N
nguoihanoi
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các bạn có biết mua tt "Thép đã tôi thế đấy" ở đâu ko ? xin giúp mình với.
Nhân tiện xin đăng lại một đoạn giới thiệu:
“Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh. Từ đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ. Thế hệ chúng tôi đã được tôi luyện như vậy”, cố nhà văn N.Ôxtơrốpxki đã lý giải về nhan đề cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước với kỷ lục về số bản in: gần 100 triệu!
Tháng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nicôlai Ôxtơrốpxki năm nay được triển khai trên khắp nước Nga. Các nhà xuất bản Nga đồng loạt in lại với khối lượng lớn các tác phẩm của ông. Từ ngày 1/9/2004, các trường đại học ở Moskva đồng loạt tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sự nghiệp và các tác phẩm của nhà văn. Các bảo tàng Ôxtơrốpxki tại Nga và Ukraina, đặc biệt thành phố Xêpêtốpka quê hương nhà văn sẽ mở cửa đón chào các đoàn du khảo. Các tạp chí, truyền hình đều đã chuẩn bị các chương trình kỷ niệm với sự tham gia của độc giả nhiều thế hệ đã, vẫn coi tác phẩm của Ôxtơrốpxki là cuốn sách gối đầu giường. Một cuộc hội thảo quốc tế về Ôxtơrốpxki cũng sẽ được tổ chức trong tháng 9
Ở Liên Xô, từ sau thất bại của cuộc “cải tổ” và nhất là sau sự sụp đổ của cường quốc này, thế hệ trẻ mới hầu như ít người biết tới N. Ôxtơrốpxki và Thép đã tôi thế đấy. Trước thực trạng đó, một công dân của thế hệ những người ngưỡng mộ ông đã viết cho báo Lao Động - một tờ báo lớn có số bản in nhiều nhất thời Liên Xô cũ và cả nước Nga hiện nay - những lời tâm huyết của mình về nhà văn: “Thép đã tôi thế đấy đã trở thành ngọn cờ và biểu tượng của thanh niên Xô Viết. Tiếc rằng, ngày nay nhiều nam nữ thanh niên đã không biết đến cái tên đó. Và chưa hẳn họ có thể hiểu rằng, vì sao chúng tôi - những đoàn viên Thanh niên Cộng sản của những năm 30-40, khi đã mang trong mình hình tượng Paven Coócsaghin, cùng đi với anh vào trận chiến, đã khôi phục lại được đất nước bị tàn phá, đã tấn công thắng lợi vào lâu đài khoa học.
Cần trở lại cho bạn đọc chúng ta nhân vật khói lửa đó. Thật quan trọng biết bao ngày hôm nay nhắc lại cho các bạn trẻ những lời đã nói ra, những ý tưởng trong lời thề sâu sắc của nhà văn - người chiến sĩ về cuộc sống đã qua, về những điều mà ông đã không hổ thẹn khi nhớ lại mà nói rằng, cuộc đời đó đã được hiến dâng cho cuộc đấu tranh vì hạnh phúc và giải phóng nhân loại. Kỷ niệm Nicôlai Ôxtơrốpxki tạo cho chúng ta cơ hội tốt để lưu ý tới tâm hồn và trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay...”.
Đáp lại yêu cầu trên, báo Lao Động đã cởi mở với các bạn đọc của mình: “... Đúng! Nicôlai Ôxtơrốpxki và hình tượng của nhà văn là Paven Coócsaghin đã và đang là những biểu tượng lớn của một nền văn minh vĩ đại dưới cái tên Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết”. Trước cuộc 'cải tổ' tai họa, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy là một trong những tác phẩm được in và đọc nhiều nhất khắp thế giới. Nó đã được dịch ra hầu như tất cả các thứ tiếng trên thế giới và đạt một huyền thoại về bản in: gần 100 triệu! Nếu không có định kiến chính trị của ngày hôm nay thì mở cuốn sách ra - hẳn bạn sẽ đọc ngấu nghiến. Nó đã mấy lần được đưa lên màn ảnh. Và hiện nay các nhà điện ảnh Ucraina đã dựng một bộ phim nhiều tập theo tiểu thuyết này cho... khán giả Trung Quốc".
