thành bình rất trơn), bị rơi xuống đáy, ngập trong chất dịch và bị tiêu hoá. Có người cho rằng : cho dù con vật có cố giẫy giụa, vùng vẫy đến mấy nó cũng không thể thoát ra khỏi chiếc bình quái ác, vì khi bị kích thích nắp bình sẽ đóng sập lại, nhốt chặt con vật trong đó.

Ta có thể gặp cây nắp ấm mọc ở vùng đầm lầy (Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế...). Do lá có hình dáng và cấu trúc rất đặc biệt nên gần đây ở Trung Quốc người ta đã khai thác tạo giống cây nắp ấm thành một loài cây cảnh độc đáo và đã được xuất sang thị trường cây cảnh nước ta trong dịp Tết.

- Cây bắt mồi, là một loài cây ăn thịt khác, tuy kích thước nhỏ bé nhưng không kém phần nguy hiểm đối với những con vật nhỏ. Đó là cây bắt ruồi (hay còn gọi là cây bèo đất). Cả cây chỉ cao độ vài xentimet với các lá mọc ở sát gốc thành hình hoa thị; trên mặt lá có những lông tuyến rất nhạy cảm có thể cụp lại khi ruồi, kiến... đậu vào. Con vật bị trói chặt và bị tiêu hoá hết phần mềm do chất dịch ở lông tuyến tiết ra có tác dụng như men tiêu hoá ở dạ dày động vật. Sau đó các lông tuyến duỗi ra và trên mặt lá chỉ còn lại chiếc vỏ kitin của xác con vật xấu số (H.)

Ở vùng đầm lầy Bắc Mỹ có loài cây bắt mồi tương tự : Phần đầu lá của nó gồm 2 nửa gắn với nhau bằng một gân khoẻ, mép lá có nhiều răng nhọn; trên mặt mỗi nửa lá có 3 lông cảm giác, đàn hồi được, ngoài ra còn nhiều tuyến tiêu hoá ở trên khắp mặt lá. Khi một con ruồi hay con ong đậu trên lá thế nào cũng chạm phải một trong 3 chiếc lông cảm giác khiến cho 2 nửa lá lập tức úp sập lại, các răng ở mép lá khít chặt vào nhau, nhốt cứng con vật trong đó. Con vật càng giãy giụa thì càng kích thích các nửa lá khép chặt lại hơn.

- Cây Rong li là một loài cây nhỏ sống trôi nổi trong các ao hồ, ruộng nước... có khả năng bẫy các động vật nhỏ trong nước (bọ gậy. giáp xác nhỏ, cá con...). Cây có 2 loại lá : lá sinh dưỡng xẻ thuỳ nhỏ hình sợi, màu lục; còn một số lá khác lại biến dạng thành túi nhỏ bắt mồi, thường có màu nâu hay đỏ nâu. Phía trong miệng túi có nhiều lông cứng mọc ngược, miệng túi có nắp van có thể đóng lại, và chỉ mở vào phía trong túi. Cấu tạo đó khiến cho túi giống như một cái giỏ bắt cua. Các con vật nhỏ theo dòng nước cui vào túi nhưng không thể ra được vì các lông mọc ngược và nắp ở miệng túi đã giữ chúng lại. Khi đó trong túi tiết ra một chất dịch có men tiêu hoá và “ăn thịt” chúng.

