Sử 10 Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (TK X đến XV)

N

nguyenthao93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có một số câu hỏi trong đề cương Sử, mình đưa ra đây mong mọi người giúp mình tìm tài liệu, và hướng dẫn mình các ý cần thiết. Vậy nên, thử cố gắng giúp mình nha! :D

Câu 1: Chỉ ra các điểm khác nhau của các cuộc đấu tranh chống Tồng thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần, chống Minh thời Lê sơ về hoàn cảnh lịch sử, đường lối lãnh đạo và nguyên nhân thắng lợi.

Câu 2:Nêu nguyên nhân của sự chia cắt đất nước? Em có nhận xét gì về việc xưng vương của chúa Nguyễn Phúc Khoát (1744)?
 
K

khanhpro_na_37

Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc gia độc lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội, vừa trực tiếp tham gia đánh giặc giữ nước, bảo vệ kinh thành. Nghệ thuật dựng binh là lấy dân làm điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ binh dịch theo kiểu “Ngụ binh ư nông”, quân lính thời bình chia phiên về sản xuất và khi có biến thì mọi đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân đội. Việc xây dựng lực lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ quân để huy động được nhân dân tham gia trực tiếp chiến đấu: quân chủ lực của triều đình, quân các lộ (và quân của các vương hầu), dân binh (hương binh các làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Lực lượng được tổ chức hợp lý, phân công và phối hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân các lộ và dân binh, đồng thời huy động được nhân dân tham gia đúng thời cơ.
Sức dân cũng được huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các tuyến phòng thủ, nhân dân luôn sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân. Nhân dân cả nước tự giác thực hiện kế thanh dã triệt nguồn lương thảo của giặc, làm hậu thuẫn cho triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ… Đặc biệt, để huy động cao nhất sức dân, các đời vua thời Lý – Trần đều chủ trương “khoan – giản – an – lạc”, cơi nới sức dân để làm “kế sâu rễ bền gốc”.
Chiến tranh toàn dân thời Lý – Trần được thể hiện rất rõ qua việc vận hành thế trận phòng thủ, phòng ngự, tổ chức cho quân và dân thực hành chiến đấu trên các tuyến phòng thủ nhiều tầng hoặc đánh địch rộng khắp. Việc lập thế liên kết giữa kinh thành với các vùng phụ cận đã tạo được hậu phương chiến lược cho chiến tranh toàn dân. Chính vì vậy, quân nhà Lý chiến đấu trên phòng tuyến sông Cầu luôn an tâm ở phía sau đã có hậu phương cực mạnh là kinh thành Thăng Long; còn nhà Trần, tuy phải rút lui chiến lược, nhưng nhân dân đã tích cực góp phần cùng quân triều đình tạo thế "Vườn không nhà trống", tạo thế chuyển hoá dần lực lượng để phản công chiến lược. Do vậy, nhân dân đã được huy động tối đa để phục vụ chiến đấu trên phòng tuyến (thời Lý), cũng như trực tiếp và phối hợp nổi dậy giành lại quyền làm chủ đất nước (thời Trần).
Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân giành lại độc lập dân tộc, nhân dân và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều lĩnh vực khá toàn diện, tính chất dĩ dân và tính chất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn và được kết hợp khá sâu sắc. Trên thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn đã dựa vào dân để phát động khởi nghĩa và nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây dựng, phát triển lực lượng. Khi còn yếu thế, nghĩa quân luôn được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Khi đã lớn mạnh, đủ sức đánh chiếm các thành, các vùng thì nhân dân hết lòng ủng hộ, nô nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẫn tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể thực hiện được điều đó là nhờ chính sách vi dân nhất quán của Lê Lợi – Nguyễn Trãi, với tư tưởng chủ đạo “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. Trên thực tế, nghĩa quân ở thời kỳ gây dựng lực lượng đã thực hiện tốt vai trò một “đội quân công tác”, sẻ chia gánh nặng và cùng dân lo xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến; khi đánh chiếm kho lương của giặc đều chia cho dân để bồi dưỡng sức dân. Chính sách bình công ban thưởng cả nước, miễn thuế cho dân sau chiến thắng, nhất là kế sách “ngoại giao mềm”' để dân yên ổn làm ăn… đều thể hiện tinh thần vi dân sâu sắc.
Theo mình nghĩ là vậy hi.
 
Top Bottom