Nhà văn mất lúc 32 tuổi. Ông viết tất cả chỉ 2 cuốn sách, nhưng di sản này thật to lớn và giá trị như thế nào! Do vậy mà các dòng chữ của Thép đã tôi thế đấy và Ra đời trong bão táp, các bài báo, diễn văn và thư từ của ông vẫn như đang rực cháy!...”.
Iuri Bêlichencô - nhà văn Liên Xô cũ và nước Nga hiện nay, đã viết: “... Ngày nay, đọc lại Thép đã tôi thế đấy tôi càng thấy rõ hơn bao giờ hết: đó là một cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục. Trong tất cả những điều mà ngày hôm nay một số người thì đe dọa chúng ta, còn số khác thì tỏ ra khâm phục cuộc đấu tranh giai cấp, nội chiến và đặc biệt là khâm phục sự lao động vô cùng cực nhọc nhưng tự nguyện của tác giả. Bị vôi hóa cột sống, bị bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn sau nội chiến, thế mà ông vẫn đêm ngày làm việc bằng hết cả phần cuộc đời còn lại của mình. Rõ ràng cuốn sách viết ra đã không bịa chút nào. Hiện tượng đặc biệt này của nhân cách nhà văn là không thể bàn cãi... Nhân cách Ôxtơrốpxki, sức sống mãnh liệt và lòng dũng cảm của ông không thể không gây nên sự khâm phục thực sự...”.
Thép đã tôi thế đấy quả là một tác phẩm bất tử. Bởi vì, dù là ai, có quan điểm chính kiến khác nhau đến mức nào cũng đều thấy ở đó một sự thật về ý nghĩa nhân văn của nó. Chương nói về xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với một thành phố là một trong những chương ấn tượng nhất, hay nhất mà ai cũng thừa nhận. Trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông nơi đây thì việc sưởi ấm cho người quả là một vấn đề cấp thiết nhất, sống còn nhất.
Vì sao những đoàn viên Thanh niên Cộng sản - mà Paven Coócsaghin là tiêu biểu - phải ngày đêm chịu đói rét, cực nhọc, vô cùng gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt này? Nó chỉ đơn giản là vì, nếu con đường sắt này không được xây nên thì thành phố sẽ không có củi đốt trong mùa đông giá rét và tất cả mọi người ở đây - không thuộc một hệ thống tư tưởng xã hội hay đảng phái chính trị nào, không kể già trẻ gái trai, hay tôn giáo tín ngưỡng nào - sẽ bị chết cóng vì không có củi đốt. Những đoàn viên Thanh niên Cộng sản khi làm con đường này theo ý nguyện của người dân thành phố đó, sẽ mang lại sức khoẻ và trí tuệ cho họ - tất cả những ai sống ở đây, vì tình anh em, tình bạn và tình người của chúng ta. Việc làm đó của họ thật là cao cả mà bất kỳ ai thấy được, hiểu được đều tỏ lòng khâm phục và kính trọng.
Hầu như rất nhiều bạn thuộc hết cả một đoạn văn rất hay của cuốn sách nói về quan điểm sống của tác giả: “Cái quý nhất ở mỗi con người là cuộc sống. Nó cho con người chỉ một lần, và cần sống sao cho khỏi phải ân hận và xót xa vì những năm tháng đã sống vô nghĩa, sao cho không phải hổ thẹn vì những điều nhỏ nhen, ti tiện đã qua - và sao cho khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho lý tưởng cao đẹp nhất trên thế giới - sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”.
Hiện nay, khi nghiên cứu và đọc Ôxtơrốpxki theo quan điểm mới, rộng rãi hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại chính là cuộc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với chuyên quyền và độc tài... Ý này chắc phù hợp với mọi thời đại của loài người đang sống trên trái đất này
Nhân tiện xin đăng lại một đoạn giới thiệu:
“Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh. Từ đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ. Thế hệ chúng tôi đã được tôi luyện như vậy”, cố nhà văn N.Ôxtơrốpxki đã lý giải về nhan đề cuốn tiểu thuyết được dịch ra hơn 70 thứ tiếng và in ra ở hơn 80 nước với kỷ lục về số bản in: gần 100 triệu!
