Các bạn xem giùm mình bài này với!

G

giodaumua_1234

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:) Thực ra trên lớp mình có một cái đề tập làm văn số 2: "Nếu được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo thì em sẽ kể lại như thế nào?"
Tối trước hôm làm bài mình đã bỏ thời gian ra làm, và mình lấy nhân vật chứng kiến là vợ của ông giáo. Có lẽ là các bạn sẽ nghĩ rằng mình lạc đề bởi vì vợ ông giáo chưa đồng ý và thương cảm cho lão Hạc. Mình cũng nghĩ như thế nhưng khi coi một đoạn bài văn mẫu nhỏ trên mạng thì mình thấy vợ ông giáo là người được chứng kiến cũng ko sao. Rồi mình bắt tay viết. Bài văn cũng dài, mình kể lun phần lão Hạc nhờ ông giáo hai việc. Sau đó lên trường mình tính lấy cái này nộp cho cô rồi nhưng thấy mấy đứa bạn kêu cô nói ko được nên mình thôi, với lại cũng có một cái đề khác cho mình làm - mình cũng thấy có hứng. Nhưng để lại cái bài đó thì mình thấy hơi tiếc công sức, nên mình đăng lên đây cho các bạn nhận xét với tinh thần khách quan nhất! Sau đây là bài của mình:

38609581.jpg


Cái nắng nóng như đổ lửa bao quanh làng quê với những mái tranh màu vàng rơm trải đầy trên các gác mái. Những tia nắng heo hắt không biết vô tình hay cố ý lọt xuống những khe hở chưa lấp kín của mái rơm nhà. Mùi khói lửa cay xè bốc lên cao, nghi ngút pha chút màu vàng hoe của nắng trưa, bỗng chốc mờ nhạt đi, ẩn hiện vài lớp khói mỏng nhẹ nhàng phất phơ như dải lụa trắng nhạt, buông tỏa trong không khí yên tĩnh. Đôi mắt tôi khẽ nhíu lại vì cái cay cay của khói bếp cơm, đám lửa nho nhỏ cháy âm ỉ trong lò củi thỉnh thoảng lại bùng lên bất chợt khiến tôi bất giác chuyển khuôn mặt đẫm mồ hôi trơn láng ra xa bếp. Chồng tôi bỗng gọi to:


- Nhà nó ơi, cụ Hạc lại đến này, mau lấy cho tôi cốc nước trà.


Tôi ngẩng lên phía nhà trên, hai khóe môi nhếch lên mỉa mai, tôi nghĩ thầm:

“Lại lão Hạc, bán chó thì bán quách luôn cho rồi, ngày nào cũng qua đây kể lể!”

Tôi vội vàng rót hai cốc trà, đặt lên cái mâm nho nhỏ, miệng có lúc khẽ làm ràm những lời thì thào khó chịu, như thể có cái gì đó muốn tràn ra khỏi cổ họng của tôi vậy. Không hiểu từ lúc nào, cứ mỗi lần lão Hạc sang chơi, là tôi lại muốn rủa thầm những điều ngứa ngáy trong bụng về cái lão già lọm khọm đó, một lão có vợ thì mất sớm, lại có thằng con trai yêu đắm say cái con bé nào trong làng, không có đủ tiền cưới vợ, ********** ấy bỗng nông nổi làm sao bỏ đi làm đồn điền cao su nào đó xa lắc xa lơ, mãi không về. Mà kể cũng tội, con lão trước khi đi còn để lại cho lão già một con chó lông vàng, lão âu yếm gọi nó là cậu Vàng cứ giống như một bà hiếm hoi nâng niu gọi đứa con cầu tự. Tôi nhớ rõ, đã nhiều lần lão qua nhà chồng tôi đốt thuốc hàn huyên, mấy khi lão không nhắc đến con chó và thằng con lão. Bao nhiêu lần lão định bụng bán nốt con Vàng đi, nhưng rồi lại thôi. Cứ thế, tôi biết dạ lão nên cũng cho qua, không ít nhiều quan tâm. Thế mà hôm nay lão lại mò tới sau mấy ngày không đặt chân, giờ đây, một lần sau nhiều lần nữa tôi phải phục vụ lão như một người khách lịch sự nào hiếm khi ghé qua căn nhà lụp xụp của gia đình tôi.

