các dạng toán thi ĐH !

B

belatdat_cute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[LB] các dạng toán thi ĐH !

Đề thi ĐH thì luôn có những dạng toán nhất định!
Theo mình thấy thì thi khối A có mấy dạng cơ bản:
1.
Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số
Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số. Cưc trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
2
.- Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số.
- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
3.
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm. Tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

4.
hình học không gian
5.
bài toán tổng hợp
6.
bài toán về toạ độ trong không gian
.......... không bit còn dạng nào nữa không nhỉ ?
bạn nào có bài nào hay thì post lên cùng giải nhé!!

mình có một bài lg làm chưa ra :
[TEX]\sin^2 x+ \frac{1}{4}sin^2 3x = sinx.sin^2 3x[/TEX]




 
Last edited by a moderator:
L

lamanhnt

he he, nhìn cái lượng giác cũng thấy đây là một hằng đẳng thức đáng nhớ:D
 
B

belatdat_cute

hehe! sai roy!

he he, nhìn cái lượng giác cũng thấy đây là một hằng đẳng thức đáng nhớ:D
bạn xem lại giùm! không phải hằng đẳng thức đâu!!!
còn bài này nữa :
[TEX]\4.3^{3x} - 3^{x+1} =\sqrt{1-3^{2x}}[/TEX]
......................
 
Last edited by a moderator:
L

linhdangvan

[TEX]sin^2x+\frac{1}{4}sin^23x=sinx.sin^23x[/TEX]
[TEX]<+>4sin^2x-4sinx.sin^23x+sin^23x=0[/TEX]
[TEX]\large\Delta^'=4sin^43x-4sin^23x=-4sin^23x.cos^23x=-sin^26x<0[/TEX]
>>>>>>>pt vô nghiệm!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
L

linhdangvan

>>>>>>>pt vô nghiệm!!!!!!!!!![/COLOR][/B]anh giải câu nay` rồi

emvừa giải sáng nay; bên dướiy'

http://diendan.hocmai.vn/showthread....61#post1010961
[TEX]sin^2x+\frac{1}{4}sin^23x=sinx.sin^23x[/TEX]
[TEX]<+>4sin^2x-4sinx.sin^23x+sin^23x=0[/TEX]
[TEX]\large\Delta^'=4sin^43x-4sin^23x=-4sin^23x.cos^23x=-sin^26x \leq 0[/TEX]
hix uk! anh nhầm chỗ[TEX] \large\Delta^'[/TEX][TEX] \leq 0[/TEX] mới đúng!!!!!!!!
>>>>>>>[TEX] \large\Delta^'=0[/TEX] >>>>nghiệm!!!!!!!!!! hì!!!!!!:D!!!!!!
 
B

belatdat_cute

hic

lâu lâu mới nghé topic này!

hic! chả có gì thay đổi!!..............

có một bài toán mới nè :

cho x,y,z > 0 thoả mãn: [TEX]x+y+z > 0[/TEX] tìm GTNN của :


[TEX]\P=\frac{x^3 + y^3 + 16z^3}{(x + y + z )^3}[/TEX]
 
Q

quyenuy0241

lâu lâu mới nghé topic này!

hic! chả có gì thay đổi!!..............

có một bài toán mới nè :

cho x,y,z > 0 thoả mãn: [TEX]x+y+z > 0[/TEX] tìm GTNN của :


[TEX]\P=\frac{x^3 + y^3 + 16z^3}{(x + y + z )^3}[/TEX]

Mấy anh (chị) ở Thuận Thành-- Bắc Ninh ạ!!
Chuẩn hoá[tex] x+y+z=1 \Rightarrow x+y=1-z[/tex]

Tìm GTNN của[tex] x^3+y^3+16z^3[/tex]

[tex]x^3+y^3 +16z^3 \ge \frac{(x+y)^3}{4}+16z^3 = \frac{(1-z)^3}{4}+16z^3[/tex]

Xét[tex] f(x)=\frac{(1-z)^3}{4}+16z^3 [/tex]

tới đây khảo sát hàm số là ok với [tex]z \in (0,1)[/tex]

Ngoài cách này ra thì có thể điểm rơi cauchy!!!
 
H

hksfi

Cấu trúc đề Thi đại học đây
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ

I- Phần chung cho tất cả thí sinh (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
- Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
Câu 2 (2 điểm):
- Phương trình, bất phưong trình; hệ phương trình đại số
- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác
Câu 3 (1 điểm):
- Tìm giới hạn
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay
Câu 4 (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): Quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích của khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 5 (1 điểm):
Bài toán tổng hợp
II- Phần riêng (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2)
1- Theo chương trình Chuẩn:
Câu 6.a (2 điểm):
Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian:
- Xác định toạ độ của điểm, vectơ
- đường tròn, elip, mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 6.a (1 điểm):
- Số phức
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số
2- Theo chương trình Nâng cao:
Câu 5.b (2 điểm):
Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian:
- Xác định toạ độ của điểm, vectơ
- Đường tròn, ba đường cônic, mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 6.b (1 điểm):
- Số phức
- Đồ thị của hàm phân thức hữu tỷ dạng và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong
- Hệ phương trình mũ và lôgarit
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số

-/-
 
B

belatdat_cute

câu này trong đề thi khối B năm 07:
tìm m để pt có 2 nghiệm phân biệt :

[TEX]x^2 + 2x - 8 = sqrt{m(x-2)}[/TEX]
 
T

tiger3323551

dk[tex]x \ge 2[/tex]
pt[tex]<=>(x-2)(x^3+6x^2-32-m)=0[/tex]
[tex]<=> \left[{x=2}\\{x^3+6x^2-32-m=0}(1)[/tex]
để pt có 2 nghiệm =>(1) có 1 nghiệm trên (2, vô cực)
cô lập m [tex]x^3+6x^2-32=m[/tex]
đặt [tex]f(x)=x^3+6x^2-32[/tex]
xét hàm f(x)
[tex]f'(x)=3x^2+12x > 0 [/tex] với mọi x thuộc(2,vô cực)
=> luôn có 1 nghiệm khi [tex]m > 0 [/tex] do min=0
 
Last edited by a moderator:
B

belatdat_cute

vấn đề là ở chỗ làm thế nào ra cái pt thứ 2 : [TEX]x^3 + 6x^2 - 32 = m [/TEX]

tớ giải thế này thì sai chỗ nào nhé :

x>= 2
pt <=>[TEX] (x-2)(x+6)=sqrt{m(x-2)}[/TEX]

\Leftrightarrow [TEX]{(x-2)^2(x+6)^2}=m(x-2)[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX](x-2)((x-2)(x+6)^2 - m )=0[/TEX]

đến đây k ra biểu thức thứ 2 giống thế !
 
Top Bottom