Tháng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Nicôlai Ôxtơrốpxki năm nay được triển khai trên khắp nước Nga. Các nhà xuất bản Nga đồng loạt in lại với khối lượng lớn các tác phẩm của ông. Từ ngày 1/9/2004, các trường đại học ở Moskva đồng loạt tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sự nghiệp và các tác phẩm của nhà văn. Các bảo tàng Ôxtơrốpxki tại Nga và Ukraina, đặc biệt thành phố Xêpêtốpka quê hương nhà văn sẽ mở cửa đón chào các đoàn du khảo. Các tạp chí, truyền hình đều đã chuẩn bị các chương trình kỷ niệm với sự tham gia của độc giả nhiều thế hệ đã, vẫn coi tác phẩm của Ôxtơrốpxki là cuốn sách gối đầu giường. Một cuộc hội thảo quốc tế về Ôxtơrốpxki cũng sẽ được tổ chức trong tháng 9
Ở Liên Xô, từ sau thất bại của cuộc “cải tổ” và nhất là sau sự sụp đổ của cường quốc này, thế hệ trẻ mới hầu như ít người biết tới N. Ôxtơrốpxki và Thép đã tôi thế đấy. Trước thực trạng đó, một công dân của thế hệ những người ngưỡng mộ ông đã viết cho báo Lao Động - một tờ báo lớn có số bản in nhiều nhất thời Liên Xô cũ và cả nước Nga hiện nay - những lời tâm huyết của mình về nhà văn: “Thép đã tôi thế đấy đã trở thành ngọn cờ và biểu tượng của thanh niên Xô Viết. Tiếc rằng, ngày nay nhiều nam nữ thanh niên đã không biết đến cái tên đó. Và chưa hẳn họ có thể hiểu rằng, vì sao chúng tôi - những đoàn viên Thanh niên Cộng sản của những năm 30-40, khi đã mang trong mình hình tượng Paven Coócsaghin, cùng đi với anh vào trận chiến, đã khôi phục lại được đất nước bị tàn phá, đã tấn công thắng lợi vào lâu đài khoa học.
Cần trở lại cho bạn đọc chúng ta nhân vật khói lửa đó. Thật quan trọng biết bao ngày hôm nay nhắc lại cho các bạn trẻ những lời đã nói ra, những ý tưởng trong lời thề sâu sắc của nhà văn - người chiến sĩ về cuộc sống đã qua, về những điều mà ông đã không hổ thẹn khi nhớ lại mà nói rằng, cuộc đời đó đã được hiến dâng cho cuộc đấu tranh vì hạnh phúc và giải phóng nhân loại. Kỷ niệm Nicôlai Ôxtơrốpxki tạo cho chúng ta cơ hội tốt để lưu ý tới tâm hồn và trí tuệ của thế hệ trẻ hiện nay...”.
Đáp lại yêu cầu trên, báo Lao Động đã cởi mở với các bạn đọc của mình: “... Đúng! Nicôlai Ôxtơrốpxki và hình tượng của nhà văn là Paven Coócsaghin đã và đang là những biểu tượng lớn của một nền văn minh vĩ đại dưới cái tên Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết”. Trước cuộc 'cải tổ' tai họa, tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy là một trong những tác phẩm được in và đọc nhiều nhất khắp thế giới. Nó đã được dịch ra hầu như tất cả các thứ tiếng trên thế giới và đạt một huyền thoại về bản in: gần 100 triệu! Nếu không có định kiến chính trị của ngày hôm nay thì mở cuốn sách ra - hẳn bạn sẽ đọc ngấu nghiến. Nó đã mấy lần được đưa lên màn ảnh. Và hiện nay các nhà điện ảnh Ucraina đã dựng một bộ phim nhiều tập theo tiểu thuyết này cho... khán giả Trung Quốc".