38609941.jpg



Tôi bưng nước lên. Chiếc ấm trà nóng rung lên nhè nhẹ theo nhịp chân. Tôi nở một nụ cười, đon đả:

- Vâng, cháu chào cụ ạ. Rảnh rỗi cụ sang nhà cháu chơi thế này, quý hóa quá!

Lão Hạc gật nhẹ đầu, nhỏ nhẹ:

- Vâng, cảm ơn bà.

Chồng tôi vẫn hay được lão gọi là “ông giáo”, lên tiếng vui vẻ:

- Nhà nó ăn cơm với mấy đứa nhỏ trước đi, tôi ngồi đây nói chuyện với cụ một lát, có gì tôi gọi cho mẹ mấy đứa mang lên.

Tôi lườm mắt nhìn chồng, nhưng cái nhìn đó vội bay biến đi khi chồng tôi đưa mắt trông tôi. Tôi nhẹ nhàng :

- Vâng, thầy em cứ ngồi chơi xơi nước với cụ, chốc nữa em mang cơm lên cho cụ và thầy.

Chồng tôi phẩy phẩy tay. Tôi quay mặt đi, mắt láo liên, hai hàm răng nghiến không ra tiếng nguyền rủa lão già dám qua đây ăn chực không phải trả tiền. Nhà tôi có dư hơi ? Tôi bước vội xuống bếp, lo nồi cơm đang nấu và mớ rau muống hái sau vườn. Loáng thoán trên nhà tiếng lão Hạc với chồng tôi :

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

Giọng chồng tôi cất lên:

- Cụ bán rồi ?

- Bán rồi, họ vừa bắt xong !

Chồng tôi tiếp tục hỏi, giờ này giọng có vẻ ái ngại :

- Thế nó cho bắt à ?

Tôi thấy im lặng bỗng bao trùm một thoáng, rồi tiếng lão hạc hu hu khóc như con nít làm tôi chạnh lòng, lão kể lể với chồng tôi, như mếu máo :

- Khốn nạn...Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng đó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó rên ư ử, làm in như nó trách tôi: "A! Lão gì tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?" Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó! Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!


Tôi mở căng tai ra nghe ngóng. Trong một phút chốc sau đó tôi mau chóng vớt đống rau xanh nóng sôi ra dĩa, lóng ngóng đặt nồi cơm ra khỏi chỗ để lửa. Tôi nghe thấy chồng tôi an ủi lão :

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Với lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.


- Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!... - lão Hạc chua chát bảo, tiếng nói của lão nghe nghèn nghẹn như có thứ gì rưng rức trong cổ họng, lí nhí không nên lời.

Tò mò không thể tả, tôi cố tình bưng mâm rau cơm lên nhà. Bỗng chồng tôi lại cất tiếng bảo làm tôi giật mình khựng lại, suýt làm rơi số thức ăn nóng ấm lan tỏa nơi hai bàn tay :

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ…

- Thế thì ko biết…. – tôi biết lão đang cười, nhưng bất chợt lão ho lên sòng sọc khiến dạ tôi có chút xót xa cho lão bây giờ.

- Chẳng kiếp gì sung sướng….

Tôi có thể cảm nhận chồng tôi đã đứng lên và chuẩn bị bước xuống nhà dưới. Thấy thế, tôi vội bưng những thứ hiện nằm yên trong tay mình bước lên trên. Chồng tôi suýt đụng trúng tôi, ông ấy vô tình la lên :

- Ấy ! Nhà nó luộc rau à ? Thôi mang ra cho cụ với tôi, tôi đói cồn cào cả lên đây này !

