Các kĩ năng làm văn bản nghị luận

C

chienpro_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để làm tốt một bài văn nghị luận, học sinh cần luyện tập thường xuyên các kĩ năng cơ bản:
- Kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề.
- Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.
- Kĩ năng diễn đạt, trình bày.
- Kĩ năng kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết.
Mỗi nhóm kĩ năng có một vai trò và tác dụng riêng chung nhưng cúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Kĩ năng tìm hiểu, phân tích để giúp học sinh viết đúng hướng, tránh lạc đề. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý giúp bài văn viết có ý, đủ ý và có bố cục, kết cấu bài văn hợp lí. Kĩ năng diễn đạt giúp học sinh viết được bài văn hay, hành văn trôi chảy. Kĩ năng trình bày giúp học sinh có bài văn sáng sủa, rành mạch, dễ đọc. Kĩ năng kiểm tra giúp phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót nhỏ để bài viết được hoàn chỉnh.
1. Kĩ năng tìm hiểu đề, xác lập yêu cầu bài văn nghị luận
Tìm hiểu đề của bài văn nghị luận nhằm xác định các yêu cầu cơ bản của bài văn theo các phương diện: vấn đề trọng tâm (nội dung) cần bàn luận, thao tác lập luận chính cần sử dụng, phạm vi tư liệu cần huy động. Các yêu cầu này được thể hiện ngay ở đề bài. Ví dụ: “Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)”. Với đề bài này, có thể dễ dàng xác định yêu cầu về nội dung (sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị), thao tác nghị luận (phân tích), tư liệu huy động (Vợ chồng A Phủ).
Nhưng cũng có khi đề bài không yêu cầu cụ thể về vấn đề và thao tác nghị luận (còn gọi là đề mở), đòi hỏi học sinh phải có suy nghĩ kĩ càng từ những dữ kiện được thể hiện trong đề bài mà xác định các yêu cầu. Ví dụ: “Sức hấp dẫn của tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Đề bài này chỉ nêu vấn đề, học sinh có thể lựa chọn thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai bài viết (phân tích tác phẩm hay phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm). Với đề bài “Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu”, học sinh có thể lựa chọn vấn đề (điều gì là cảm
Move sang box Văn 9
 
Last edited by a moderator:
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp

nhận sâu sắc của bản thân) và thao tác được sử dụng để triển khai bài biết (phân tích hay phát biểu cảm nghĩ). Với đề bài: “Suy nghĩ cua anh (chị) về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống”, có thể căn cứ vào những từ ngữ “mối quan hệ giữa cho và nhận” để xác định cần vận dụng các thao tác giải thích (khái niệm cho và nhận), chứng minh (biếu hiện của mỗi quan hệ này), bình luận (bàn luận về mối quan hệ.
Để xác định yêu cầu nội dung của bài nghị luận, cần đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ then chốt, xác định đúng mối quan hệ giữa các vế câu, giữa các câu (thể hiện ở cấu trúc ngữ pháp của các vế câu). Ví dụ: “Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người e ngại núi sông (Nguyễn Bá Học)”. Vấn đề cần bàn luận nằm trong câu nói của Nguyễn Bá Học, nếu xét theo quan hệ ngữ pháp thì hai vế của câu nói có mối quan hệ chính phụ, trong đó vế sau từ mà là vế chính, đó cũng là nội dung chính cần triểu khai trong bài viết.
Trong nhiều trường hợp đề văn nghị luận có hai thành phần: thành phần thứ nhất là những ý kiến, nhận định hoặc những đoạn văn, đoạn thơ được dẫn ra để nêu vấn đề, thành phần thứ hai là yêu cầu của người ra đề. Ví dụ: “Nói về thơ Nguyễn Công Trứ có câu: Trớt nợ cùng thơ phải chuốt lời, còn Tố hữu lại cho rằng: Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước con người và trời đất. Anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên”. Với dạng đề trên, cần tìm hiểu kĩ quan hệ giữa các thành phần của đề bài (nội dung được nêu ra trong lời dẫn và yêu cầu nghị luận) để xác định đúng các phương diện cần triển khai của bài nghị luận.
Như vậy, để triển khai bài nghị luận, trước hết cần nắm vững các buớc phân tích đề để xác định đúng các yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, mỗi đề bài lại có đặc điểm riêng nên khi phân tích đề cần linh hoạt, tránh máy móc.
2. Xác định luận điểm, luận cứ, lập luận
a) Luận điểm
Luận điểm là những ý kiến, quan điểm chính được nêu ra trong bài vă nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán (câu văn) mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ cho luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp

