Văn 9 Các biện pháp tu từ

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người cho mình hỏi các loại biện pháp tu từ thường có trong các đề thi văn thường 9 vào 10 được ko? Hướng dẫn mình những khái niệm và cách nhận biết luôn thì càng tốt :D
Giúp mình nhanh nhé!
Cảm ơn mọi người nhiều nha ~~~
 

hdiemht

Cựu Mod Toán
Thành viên
11 Tháng ba 2018
1,813
4,026
506
20
Quảng Trị
$Loading....$
Mọi người cho mình hỏi các loại biện pháp tu từ thường có trong các đề thi văn thường 9 vào 10 được ko? Hướng dẫn mình những khái niệm và cách nhận biết luôn thì càng tốt :D
Giúp mình nhanh nhé!
Cảm ơn mọi người nhiều nha ~~~
Mình nghĩ là còn tùy vào cái đề, cũng có rất nhiều biện pháp tu từ đã hoc...nhưng mình thấy phổ biến trong các đề là biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
Sau đây là một số biện pháp tu từ đã học:
+) So sánh: là đối chiếu 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
Các từ thường dùng: như, là, như là...
+)Nhân hóa: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
ví dụ: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Trâu ơi, ta bảo trâu này....
+) Ẩn dụ: là biện pháp tu từ gọi tên sự vật sự việc này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm
Có 4 loại ẩn dụ:+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ẩn dụ phẩm chất
+)Hoán dụ:
là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+) Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+)Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Và còn rất nhiều biện pháp nữa ví dụ: điệp ngữ, điệp từ, chơi chữ, liệt kê, tương phản....
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Mình nghĩ là còn tùy vào cái đề, cũng có rất nhiều biện pháp tu từ đã hoc...nhưng mình thấy phổ biến trong các đề là biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
Sau đây là một số biện pháp tu từ đã học:
+) So sánh: là đối chiếu 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
Các từ thường dùng: như, là, như là...
+)Nhân hóa: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
ví dụ: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: Trâu ơi, ta bảo trâu này....
+) Ẩn dụ: là biện pháp tu từ gọi tên sự vật sự việc này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm
Có 4 loại ẩn dụ:+ ẩn dụ hình thức
+ ẩn dụ cách thức
+ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ẩn dụ phẩm chất
+)Hoán dụ:
là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+) Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+)Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Và còn rất nhiều biện pháp nữa ví dụ: điệp ngữ, điệp từ, chơi chữ, liệt kê, tương phản....
Cảm ơn bạn nhìu nha :D
Mà tương phản là sao thế bạn?
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Mọi người cho mình hỏi các loại biện pháp tu từ thường có trong các đề thi văn thường 9 vào 10 được ko? Hướng dẫn mình những khái niệm và cách nhận biết luôn thì càng tốt :D
Giúp mình nhanh nhé!
Cảm ơn mọi người nhiều nha ~~~
Còn 1 loại nữa là chơi chữ nè! Cái này bạn tìm khái niệm trên google nhé! Ví dụ thì "Bà già đi chợ cầu Đông . Bói xem một quả lấy chồng lợi chăng. Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn" hoặc "Con cá đối nằm trong cối đá",...
P/s: Tương phản là sự đối nghịch nhé!
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
Cảm ơn bạn nhìu nha :D
Mà tương phản là sao thế bạn?
Sự tương phản có thể thấy qua khổ thơ:
"Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Sự tương phản giữa những thiếu thốn, gian lao (...) và ý chí kiên cường của người lính lái xe (...)
Ngoài ra đoạn thơ này còn vô số cái hay =)))) Chỉ ra hộ bạn luôn nhé, về tác dụng thì sơ qua thôi nè :D
- Điệp từ ''không" -> Nhấn mạnh sự gian khổ....
- "miền Nam" là hoán dụ cho nhân dân miền Nam đang tích cực kháng chiến
- "trái tim" là hoán dụ chỉ người lính với lòng hận thù sục sôi, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước...
 
  • Like
Reactions: hdiemht

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Có hai loại BPTT nhé!
a) Biện pháp tu từ vựng
1, So sánh
:
- Khái niệm :là đối chiếu 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
- Phân loại : có hai loại so sánh :
  • ngang bằng (như,giống,tựa như,.... )
  • hơn kém (chẳng bằng,kém,.....)
2, Nhân hóa:
- Khái niệm : Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối
- Tác dụng : khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Phân loại : có 3 loại
  • Dùng từ gọi người để gọi cho bộ phận cơ thể
  • Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • Trò chuyện , xưng hô với người như với vật
3, Ẩn dụ:
- Khái niệm : là biện pháp tu từ gọi tên sự vật sự việc này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình gợi cảm , có tính hàm súc
- Phân loại : 4 loại
  • ẩn dụ hình thức
  • ẩn dụ cách thức
  • ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • ẩn dụ phẩm chất
4, Hoán dụ:
- Khái niệm : là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó
- Tác dụng : nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân loại :
  • vật bị chứa đựng và vật chứa đựng
  • Cái cụ thể và cái trừu tượng
  • Dấu hiệu sự vật và sự vật
5, Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6, Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Biện pháp tu từ cú pháp

1, Điệp từ ngữ

- Khái niệm : Lặp lại từ ngữ, kiểu câu
- Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh ,nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn , đoạn thơ giàu âm điệu, nhịp nhàng , hào hùng, mạnh mẽ

2, Liệt kê
- Khái niệm : Là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại, các từ ngữ, thành phần câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh ý và mục đích nói

3, Chơi chữ
Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn , thú vị

4, Từ tượng thanh

- Khái niệm: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

5, Từ tượng hình
- Khái niệm: là những từ gợi ta hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật

6, Đảo ngữ ( dảo trật tự cú pháp)
- Khái niệm : Là sự thay đổi cú pháp thông thường trong câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm ,... của đối tượng miêu tả

7, Câu hỏi tu từ

- Khái niệm : là câu dùng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, phủ định, tỏ thái độ , bộc lộ cảm xúc
 
Top Bottom