Tôi bối rối, ậm ừ không giấu nối vẻ ngại ngùng, rồi tôi bỏ qua khuôn mặt chồng đang nhìn tôi mà bước tới chỗ lão Hạc. Bỗng tôi hơi sững lại một vài giây. Một nỗi xót thương tràn trề dân trào trong cõi lòng tưởng như chai sạn của tôi, lão Hạc nhìn sao xơ xác quá ! Khuôn mặt lão bây giờ ngấn nước quanh khóe mắt, hàng lông mày mỏng của lão nhão xuống thê thảm, khuôn mặt lão khẽ ngước lên chậm chạp, nhìn tôi mỉm cười, một cái cười gượng gạo, nhưng lão cười như mếu và những nếp nhăn như hằm hè đe dọa xô lại với nhau. Đôi môi lão khô khốc có lúc méo xẹo lại, cái đầu lão ngoặt về một bên vai, thẫn thờ nhìn tấm chiếu manh trải trước mặt qua màn nước quanh mắt. Tôi đặt mâm cơm xuống, lấy một tay mình đặt lên tay lão. Lão im lặng nhìn tôi. Đôi mắt đau đớn, đầy vẻ chua xót và ánh lên một nỗi buồn khó tả như vực thẳm sâu tối tăm mang u buồn ấy tôi không bao giờ quên được. Tôi quay đi, giấu những giọt nước mắt chực lăn qua hàng mi mắt. Nỗi ám ảnh về đôi mắt hoang dại của lão làm tôi bần thần cả người. Bỗng chốc tôi giận chính mình vì trước giờ đã nghĩ xấu về lão, lăng mạ tấm thân lão đủ điều.

38610019.jpg


Tôi bước xuống bếp, tiếp tục nghe ngóng cuộc nói chuyện giữa hai người – lão và chồng tôi.

Lão bảo muốn nhờ chồng tôi mấy việc trước khi chồng tôi toan đi luộc thêm ít khoai và pha ấm chè mới. Chuyện lão kể nghe dài dòng lắm. Nhưng đại khái tôi có thể gói gọn trong hai việc. Việc thứ nhất : lão già rồi, con thì đi biệt tăm biệt tích, lão muốn nhờ chồng tôi trông nom giúp mảnh vườn để giữ cho thằng con lão sau này có về thì có cái mà làm ăn ở làng này. Với lại, chồng tôi là ông giáo, có nhiều lí luận, nhiều chữ nghĩa, người ta phải kiêng nể nên chắc chắn sẽ không ai dám đụng đến mảnh vườn của con lão. Để chắc ăn hơn, lão viết văn tự mang tên chồng tôi và nhượng lại cho ông ấy hòng không ai còn dám tơ tưởng đến nó nữa… Việc thứ hai : lão đã ở cái tuổi gần đất xa trời, chẳng mấy chốc sẽ chết mau, có bất đắc kì tử thì lão cũng không muốn phiền hà đến hàng xóm láng giềng nghèo, lỡ mệt cho họ thì lão không an tâm, cho nên lão gởi chồng tôi hăm nhăm đồng bạc còn lại gộp với năm đồng bặc tiền bán chó là ba mươi đồng bạc. Lão muốn chồng tôi góp số tiền này vào ma chay cho lão, còn bao nhiêu đành nhờ vả hàng xóm vậy, chứ lão cũng không còn phương cách nào.

Chồng tôi bật cười :

- Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hẵng hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu?


Lão Hạc nằn nì chồng tôi mãi, chồng tôi thế rồi cũng đành nhận. Lão nói với chồng tôi thêm một thời gian sau đó, nuốt vài miếng rau, rồi lão đứng dậy, chào ra về. Tiện thể lão chào tôi luôn ở dưới bếp. Tôi lật đật chạy ra, nói với lão câu cuối:

- Kìa! Cụ chưa kịp ăn khoai mà! Rảnh cụ nhớ ghé nhà cháu chơi ạ!

Lão Hạc nói nhỏ nhẹ:

- Thôi, tôi phải về đây, nói ăn thế thôi chứ bà cho để khi khác tôi tới.

Dường như đối với tôi, câu nói cuối ấy chỉ là một câu xã giao mời mọc cho có vậy, tôi thừa biết lão Hạc không vô tư mất nết đến nỗi cứ mãi ngồi lì ăn chực nhà người khác, nên tôi nói thế. Mọi thứ ý nghĩ hằn học quay trở về với tôi. Ai dè nhờ chồng tôi giữ hết tiền ma chay trong khi mình còn sống. Lão đúng là già lẩm cẩm, ngu xuẩn. Tôi nghĩ thầm:

“ Lão già tằn tiện, ngu si thế thì khổ là phải rồi! Kệ lão, mình không thèm quan tâm. Nực cười khi lúc nãy mình thấy xót cho lão… Gìa mà còn sĩ!”

