Văn 7 Các câu hỏi phụ ôn tập thi giữa HKII.

Triết Vi Vi

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng ba 2019
4
0
1
18
Đồng Nai
THCS Hùng Vương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Hãy viết một câu tục ngữ mà em đã học và cho biết nội dung của câu tục ngữ đó.
2. Giới thiệu đôi nét về đồng chí Phạm Văn Đồng
3. Trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ, phẩm chất giản dị của Hồ Chí Minh được chứng minh qua các phương diện nào? Em hãy đưa ra một số dẫn chứng cho thấy: “Bác Hồ giản dị trong đời sống hàng ngày”.
4. Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước … vì các vị ấy là tiếu biểu của một dân tộc anh hùng”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, xuất xứ của văn bản.
b. Hãy tìm câu văn thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận (luận điểm tổng quát), hãy chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử xa xưa, tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào? Hãy đưa ra nhận xét các dẫn chứng đó.
c. Sau khi học xong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu lên biểu hiện của tinh thần yêu nước trong bối cảnh đất nước hiện nay.
:>(:>(:>(
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
1. Hãy viết một câu tục ngữ mà em đã học và cho biết nội dung của câu tục ngữ đó.
VD : Mau sao thì nắng , vắng sao thì mưa.
Ý NGHĨA : bạn hiểu cho mình là cách dự đoán thời tiết qua tự nhiên ở khi xưa . Bây giờ thì do biến đổi khí hậu nên hết rồi
2. Giới thiệu đôi nét về đồng chí Phạm Văn Đồng
Là thủ tướng đầu tiên của nước CHXHCNVN . Là một học trò ưu tú của chủ tiichj Hồ Chí Minh vĩ đại .
P/s: Bạn vào trang Wikipedia Tiếng Việt để xem theem nhé
3. Trong bài ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ, phẩm chất giản dị của Hồ Chí Minh được chứng minh qua các phương diện nào?
Mình nhớ không thiếu thì :
- Qua hành động
- qua lời ăn , tiếng nói
- Qua việc làm và suy nghĩ của Bác
Em hãy đưa ra một số dẫn chứng cho thấy: “Bác Hồ giản dị trong đời sống hàng ngày”.
Bạn có thể lấy một số câu chuyện về Bác để làm nhe .
4. Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước … vì các vị ấy là tiếu biểu của một dân tộc anh hùng”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, xuất xứ của văn bản.
b. Hãy tìm câu văn thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận (luận điểm tổng quát), hãy chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử xa xưa, tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào? Hãy đưa ra nhận xét các dẫn chứng đó.
c. Sau khi học xong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu lên biểu hiện của tinh thần yêu nước trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Mình đã trả lời tại link này , bạn tham khảo :https://diendan.hocmai.vn/threads/thi-giua-hkii-on-tap.740494/
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
1. “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
– Có hai vế, đối nhau rất chỉnh; bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau “đói” và “rách” là sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; “sạch” và “thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.
– Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù sạch cũng phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn thơm tho.
– Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo, khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người ta lòng tự trọng

2. Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.
Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955–1987) và là học trò, cộng sự của Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là Tô,đây từng là bí danh của ông. Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (chủ nhiệm là Hồ Học Lãm).

P/s : Cậu vô Wikipedia để biết thêm ha!

3.
Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính...

4.
a. Được trích trong văn bản ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh
b.
- Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua những trang sử vẻ vang của thời đại xa xưa với các anh hùng dân tộc tiêu biểu :
+ Đó là những cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
+ Những dẫn chứng này được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ quá khứ đến hiện tại.
- Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta:
+ Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ; từ kiều bào nước ngoài, đến vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi;… ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Những dẫn chứng này được sắp xếp theo trình tự tuổi tác, không gian, nghề nghiệp, lĩnh vực,…
c.
- Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ
- Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.
- Nêu dẫn chứng
 
  • Like
Reactions: Triết Vi Vi
Top Bottom