Nhà văn mất lúc 32 tuổi. Ông viết tất cả chỉ 2 cuốn sách, nhưng di sản này thật to lớn và giá trị như thế nào! Do vậy mà các dòng chữ của Thép đã tôi thế đấy và Ra đời trong bão táp, các bài báo, diễn văn và thư từ của ông vẫn như đang rực cháy!...”.
Iuri Bêlichencô - nhà văn Liên Xô cũ và nước Nga hiện nay, đã viết: “... Ngày nay, đọc lại Thép đã tôi thế đấy tôi càng thấy rõ hơn bao giờ hết: đó là một cuốn sách độc nhất vô nhị và đầy sức thuyết phục. Trong tất cả những điều mà ngày hôm nay một số người thì đe dọa chúng ta, còn số khác thì tỏ ra khâm phục cuộc đấu tranh giai cấp, nội chiến và đặc biệt là khâm phục sự lao động vô cùng cực nhọc nhưng tự nguyện của tác giả. Bị vôi hóa cột sống, bị bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn sau nội chiến, thế mà ông vẫn đêm ngày làm việc bằng hết cả phần cuộc đời còn lại của mình. Rõ ràng cuốn sách viết ra đã không bịa chút nào. Hiện tượng đặc biệt này của nhân cách nhà văn là không thể bàn cãi... Nhân cách Ôxtơrốpxki, sức sống mãnh liệt và lòng dũng cảm của ông không thể không gây nên sự khâm phục thực sự...”.
Thép đã tôi thế đấy quả là một tác phẩm bất tử. Bởi vì, dù là ai, có quan điểm chính kiến khác nhau đến mức nào cũng đều thấy ở đó một sự thật về ý nghĩa nhân văn của nó. Chương nói về xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với một thành phố là một trong những chương ấn tượng nhất, hay nhất mà ai cũng thừa nhận. Trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông nơi đây thì việc sưởi ấm cho người quả là một vấn đề cấp thiết nhất, sống còn nhất.
Vì sao những đoàn viên Thanh niên Cộng sản - mà Paven Coócsaghin là tiêu biểu - phải ngày đêm chịu đói rét, cực nhọc, vô cùng gian khổ để gấp rút hoàn thành cho kỳ được con đường sắt này? Nó chỉ đơn giản là vì, nếu con đường sắt này không được xây nên thì thành phố sẽ không có củi đốt trong mùa đông giá rét và tất cả mọi người ở đây - không thuộc một hệ thống tư tưởng xã hội hay đảng phái chính trị nào, không kể già trẻ gái trai, hay tôn giáo tín ngưỡng nào - sẽ bị chết cóng vì không có củi đốt. Những đoàn viên Thanh niên Cộng sản khi làm con đường này theo ý nguyện của người dân thành phố đó, sẽ mang lại sức khoẻ và trí tuệ cho họ - tất cả những ai sống ở đây, vì tình anh em, tình bạn và tình người của chúng ta. Việc làm đó của họ thật là cao cả mà bất kỳ ai thấy được, hiểu được đều tỏ lòng khâm phục và kính trọng.
Hầu như rất nhiều bạn thuộc hết cả một đoạn văn rất hay của cuốn sách nói về quan điểm sống của tác giả: “Cái quý nhất ở mỗi con người là cuộc sống. Nó cho con người chỉ một lần, và cần sống sao cho khỏi phải ân hận và xót xa vì những năm tháng đã sống vô nghĩa, sao cho không phải hổ thẹn vì những điều nhỏ nhen, ti tiện đã qua - và sao cho khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho lý tưởng cao đẹp nhất trên thế giới - sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”.
Hiện nay, khi nghiên cứu và đọc Ôxtơrốpxki theo quan điểm mới, rộng rãi hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại chính là cuộc đấu tranh với đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát và vô chính phủ, với chuyên quyền và độc tài... Ý này chắc phù hợp với mọi thời đại của loài người đang sống trên trái đất này