2. Cây “bóp cổ” Cây không có tay nhưng vẫn có thể bóp được cổ, không phải cổ người, mà là bóp thân cây khác. Đây là hiện tượng có thật xảy ra trong giới Thực vật. người ta dùng từ “bóp cổ” để chỉ mối quan hệ lấn lướt nhau giữa 2 cây sống gần gũi ở trong rừng, mà thủ phạm là một số loài đa. Chim chóc khi ăn quả của những cây này vô tình nhả hạt vào hốc những cây to khác trong rừng. Nhờ chất mùn và độ ẩm ở hốc, hạt nảy mầm và mọc thành cây, lớn dần lên, đâm những rễ phụ hướng xuống phía dưới. Các rễ phụ này phát triển mạnh và dài mãi ra, khi chạm đất chúng cắm chắc vào đó, tạo thành một tấm lưới dầy đặc và chắc khoẻ, bao bọc xung quanh thân cây chủ. Chúng cứ xiết chặt, xiết chặt dần khiến cuối cùng cây chủ bị chết vì các mạch dẫn bên trong bị tắc nghẽn, không thể dẫn truyền được nước và muối khoáng lên cho bộ lá để quang hợp. Hiện tượng này chẳng khác nào một người bị kẻ cướp đột nhập vào nhà bóp cổ cho đến nghen thở và chết để cướp lấy chỗ ở ! Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng “thắt nghẹn” hay “ bóp cổ”, một hiện tượng khá phổ biến ở trong rừng nhiệt đới, ví dụ như rừng Cúc Phương ở nước ta; và loài cây gây hiện tượng này thường là các loài đa, được gọi là cây “đa bóp cổ”.

Không chỉ trong rừng, mà ở ngay trên một số đường phố Hà Nội, các bạn có thể gặp một số cây đa bóp cổ, như ở bên Bờ Hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng, hay trước đền Bà Kiệu.

3. Cây “ sinh con”.

Trong thế giới sinh vật, hiện tượng sinh con chỉ gặp ở các loài động vật có vú và con người. Nhưng ở thực vật cũng có thể gặp hiện tượng này. Lạ chưa ?

Hiện tượng sinh con của thực vật (viviparous) chỉ gặp ở một vài loài cây sống trong môi trường đặc biệt. Đó là các cây Đước, Vẹt, Trang... sống ở các khu rừng lầy mặn vùng ven biển (Mangrove). Hạt của những cây này khi chín thường nảy mầm ngay trên cây mẹ thành một bộ phận gọi là “trụ mầm” nối liền với quả. Trụ mầm có cấu tạo của một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ. Trụ mầm nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển qua quả vào. Thời gian sống của trụ mầm trên cây mẹ thường khoảng 2-3 tháng. Khi trụ mầm chín sẽ rời khỏi cây mẹ, cắm xuống bùn, ra rễ và bắt đầu cuộc sống độc lập.

Có thể nói hiện tượng “sinh con” là một hình thức thích nghi độc đáo của một số cây sống ở vùng ngập mặn, nhờ đó cây có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi.

Không chỉ có hiện tượng sinh con, các loài cây ngập mặn nói trên còn có bộ rễ khá độc đáo, cũng giúp cây thích nghi được trong điều kiện môi trường lầy ngập không ổn định và thiếu ô-xy. Ngoài những rễ cắm trong đất, chúng còn phát triển hệ rễ khí sinh nổi trên mặt đất, vừa có tác dụng tăng cường sức chống đỡ cho cây, vừa có tác dụng hô hấp (đó là những rễ hô hấp) : Cây Đước với các rễ chống mọc từ thân, cành đâm xuống đất, trông chẳng khác nào như những chiếc gọng nơm; cây Vẹt với những chiếc rễ gập cong hình đầu gối mọc trồi lên khỏi mặt đất ở chung quanh gốc cây (người ta gọi đó là những rễ khuỷu hay rễ đầu gối; còn cây mắm, cây bần lại có những rễ hô hấp dài thẳng, nhọn đầu, trông như những mũi chông mọc tua tủa trên mặt đất.

4. Cây có hột lộn ra ngoài quả ?

Đó là cây Đào lộn hột (ở miền Nam gọi là cây Điều). Gọi như vậy bởi vì cây này có quả với hình dáng khá độc đáo: quả gồm 2 phần, phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu (hay hình thận) có vỏ cứng, màu sẫm. Nhìn cả 2 phần chẳng khác nào một quả đào có hạt nằm lộn ra bên ngoài (chứ không nằm ở bên trong như các loại quả thông thường khác). Vì thế mới có cái tên gọi như trên. Nhưng thật ra chiếc “ hột “ này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào mọng nước kia là do đế hoa phát triển thành. Đem hạt (quả) rang cho vỏ cứng nứt ra, phần bên trong ăn bùi và béo ngậy (hột điều); còn “quả” (phần đế hoa) cũng ăn được, nhưng trước kia người ta ít khai thác, thường bỏ thối rất lãng phí. Gần đây một số nơi đã chú ý sử dụng để chế biến rượu vang, vì trong đó có chứa đường và vitamin B1, B2.