được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lí, đầy đủ và được triển khai bằng những lí lẽ, dẫn chứng (luận cứ) hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra. Các luận điểm nêu ra cần rõ ràng, sát hợp với đề bài, hơn nữ cần phải mới mẻ, sâu sắc.
Để xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, sau khi đã xác định các yêu cầu của đề bài, cần dựa vào những vấn đề trọng tâm và đặt ra các câu hỏi, sử dụng hệ thống các từ ngữ để hỏi như: “là gì? Như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa gì? Phải làm gì?... Ví dụ, với đề bài: “Suy nghĩ của anh (chị) về lòng tự trọng”, có thể đặt các câu hỏi sau để triển khai ý: Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng được biểu hiện như thế nào? Tại sao con người cần có lòng tự trọng? cá nhân mình phải làm gì để luôn là người có lòng tự trọng?... Với đề bài: “Cảm hứng thế sự trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” có thể đặt ra các câu hỏi sau để triển khai luận điểm: Cảm hứng thế sự là gì? Cảm hứng thế sự được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa? Ý nghĩa của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa trong việc thể hiện cảm hứng thể sự và trong sự nghiệp sáng tac của Nguyễn Minh Châu?...
Khi đã tìm ra được các luận điểm, lớn cần tiếp tục chia tách thành các luận điểm bộ phận. Ví dụ: Với đề bài “Cảm hứng thế sự trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”, khi triển khai luận điểm “Cảm hứng thế sự được thể hiện như thế nào?” Có thể chia tách thành: xác didnhj đề tài, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu,… Lưu ý các luận điểm trong bài văn nghị luận cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các luận điểm lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm.
- Các luận điểm nhỏ phải nằm trong luận điểm lớn và làm sáng tỏ cho luận điểm lớn: Cần trình bày luận điểm theo một thứ tự tránh trùng lặp ý.
- Có luận điểm phải bắt buộc trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các luận điểm khác.
- Cần xác định mức độ các luận điểm cho hợp lí. Trong một bài văn, các luận điểm không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau. Có luận điểm cần nêu kĩ, có luận điểm chỉ nói qua, nói vừa đủ.
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp!!!!\

b) Luận cứ
Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ để triển khai luận điểm. Luận cứ là các dẫn chứng (chứng cứ) và lí lẽ nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm. Có thể là dẫn chứng về văn học, đời sống. Đây là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận, giúp cho bài văn sinh động, giàu sức thuyết phục. Trong Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), những tiếng “sự thật là” là những chứng cớ hùng hồn giúp cho lí lẽ Người đưa ra để phủ định những luận điệu của thực dân Pháp thêm sắc bén.
Để có được những luận cứ xác đáng đòi hỏi người viết bài nghị luận cần tích lũy cho mình một vốn sống, vốn hiểu biết xã hội và văn học phong phú. Bởi mỗi bài nghị luận lại yêu cầu người viết huy động một phạm vi tư liệu phù hợp, đó có thể là những sự kiện, những con ngời lịch sử; những tư tưởng, lí luận nổi tiếng, những hiểu biết về các ngành khoa học, những hiện tượng đang diễn ra trong đời sống; có thể là những câu thơ, câu văn, mẩu chuyện, tác phẩm, trào lưu, xu hướng văn học…
Để làm sáng tỏ luận điểm, cần lựa chọn các luận cứ phù hợp, xác thực, nhất quán với nội dung của luận điểm; đồng thời phải tiêu biểu, mới mẻ. Ví dụ, khi đưa ra luận cứ về tính nhạc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì cần lựa chọn những câu thơ có tính nhạc cao trong bài thơ để minh họa; khi muốn làm sáng tỏ biểu hiện của lòng tự trọng, cần lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu từ thực tế đời sống, và có thể cả những dẫn chứng từ sách vở.
Một điều cần chú ý là khi đã đưa ra dẫn chứng thì cần phải sử dụng các thao tác lập luận phù hợp để phân tích, giải thích, so sánh, giúp cho dẫn chứng thêm sáng rõ, nhằm làm bật lên ý nghãi phù hợp giữa các luận cứ và luận điểm, làm cho luận cứ và luận điểm gắn bó với nhau tạo thành một chỉnh thể giàu sức thuyết phục. Hãy đọc đoạn văn sau:
Chúng ta đã nói đến trái tim của Nguyễn Du - trái tim mang trong nó một nỗi đau vĩ đại. Đọc đoạn thơ Nguyễn Du thấy trái tim ấy dành tình thương cho tất cả: từ những người ông tận mắt chứng kiến đến những người được nghe kể, truyền tụng, từ người sống cùng thời, là đồng bào, đồng nạn, đến những người sống ở những thời đại khác, chần trời khác, từ người sang cho đến người hèn, từ trẻ thơ cho đến người già, phụ nữ, v.v… Ông thương người mẹ lang thang cầu bơ cầu bất,
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp!!!!

