Văn 8 Các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX

thuyhax9

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2009
147
319
126
Nghệ An
THCS Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Phân tích và phát biểu cảm nhận của em về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua hai tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh).
Mn giúp em với ạ! Tự viết càng tốt, bài này cô yêu cầu làm theo kiểu chung chung và hai bài phân tích chung các câu đề, thực, luận, kết í ạ!VD như:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.
(VNNQĐCT)
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
(ĐĐ ở CL)
Rồi phân tích.
Em chỉ bí một số chỗ nhưng mn giúp em làm dàn ý chi tiết để em còn biết chỗ sửa ạ!
Nhờ chị @Trần Tuyết Khả , anh @Phạm Đình Tài , chị @hoa du giúp em ạ, bạn nào giúp được nữa thì mình cảm ơn nhé!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề bài: Phân tích và phát biểu cảm nhận của em về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua hai tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh).
Mn giúp em với ạ! Tự viết càng tốt, bài này cô yêu cầu làm theo kiểu hai bài phân tích chung các câu đề, thực, luận, kết í ạ!VD như:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”.
(VNNQĐCT)
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
(ĐĐ ở CL)
Rồi phân tích.
Em chỉ bí một số chỗ nhưng mn giúp em làm dàn ý chi tiết để em còn biết chỗ sửa ạ!
Nhờ chị @Trần Tuyết Khả , anh @Phạm Đình Tài , chị @hoa du giúp em ạ, bạn nào giúp được nữa thì mình cảm ơn nhé!
Anh hướng em theo các ý dưới nha. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) (1) và “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh) (2) đều là thể thơ thất ngôn bát cú, điểm khác nhau chủ yếu nằm ở cách gieo vần.
- 2 câu đề:
(1)
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: Hoàn cảnh nhân vật trữ tình ở tù nhưng cái cốt cách hào kiệt, phong thái phong lưu vẫn còn -> câu thơ mang ý nghĩa khẳng định tư thế cốt cách đàng của người chiến sĩ
-“Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: nhà tù chỉ là nơi nghỉ chân tạm trên chặng đường hoạt động cách mạng -> Cách nói làm cho câu thơ khỏe khoắn, không hề mang màu sắc đau khổ u buồn
-Đối với nhân vật trữ tình, “ở tù” còn là nơi tôi luyện, thử thách để bộc lộ bản lĩnh và khí phách anh hùng

(2)
"đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày.
- “Lừng lẫy" nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thứ thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình
- Một khẩu khí mạnh mẽ về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.

- 2 câu thực: (1)
+ “Khách không nhà trong bốn bể”: cuộc sống khó khăn, nhiều vất vả, bôn ba khắp nơi
+ “Lại có tội giữa năm châu”: cảnh đế quốc thực dân đã kết tội Phan Bội Châu án tử hình vắng mặt
=> Giọng điệu trầm xuống những vẫn ngân ngân vang khí phách của người tù cách mạng, trong mọi khó khăn đều cố gắng vượt qua.

(2) + Công cụ lao động là “búa” với “tay”,hành động mạnh mẽ là “đánh tan”và “đập bể'. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn” -> muốn đập tan quân thù.

2 câu luận
(1) - “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Ước vọng, lí tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh, đó là chí lớn: sự nghiệp kinh bang tế thế,
- “Mở miệng cười tan cuộc oán thù” : Tiếng cười cất lên sảng khoái, ngạo nghễ với mong muốn dẹp tan oán thù
=> Cách nói lạc quan, khoa trương, đầy ngạo nghễ của các chiến sĩ đang muốn lại non sông.

(2)+" tháng ngày" chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình, đày đọa.
+ "Thân sành sói”, “dạ sắt son”: ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi, có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính

2 câu kết:
(1) + Khẳng đinh “thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp”: còn sống là còn ý chí, khát vọng được cống hiến.
+ “bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: chấp nhận và coi thường khó khăn nguy hiểm dưới cái nhìn ngạo mạn của lòng quả cảm
(2) + Mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thán thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân.
+ "Những kẻ vá trời" chí sĩ hiên ngang, “việc con con" khó khăn chỉ là công việc "con con" cần giải quyết, thử thách chỉ cản bước chứ không bao giờ dập tắt lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không bao giờ chiến thắng được những trái tim yêu nước của các chí sĩ đầu TK XX.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Top Bottom