5. Cây chỉ có một lá.

Thông thường, cây phải có nhiều lá, họp thành tán lá và tạo dáng vẻ cho cây. Nhưng có loài cây chỉ có mỗi một lá duy nhất, khiến cây có tên gọi như vậy : cây một lá. Nó còn có tên khác là Thanh thiên quỳ hay Lan cờ.

Đó là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh có hoa đẹp khác. Cây chỉ cao độ 10-20cm, có rễ củ gần hình tròn với nhiều ngấn ngang. Một lá mọc thẳng từ củ lên, hình tim, gấp nếp; một cuống dài mang 4-5 hoa nhỏ màu trắng đốm tím hồng cũng mọc từ củ lên, khi lá đã tàn lụi.

Cây Một lá thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía Bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc (nhất là ngộ độc nấm), làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới, nhất là trong những năm gần đây, khiến cho loài cây này trở nên quý hiếm và có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Nó được ghi vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong “Sách Đỏ Việt Nam”.

6. Cây có quả nằm trong đất.

Ta vẫn thường thấy qủa mọc trên cây. Thế nhưng có một loài cây hết sức quen thuộc với chúng ta lại có quả không mọc như thế. Đó là cây Lạc. Đến mùa thu hoạch Lạc, để có hạt ăn, người ta phải đi “dỡ Lạc”, nghĩa là nhổ cả cây lên, rũ sạch đất, mới thấy quả (hay củ Lạc). Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Sau khi thụ tinh, từ bầu nhuỵ của hoa mọc dài ra thành một cuống cắm sâu xuống đất khiến bầu nhuỵ nằm trong đất và phát triển ở trong dó thành quả, bên trong chứa 1-3 hạt.

Nhân dân ta thường quen gọi những phần của cây không giống rễ mà nằm ở dưới đất là “củ”: củ Khoai, củ Sắn, củ Dong, củ Cà rốt... và cả củ Lạc, bất kể nó là phần nào của cây biến đổi thành. Tuy nhiên, nếu theo phân tích ở trên thì với trường hợp cây lạc, phải gọi là “quả Lạc” mới đúng, vì bên trong đó còn có hạt. Nhưng đã thành thói quen từ rất lâu rồi, biết làm sao!
 
2

250nhung

các loại thực vật kì lạ ở VN

góp ý thêm nè bạn có thể lấy các loại thưc vật kì lạ ở nước ta hay toàn thế giới!
 
Last edited by a moderator:
Q

quangtuannhoc

hay quá , cám ơn các bạn đã đóng góp cho mình nha
mấy bữa bận quá nên không post bài được , thông cảm
 
Q

quangtuannhoc

toàn là lấy trên mạng không mà không chịu post ảnh ! Gừ gừ
kì nha
cây 2 lá mầm cực kì thấp nhưng nói về chiều rộng thì nó đứng số một , cái này không tìm ảnh được rồi ^^
 
H

hellokitty_dezuong

:((em can thong tin ve loai gam nham .ma tim trn baigiang bachkim.com ma hem thay cac anh chi giup em voi em sap phai thuyet trinh rui hu hu:(:(:(:(:khi (106)::M018::M018:
 
Q

quangtuannhoc

@ hellokitty_dezuong: mình sẽ giúp bạn , ^^



Bộ Gặm nhấm (danh pháp khoa học: Rodentia) là một bộ trong lớp Thú, còn gọi chung là động vật gặm nhấm, với đặc trưng là hai răng cửa liên tục phát triển ở hàm trên và hàm dưới và cần được giữ ngắn bằng cách gặm nhấm.[1][2]

