Các câu hỏi ôn tập về thơ và đáp án

N

nlht20081997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ôn tập về thơ
Câu 1. Chép thuộc long bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 2.Chép thuộc long bài thơViếng lăng Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3.Chép thuộc long bài thơ Sang thu.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 4.Chép thuộc long bái thơ Nói với con.

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.


Câu 5: Nêu hoàn cảnh sang tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
Tháng 11/1980. Được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến tha thiết trong cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

Câu 6: Nêu hoàn cảnh sang tác bài thơViếng lăng Bác:
Tháng 4/1976, trong một lần tác gia ra miền Bắc viếng lăng Bác khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác vừa được khánh thành.

Câu 7: Ý nghĩa nhan đề bài thơ mùa xuân nho nhỏ
Là hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, thể hiện ước nguyện tha thiết chân thành mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình nhưng là phần đẹp nhất cho quê hương đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ cảu mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Câu 8: Sắp sếp các bài thơ theo giai đoạn lịch sử.
1945-1954: Đồng chí
1954-1964: Doàn thuyền dánh cá, bếp lửa, con cò.
1964-1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru …
Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con.

Câu 9: Các tác phẩm thơ thể hiện ntn về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người
-Các tác phẩm thơ đã tái hiện hình ảnh cuộc sống đất nước và hình ảnh cvon người VN qua nhiều giai đoạn.
+Đất nước và con người VN trong 2 cuộc kc với nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng anh dũng.
+Công cuộc lao dong, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp cảu con người.
+Tìnhcảm, tư tưởng, tâm hồn của con người trong 1 thời kì lịch sử đầy biến động, thay đổi sâu sắc.
Tình yêu quê hương, đất nước
Tình đồng chí, đồng đội, sự gắn bó cách mạng.
Lòng kính yêu Bác Hồ
Những tình cảm gần gũi mà bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu trong sự thống nhất cho những tình cảm chung, rộng lớn


Và đây là các câu hỏi cho các bạn thảo luận, giải
Mở hàng nè/ Câu 1: phân tích 2 khổ thơ 4,5 bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
 
S

sam_biba

Phân tích khổ 4,5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
 
T

totochan_kute_9x

làm câu cuối mới hay hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.
 
Top Bottom