Câu 1: khái quát những thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt thế kỉ X - XV. Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuộc kháng chiến này
Phần khái quát bạn xem SGK và khái quát lại nhé!
Nét độc đáo của nghệ thuật quân sự thể hiện qua các cuộc kháng chiến này:
- Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều: Trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm giữ nước, nhân dân ta luôn phải đối mặt với những kẻ thù mạnh, với lực lượng quân sự lớn hơn ta rất nhiều. (VD: trong kháng chiến chống Tống thời Lý, lực lượng quân đội của ta chỉ có khoảng 10 vạn quân, trong khi đó quân địch có 30 vạn. Hay ở thời trần, quân ta chỉ có khoảng 15 vạn quân và địch có tới 50 - 60 vạn quân.) Để bảo vệ mình, cha ông ta đã tiến hành kháng chiến trong thế không tương quan về lực lượng quân chính quy, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, , lấy chất lượng cao để thắng số lượng đông, tiến hành chiến tranh nhân dân để huy động toàn dân đánh giặc. Đây chính là một trong những truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc ta.
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để tiến hành kháng chiến lâu dài: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và bảo vệ triều đình phong kiến. Vì vậy, toàn dân phải tham gia kháng chiến. Bất kì cuộc chiến nào, dưới hình thức nào, quần chúng nhân dân bao giờ cũng đóng vai trò quyết định. Với chiến lược kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì đã tạo ra sức mạnh to lớn để đánh bại mọi kẻ thù hung bạo. Thời Lý, Lý Thường Kiệt đã huy động lực lượng các dân tộc thiểu số ở Đông Bắc tham gia chiến thuật "Tiên phát chế nhân". Đến thời Trần, "vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước giúp sức". Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì "Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào", trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ đã đi tới thắng Lợi.
- Đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo: Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, muốn dành được thắng lợi không chỉ có tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh mà còn có chiến thuật, chiến lược đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình cụ thể. VD: Ngô Quyền dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng, nhử địch vào trận địa mai phục. Thời Lý thực hiện chiến thuật: "Tiên phát chế nhân", chủ động vượt biên đánh vào hậu cứ của nhà Tống, làm suy yếu tinh thần của kẻ thù và làm chậm kế hoạch tấn công của địch. Thời Trần lại dùng kế "Thanh dã", "biết tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch", rút lui để bảo toàn lực lượng. Chấp nhận bỏ ngõ Thăng Long để quân Mông - Nguyên tạm chiếm, sau đó bủa vây, làm cho chúng suy yếu về tinh thần và lực lượng, phản công quét sạch quân thù.
- Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao và "tâm lí chiến" để tăng cường sức mạnh kháng chiến. Điều này được thể hiện qua việc kết thúc chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, khoảng giữa của ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Trong những thời điểm quyết định, cha ông ta đã có những văn kiện độc đáo để khích lệ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, làm nản lòng quân địch: Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần Hưng Đạo, Trung quân từ mệnh tập của Nguyễn Trãi....
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới. Chúc bạn buổi tối tốt lành!
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!