Khoảng 40 % các loài động vật có vú là động vật gặm nhấm, và chúng được tìm thấy ở gần như mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Các loài gặm nhấm phổ biến là chuột nhắt, chuột cống, sóc, sóc chuột, chuột túi (không nhầm với kangaroo (Macropus spp.), đôi khi cũng được gọi là chuột túi), nhím lông, hải ly, chuột đất vàng, chuột nhảy, chuột lang.[1] Động vật gặm nhấm có các răng cửa sắc mà chúng dùng để gặm nhấm gỗ, thức ăn và cắn kẻ thù. Phần lớn động vật gặm nhấm ăn hạt hay thực vật, mặc dù một số có khẩu phần thức ăn biến đổi hơn. Một vài loài là những động vật phá hoại, ăn và tàn phá các kho dự trữ lương thực của loài người cũng như là nguồn gốc lan truyền dịch bệnh.
Mục lục
[ẩn]

* 1 Kích thước và phân bố
* 2 Đặc trưng
* 3 Tiến hóa
* 4 Phân loại
o 4.1 Phân loại tiêu chuẩn
o 4.2 Phân loại kiểu khác
o 4.3 Đơn hay đa ngành?
* 5 Ghi chú
* 6 Liên kết
* 7 Tham khảo

[sửa] Kích thước và phân bố

Về số lượng loài — không nhất thiết phải tính theo số lượng quần thể hay sinh khối — động vật gặm nhấm là bộ lớn nhất của lớp Thú. Người ta ước tính có khoảng 2.277 loài động vật gặm nhấm [3], với trên 40 % các loài động vật có vú thuộc về bộ này.[4] Thành công của chúng có lẽ là do kích thước nhỏ của chúng, chu kỳ sinh sản ngắn, khả năng gặm nhấm và ăn các loại thực phẩm khác nhau.[5]

Động vật gặm nhấm được tìm thấy gần như trên mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), phần lớn các hòn đảo, và gần như trong mọi môi trường sinh sống (ngoại trừ đại dương). Chúng cũng là bộ động vật có nhau thai duy nhất, ngoài dơi (bộ Chiroptera) và hải cẩu (Pinnipedia), có thể tới khu vực Australia mà không cần sự du nhập của con người.

[sửa] Đặc trưng
Lợn nước, động vật gặm nhấm còn sinh tồn lớn nhất, có thể cân nặng tới 45 kg.

Nhiều loài động vật gặm nhấm có kích thước nhỏ; như chuột lùn châu Phi với kích thước chỉ dài 6 cm và cân nặng 7 gam. Ngược lại, lợn nước cân nặng tới 45 kg (100 pao) còn loài tuyệt chủng Phoberomys pattersoni được cho là nặng tới 700 kg. Loài tuyệt chủng Josephoartigasia monesi cân nặng khoảng 1 tấn, còn những cá thể lớn nhất của loài này có thể nặng trên 2,5 tấn.[6]

Động vật gặm nhấm có 2 răng cửa trên mỗi hàm mọc ra liên tục và chúng phải được giữ ngắn bằng cách gặm nhấm để mài mòn bớt đi; đây chính là nguồn gốc tên gọi khoa học của bộ, từ tiếng La tinh rodere nghĩa là gặm nhấm và dens, dentis nghĩa là răng. Các răng này được dùng để cắt gỗ, cắn vỏ hoa quả hay phòng ngự. Các răng này có lớp men răng ở mặt ngoài và lớp ngà răng trần trụi ở mặt trong, vì thế chúng tự được làm sắc trong quá trình gặm nhấm. Động vật gặm nhấm thiếu răng nanh, và vì thế có khoảng trống giữa các răng cửa với các răng tiền hàm. Gần như tất cả động vật gặm nhấm đều có thức ăn là thực vật, cụ thể là hạt, nhưng cũng có một số ngoại lệ như ăn côn trùng hay cá. Một số loài sóc còn ăn các loài chim thuộc bộ Sẻ như chim hồng y giáo chủ và giẻ cùi lam.
Bộ răng điển hình của động vật gặm nhấm

Động vật gặm nhấm là quan trọng trong nhiều hệ sinh thái do tốc độ sinh sản nhanh của chúng và có thể thực hiện chức năng như là nguồn thực phẩm cho động vật ăn thịt, hay như cơ chế phát tán hạt cũng như là sinh vật truyền bệnh. Con người sử dụng động vật gặm nhấm như là nguồn cung cấp lông thú, vật nuôi cảnh, sinh vật mô hình trong các thử nghiệm động vật, thực phẩm và thậm chí cả trong dò tìm mìn trong đất[7].