b) Luận cứ
Trong mỗi luận điểm lại có nhiều luận cứ để triển khai luận điểm. Luận cứ là các dẫn chứng (chứng cứ) và lí lẽ nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm. Có thể là dẫn chứng về văn học, đời sống. Đây là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận, giúp cho bài văn sinh động, giàu sức thuyết phục. Trong Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), những tiếng “sự thật là” là những chứng cớ hùng hồn giúp cho lí lẽ Người đưa ra để phủ định những luận điệu của thực dân Pháp thêm sắc bén.
Để có được những luận cứ xác đáng đòi hỏi người viết bài nghị luận cần tích lũy cho mình một vốn sống, vốn hiểu biết xã hội và văn học phong phú. Bởi mỗi bài nghị luận lại yêu cầu người viết huy động một phạm vi tư liệu phù hợp, đó có thể là những sự kiện, những con ngời lịch sử; những tư tưởng, lí luận nổi tiếng, những hiểu biết về các ngành khoa học, những hiện tượng đang diễn ra trong đời sống; có thể là những câu thơ, câu văn, mẩu chuyện, tác phẩm, trào lưu, xu hướng văn học…
Để làm sáng tỏ luận điểm, cần lựa chọn các luận cứ phù hợp, xác thực, nhất quán với nội dung của luận điểm; đồng thời phải tiêu biểu, mới mẻ. Ví dụ, khi đưa ra luận cứ về tính nhạc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì cần lựa chọn những câu thơ có tính nhạc cao trong bài thơ để minh họa; khi muốn làm sáng tỏ biểu hiện của lòng tự trọng, cần lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu từ thực tế đời sống, và có thể cả những dẫn chứng từ sách vở.
Một điều cần chú ý là khi đã đưa ra dẫn chứng thì cần phải sử dụng các thao tác lập luận phù hợp để phân tích, giải thích, so sánh, giúp cho dẫn chứng thêm sáng rõ, nhằm làm bật lên ý nghãi phù hợp giữa các luận cứ và luận điểm, làm cho luận cứ và luận điểm gắn bó với nhau tạo thành một chỉnh thể giàu sức thuyết phục. Hãy đọc đoạn văn sau:
Chúng ta đã nói đến trái tim của Nguyễn Du - trái tim mang trong nó một nỗi đau vĩ đại. Đọc đoạn thơ Nguyễn Du thấy trái tim ấy dành tình thương cho tất cả: từ những người ông tận mắt chứng kiến đến những người được nghe kể, truyền tụng, từ người sống cùng thời, là đồng bào, đồng nạn, đến những người sống ở những thời đại khác, chần trời khác, từ người sang cho đến người hèn, từ trẻ thơ cho đến người già, phụ nữ, v.v… Ông thương người mẹ lang thang cầu bơ cầu bất,
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp!!!!!!!!!!!!