Các thành viên của các nhóm động vật phi gặm nhấm như Chiroptera (dơi), Scandentia (chuột chù cây), Insectivora (chuột chũi, chuột chù và nhím gai), Lagomorpha (thỏ, thỏ tai to và thỏ đá) hay các động vật ăn thịt của họ Mustelidae như chồn và chồn vizon đôi khi cũng bị nhầm là động vật gặm nhấm.

[sửa] Tiến hóa
Chuột đồng đuôi dài.

Các mẫu hóa thạch của các động vật có vú tương tự như động vật gặm nhấm đã xuất hiện rất nhanh sau khi khủng long bị tuyệt chủng, khoảng 65 triệu năm trước (Ma), vào khoảng thế Paleocen. Tuy nhiên, một số dữ liệu đồng hồ phân tử lại cho rằng các động vật gặm nhấm hiện đại (các thành viên của bộ Rodentia) đã xuất hiện vào cuối kỷ Phấn Trắng, mặc dù các ước tính phân nhánh phân tử khác lại phù hợp với các mẫu hóa thạch.[8][9] Vào cuối thế Eocen, các họ hàng của hải ly, chuột sóc, sóc và các nhóm khác đã xuất hiện trong các mẫu hóa thạch. Chúng khởi đầu từ Laurasia, một lục địa trước đây là sự nối liền của Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Một vài loài đã xâm chiếm châu Phi, tạo ra sự xuất hiện của những loài nhím lông (Hystricognathi) sớm nhất. Tuy nhiên, một số nhỏ các nhà khoa học tin rằng chứng cứ từ ADN ti thể chỉ ra rằng Hystricognathi có thể thuộc về nhánh tiến hóa khác và vì thế thuộc về bộ khác. Từ đây nhóm Hystricognathi xâm chiếm Nam Mỹ, một lục địa cô lập trong thế Oligocen và thế Miocen. Vào thời gian của thế Miocen, châu Phi va chạm với châu Á, cho phép các động vật gặm nhấm như nhím lông phổ biến sang đại lục Á-Âu. Trong thế Pliocen, các mẫu hóa thạch đã xuất hiện tại Australia. Mặc dù thú có túi (Marsupialia) là nhóm thú nổi bật tại Australia, nhưng động vật gặm nhấm chiếm tới gần 25% lớp Thú của châu lục này. Trong thời gian đó, Nam Mỹ và Bắc Mỹ nối liền và một số động vật gặm nhấm chiếm lĩnh các lãnh thổ mới; các loài chuột tràn xuống phía nam còn các loài nhím lông thì di chuyển lên phía bắc.

Một số động vật gặm nhấm tiền sử
Castoroides, hải ly khổng lồ
Ceratogaulus, động vật gặm nhấm có sừng và đào hang
Spelaeomys, chuột có kích thước lớn trên đảo Flores
Heptaxodontidae, một nhóm động vật gặm nhấm đã từng sinh tồn ở Tây Ấn
Ischyromys, động vật gặm nhấm tương tự như sóc nguyên thủy
Leithia, chuột sóc khổng lồ
Neochoerus pinckneyi, lợn nước khổng lồ ở Bắc Mỹ, cân nặng tới 50 kg
Josephoartigasia monesi, động vật gặm nhấm to lớn nhất đã biết
Phoberomys pattersoni, động vật gặm nhấm to lớn thứ hai đã biết
Telicomys, động vật gặm nhấm to lớn ở Nam Mỹ

[sửa] Phân loại
2/3 các loài động vật gặm nhấm thuộc về siêu họ Muroidea. Các họ Muridae (lam) và Cricetidae (đỏ) chiếm phần lớn siêu họ Muroidea.

[sửa] Phân loại tiêu chuẩn

Động vật gặm nhấm là một phần của các nhánh: Glires (cùng với thỏ (Lagomorpha), Euarchontoglires (cùng với thỏ (Lagomorpha), linh trưởng (Primates), chuột chù cây, colugo), và Boreoeutheria (cùng với phần lớn các động vật có nhau thai (Eutheria) khác). Bộ Rodentia có thể chia ra thành các phân bộ, cận bộ, siêu họ và họ như sau.

BỘ RODENTIA (từ tiếng Latinh, rodere: gặm nhấm)

* Phân bộ Anomaluromorpha
o Họ Anomaluridae: sóc bay đuôi vảy
o Họ Pedetidae: thỏ nhảy (khiêu thỏ)
* Phân bộ Castorimorpha
o Siêu họ Castoroidea
+ Họ Castoridae: hải ly
o Siêu họ Geomyoidea
+ Họ Geomyidae: chuột nang (chuột túi má thật sự)
+ Họ Heteromyidae: chuột kangaroo và chuột nhắt kangaroo
* Phân bộ Hystricomorpha
o
+ Họ Diatomyidae: chuột núi Lào (vị trí không chắc chắn (incertae sedis), có thể thuộc phân bộ Sciuromorpha)
o Cận bộ Ctenodactylomorphi
+ Họ Ctenodactylidae: gundi
o Cận bộ Hystricognathi
+ Họ Bathyergidae: chuột chũi châu Phi
+ Họ Hystricidae: nhím lông Cựu thế giới. Không nhầm với nhím gai (họ Erinaceinae).
+ Họ Petromuridae: chuột đa man (đề thỏ)
+ Họ Thryonomyidae: chuột mía
+ Tiểu bộ Caviomorpha
# Họ Heptaxodontidae †: hutia khổng lồ
# Họ Abrocomidae: chuột sinsin
# Họ Capromyidae: hutia
# Họ Caviidae: chuột lang và lợn nước
# Họ Chinchillidae: sóc sinsin (chuột lông tơ) và viscacha
# Họ Ctenomyidae: tuco-tuco
# Họ Cuniculidae: paca
# Họ Dasyproctidae: agouti và acouchi
# Họ Dinomyidae: pacarana
# Họ Echimyidae: chuột gai
# Họ Erethizontidae: nhím lông Tân thế giới. Không nhầm với nhím gai (họ Erinaceinae).
# Họ Myocastoridae: nutria
# Họ Octodontidae: chuột đá Nam Mỹ, degu
* Phân bộ Myomorpha
o Siêu họ Dipodoidea
+ Họ Dipodidae: chuột nhảy (jerboa) và chuột nhắt nhảy
o Siêu họ Muroidea
+ Họ Calomyscidae: chuột đất vàng tương tự như chuột nhắt
+ Họ Cricetidae: chuột đất vàng, chuột nhắt và chuột cống, chuột đồng Tân thế giới
+ Họ Muridae: chuột nhắt và chuột cống, chuột cát (gerbil), chuột gai, chuột bờm
+ Họ Nesomyidae: chuột leo, chuột đá, chuột đuôi trắng, chuột Malagasy
+ Họ Platacanthomyidae: chuột sóc gai
+ Họ Spalacidae: dúi (trúc thử), chuột chũi mù (yển thử, không nhầm với chuột chũi/yển thuộc họ Talpidae của bộ Chuột chù (Soricomorpha).), chuột lỗ (phẫn thử)
* Phân bộ Sciuromorpha
o Họ Aplodontiidae: hải ly núi
o Họ Gliridae (hay Myoxidae, Muscardinidae): chuột sóc
o Họ Sciuridae: sóc, kể cả sóc chuột, chuột chó thảo nguyên, & macmot

[sửa] Phân loại kiểu khác

Phân loại trên đây dùng hình dáng của hàm dưới (các nhóm Sciurognathi hay Hystricognathi) như là đặc trưng chính. Đây là cách tiếp cận được sử dụng phổ biến nhất để phân chia bộ này thành các phân bộ. Nhiều nguồn dẫn chiếu cũ hơn nhấn mạnh vai trò của hệ xương gò má-cơ cắn (các phân bộ Protrogomorpha, Sciuromorpha, Hystricomorpha, Myomorpha).