lê mình đi ăn xin cho ba đứa con, thương những đứa “tiểu nhi tấm bé, lỗi giờ sinh lìa mẹ cha”, thương người ca sĩ đất Thăng Long, người hát rong ở đất Thái Bình… Ở đây là nỗi xót xa cho Tiểu Thanh, Đạm Tiên, ở kia là nỗi đau đớn nghẹn lòng dành cho Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,… Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể làm cho trái tim ấy rỉ máu. Ngòi bút của Nguyễn Du chấm vào thứ máu ấy mà viết nên những trang thơ1.
Trong đoạn văn trên, luận điểm được nêu ra là “nỗi đau vĩ đại của trái tim Nguyễn Du”, luận cứ là những sáng tác của Nguyễn Du. Các luận cứ được nêu ra vừa mang tính tiêu biểu, thể hiện tình thương của Nguyễn Du dành cho tất cả những người bất hạnh, không kể biên giới, dân tộc, thời đại,… được trình bày một cách sâu sắc, ấn tượng, có sức truyền cảm lớn.
3. Mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
a) Mở bài
- Mở bài nhằm giới thiệu một cách khái quát vấn đề sẽ được triển khai, bàn bạc. Mở bài hay, tự nhiên sẽ như một dòng chảy khơi thông, ý văn sẽ được mở ra. Ngược lại, mở bài lung túng, không nêu trúng vấn đề sẽ khiến việc triển khai ý khó khăn, khó tạo ra sự liên thông, liền mạch.
- Về hình thức, mở bài thường là một đoạn văn; về nội dung, mở bài thường có hai phần: phần đầu có nhiệm vụ dẫn dắt, khơi gợi để dẫn đến vấn đề nghị luận, phần sau nêu vấn đề trọng tâm của bài viết. Mở bài thường trình bày vấn đề theo hai cách: mở bài trực tiếp và gián tiếp. Mở bài trực tiếp là trình bày thẳng vào vấn đề; mở bài gián tiếp đi từ một ý kiến, một nội dung có liên quan để dẫn đến vấn đề.
Ví dụ:
+ Với đề bài: Hình tượng Tổ quốc trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám, một bạn đã viết mở bài như sau: “Tổ quốc là bà mẹ lớn nhất của chúng ta. Tổ quốc cũng là đề tài lớn nhất trong thơ ca nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Thơ ca của chúng ta từ hàng ngàn năm đã viết về Tổ quốc, và hình tượng Tổ quốc trong thơ ca từ sau Cách mạng tháng Tám là sự kế thừa và phát triển có tính biện chứng của thơ ca truyền thống”. Đây là cách mở bài trực tiếp đi thẳng vào vấn đề.
+ Với đề bài: Bình luận ý kiến của nhà văn Nga Lê-ô-nít Lê-ô-xốp: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”, một bạn đã
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp

viết: “Pau-tốp-xki đã từng nói, đại ý: Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp . Vâng, đã và mãi mãi là như thế. Nhà văn là những sứ giả của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuậ, tâm hồn người đọc như thanh cao hơn, trong sáng và phong phú hơn bởi những cảm nhận tinh tế và sâu lắng về tình đời, tình người. Tất cả được thể hiện qua ngôn ngữ, qua những hình tượng nghệ thuật sinh động, đặc sắc. Ta cứ đi mãi, đi mãi, lòng không thôi hứng thú, ngỡ ngàng bởi mỗi nhà văn dẫn ta theo một nẻo riêng, với những hương sắc riêng,… Sứ mệnh cao cả cũng đồng thời là trách nhiệm của những người cầm bút phải làm sao để Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Đây là cách mở bài theo lối gián tiếp, khơi gợi, dẫn dắt người đọc về sự hấp dẫn kì diệu của văn chương, từ đó nêu vấn đề nghị luận.
- Một mở bài hay cần phải:
+ Dẫn dắt, nêu trọng tâm và giới hạn vấn đề ngắn gọn.
+ Gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết.
+ Viết tự nhiên, giản dị, nhưng sinh động, độc đáo.
- Khi viết mở bài, cần tránh:
+ Ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề trọng tâm của bài nghị luận
+ Dẫn dắt lan man, dài dòng.
+ Trình bày những chi tiết cụ thểm, những nội dung lẽ ra chỉ triển khai ở phần thân bài.
b) Kết bài:
- Kết bài nhằm tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ử mở bài và phát triển thân bài, đồng thời khơi gợi những nội dung, cảm xúc tiếp nối cho người đọc từ vấn đề đã nêu ra và giải quyết. Việc thâu tóm lại nội dung vấn đề không phải là lặp lại những gì đã trình bày trong phần thân bài mà phải dùng một cách diễn đạt khái quát và ngắn gọn. Việc khơi gợi, tạo những “dư ba” là lời đã hết mà ý dường như vẫn không hết, vẫn khiến người đọc trăn trở, day dứt tiếp nối những gì đã được nêu và triển khai trong bài viết,…
- Một số cách kết bài thường gặp:
+ Tóm tắt và nhận xét, đánh giá khái quát về nội dung, tư tưởng của người viết đối với vấn đề đã trình bày trong các phần trước.
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp

Ví dụ, với đề bài: Quê hương và con người Việt Nam trong những sáng tác của một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới (1932 – 1945), sau khi đã phân tích nổi bật những nét đặc trưng của quê hương và con người Việt Nam, có thể kết bài như sau:
Qua những sáng tác tiêu biểu của một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới, ta thấy quê hương và con người Việt Nam hiện ra thật gần gũi, chân thực và sống động và gợi cảm. Bằng những con mắt, giác quan nhạy cảm, những nhà Thơ mới đã cho chúng ta thêm yêu cuộc sống và quê hương mình. Quê hương Việt Nam càng tươi đẹp, thân quen và cao cả bao nhiêu thì con người Việt Nam càng bình dị, sáng người bấy nhiêu. Điều đó cũng giúp chúng ta hiểu vì sao đề tài về quê hương và con người Việt Nam đã theo suốt chiều dài lịch sử văn học. Và những sáng tác viết về đề tài đó đã trở thành tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. Chúng ta cảm phục biết bao tấm lòng của các nhà thơ đã cho chúng ta một cái nhìn mới về quê hương và con người đất Việt (Bài viết của học sinh).
+ Khái quát nội dung và kêu gọi hành động.
Ví dụ, kết thúc bài văn về văn hóa lễ hội, tác giả viết:
Các cụ xưa có câu: “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Ngày nay, chúng ta không chỉ quan niệm thuần túy như thế nhưng lễ hội vẫn thực sự hấp dẫn, có một vai trò quan trọng trong đời sống và đặc biệt có giá trị trong việc phát triển văn hóa - du lịch nước nhà. Điều quan trọng hơn cả vẫn là, cùng với việc vui xuân mới, hân hoan lễ hội, mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị cần tạo ra không khí thi đua hăng hái lao động sản xuất và hiệu quả ngay từ những ngày đầu của tháng đầu năm này. Đó chính là biểu hiện thiết thực và cao đẹp hơn của văn hóa lễ hội thời hiện đại1.
c) Khái quát nội dung và đặt ra câu hỏi nhằm khơi gợi suy nghĩ và tình cảm ở người đọc
Ví dụ, kết thúc bài văn bàn về tiếng nói tri âm trong tác phẩm văn chương, tác giả viết: “Tôi muốn đến với Nguyễn Du như đến với một con người suốt đời khắc khoải, da diết với thân phận con người. Nguyễn Du đã từng rỏ biết bao nước mắt khóc thương cho những con người đau khổ ấy, lẽ nào ta lại chẳng một lần khóc cho Nguyễn Du để bi kịch của Người sẽ tan như bóng hình Trương Chi trong chén nước mắt của Mị Nương xưa” (Bài viết của học sinh).
- Khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao vấn đề đã được bàn bạc trong các phần trên.
Ví dụ, sau khi phân tích mối quan hệ giữa chữ tâm và chữ tài trong sáng tác văn chương, tác giả kết thúc bài viết như sau: Thời gian và cuộc đời… đó là thử thách khắc nghiệt cho tác phẩm của người nghệ sĩ. Đó là sự đánh giá công bằng và trung thực nhất tài năng và tâm huyết của anh. Người nghệ sĩ nói chung và nhà văn nói riêng muốn có một tác phẩm bất hủ, có ý nghĩa với cuộc đời thì nhất định tài năng của anh ta phải luôn rực sáng và trái tim anh, tâm hồn anh phải luôn rộng mở, thiết tha với cuộc đời, Văn chương phải là văn chương và văn chương phải vì cuộc đời. Hiểu điều đó, ta càng khẳng định rõ hơn “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” trong quá trình sáng tác của người nghệ sĩ (Bài viết của học sinh).
 
C

chienpro_9x

vẫn còn tiếp

4. Diễn đạt
Trong việc hoàn thiệc bài văn nghị luận cần chú ý đến hai yêu cầu: thứ nhất, bài viết phải có ý, thứ hai: bài viết phải có chất răn. Yêu cầu ý nghiêng về nội dung (tìm tòi, lựa chọn và nêu lên các vấn đề, ý kiến). Yêu cầu văn nghiêng về cách trình bày, diễn đạt. Trong thực tế, có những bài viết đủ ý, thậm chí có những phát hiện mới mẻ về nội dung, nhưng văn viết lại chưa hay; ngược lại, có những bài viết đọc lên thấy văn trau truốt nhưng suy nghĩ kĩ thì không có ý gì sâu sắc mới mẻ. Ý nghiêng về việc tác động tới lí trí, văn nghiêng về việc tác động tới tình cảm. Có ý mà thiếu chất văn, bài viết đôi khi nặng nề, khô khan, thiếu truyền cả…: có văn mà ý nông cạn, hời hợt hoặc chẳng có ý gì, bài viết dễ rơi vào mòn sáo, “làm xiếc ngôn từ”… Do vậy, đối với mỗi học sinh, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, vận dụng các thao tác nghị luận để triển khai vấn đề, cần chú ý rèn luyện kĩ năng diễn đạt đúng, tiến tới diễn đạt hay trong làm văn nghị luận.
THE AND!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
ONLINE!!!!!!!!!!!!!111111
 
Top Bottom