Một vài nghiên cứu phát sinh loài ở mức phân tử lại sử dụng trật tự chuỗi gen để xác định mối quan hệ giữa các phân nhóm trong động vật gặm nhấm, nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được hệ thống phân loại thích hợp duy nhất và được hỗ trợ đủ mạnh. Một vài nhánh được tạo ra ổn định là:

* Ctenohystrica chứa:
o Ctenodactylidae (gundi)
o Hystricognathi chứa:
+ Hystricidae
+ Nhánh chưa đặt tên chứa:
# Phiomorpha
# Caviomorpha
* Nhánh chưa đặt tên chứa:
o Gliridae
o Sciuroidea chứa:
+ Aplodontiidae
+ Sciuridae
* Myodonta chứa:
o Dipodoidea
o Muroidea
 
Last edited by a moderator:
Q

quangtuannhoc

Vị trí của Castoridae, Geomyoidea, Anomaluridae, Pedetidae vẫn còn tranh cãi.

[sửa] Đơn hay đa ngành?

Năm 1991, một bài báo đăng tải trên tạp chí Nature đề xuất rằng nhóm Caviomorpha nên được phân loại lại như là một bộ riêng rẽ (tương tự như Lagomorpha), dựa trên phân tích các chuỗi axít amin của chuột lang.[10] Giả thiết này được trau chuốt lại trong bài báo năm 1992, trong đó người ta xác nhận khả năng là Caviomorpha có thể đã rẽ nhánh ra từ Myomorpha trước khi có sự phân kỳ sau này của Myomorpha; điều này có nghĩa là Caviomorpha, hay có thể là cả Hystricomorpha, nên được tách ra khỏi phân loại của động vật gặm nhấm thành bộ riêng.[11] Một thiểu số ý kiến khoa học xuất hiện trong một thời gian ngắn cho rằng chuột lang, degu, và các động vật khác trong nhóm Caviomorpha không là động vật gặm nhấm,[12][13] trong khi một vài bài báo khác lại nghiêng về hướng hỗ trợ cho tính đơn ngành của động vật gặm nhấm.[14][15][16] Các nghiên cứu sau này, được công bố kể từ năm 2002, sử dụng các mẫu đơn vị phân loại và gen rộng hơn, đã phục hồi sự đồng thuận của các nhà sinh vật học về thú rằng bộ Rodentia là đơn ngành.[17][18]

[sửa] Ghi chú

* Adkins R. M. E. L. Gelke, D. Rowe, và R. L. Honeycutt. 2001. Molecular phylogeny and divergence time estimates for major rodent groups: Evidence from multiple genes. Molecular Biology and Evolution, 18:777-791.
* David Lambert và the Diagram Group. The Field Guide to Prehistoric Life. New York: Facts on File Publications, 1985. ISBN 0-8160-1125-7
* Jahn G. C. 1998. “When Birds Sing at Midnight” Bản tin 6:10-11. [1]
* Leung LKP, Peter G. Cox, Gary C. Jahn và Robert Nugent. 2002. Evaluating rodent management with Cambodian rice farmers. Cambodian Journal of Agriculture quyển 5, các trang 21-26.
* McKenna Malcolm C., và Bell Susan K. 1997. Classification of Mammals Above the Species Level. Nhà in Đại học Columbia, New York, 631 trang. ISBN 0-231-11013-8
* Nowak R. M. 1999. Walker's Mammals of the World, quyển 2. Nhà in Đại học Johns Hopkins, London.
* Steppan S. J., R. A. Adkins, và J. Anderson. 2004. Phylogeny and divergence date estimates of rapid radiations in muroid rodents based on multiple nuclear genes. Systematic Biology, 53:533-553.
* Viện bảo tàng cổ sinh vật học Đại học California (UCMP). 2007. "Rodentia"
 
Top Bottom