Trong lòng tôi, hình ảnh lão già đần độn ấy chỉ thoáng qua một chốc, rồi lại tan đi như không muốn nhớ. Đến lúc thu dọn đống tách và ấm trà đã nguội, tôi vẫn không mảy may nghĩ gì tới lão, dù là thêm một chút…

P/s: Truyện có thêm một số tình tiết sáng tạo, nhưng theo mình thì đây là viết vui, và vẫn logic với phần sau của câu chuyện là chị vợ của ông giáo không đồng ý chuyện này! Mong được góp ý.
31.gif
 
3

3820266phamtrinh

Trong truyện , ông giáo đã từng nói rằng : Chao ôi ! Đối với những người xung quanh ta ................ ta tàn nhẫn .
Qua câu trên thì ta thấy vợ ông giáo không tiếp xúc với lão Hạc nhiều nên ta đặt mình vào vai vợ ông giáo thì không được bày tỏ rõ cảm xúc
Bài văn này hay ! Với lại trong 2 tiết mà bạn viết hết cả chỗ này chắc tốc độ nhanh nhỉ ! :)):)):)):)):))
 
G

giodaumua_1234

Trong truyện , ông giáo đã từng nói rằng : Chao ôi ! Đối với những người xung quanh ta ................ ta tàn nhẫn .
Qua câu trên thì ta thấy vợ ông giáo không tiếp xúc với lão Hạc nhiều nên ta đặt mình vào vai vợ ông giáo thì không được bày tỏ rõ cảm xúc
Bài văn này hay ! Với lại trong 2 tiết mà bạn viết hết cả chỗ này chắc tốc độ nhanh nhỉ ! :)):)):)):)):))

--> Mình chưa hiểu rõ lắm việc ko được bày tỏ rõ cảm xúc, đó là một chút thoáng qua của thương cảm rồi sau đó lại trở về thù ghét ban đầu, như thế có được ko? :-j:-j:-j

--> Mình nói là mình chép bài này vào giấy kiểm tra trước rồi lựa thời cơ... cuối giờ nộp cô luôn! Mình đã suy nghĩ sẵn rồi, nếu ra đề cô chắc chắn sẽ ra đề 1 với đề 4 trong 4 đề. Trong thời gian làm đề 4, mình sẽ làm đề 1 để giết thời gian, và đề 1 thì mình cũng đã có sẵn do viết từ trước, nhưng mình vẫn viết để có hay thì giữ lại. Ý hay ko? ^^ nhưng sau đó bạn mình bảo chính CÔ là người ko chịu việc lấy người vợ làm người chứng kiến, với lại lão Hạc chỉ kể lúc ổng bán chó, chứ ko đến đoạn nhờ ông giáo hai việc, nên mình có ý thôi. May thay! Ngoài hai đề đó cô còn ra đề ngoài sách, có tựa là: "Hãy đặt em là nhân vật Xiu và kể lại kiệt tác chiếc lá cuối cùng?". Mình thấy có hứng nên làm, nhưng vẫn ko kịp thời gian và đoạn cuối do vội quá nên mình đã rút bớt lời văn lại, mình còn ko biết có lủng củng ko nữa! Hihi, dài quá rồi, mình sẽ đăng bài đó lên sau để nhận lời nhận xét nha! :)
 
N

nhokmaruco_vip1

bài này hay , nhưng cái thái độ lúc bạn đóng vai vợ ổng giáo bưng trà ra mời lão hạc uống thì bạn tả chỗ đóa hơi bị tàn nhẫn một chút , nếu biết lối chỉnh sửa chỗ đó đi một chút thì mk nghĩ có lẽ nó sẽ hay hơn bạn ak, ><
 
N

nhokmaruco_vip1

chỗ em đóng vai bà vợ ông giáo đoạn bưng trà ra mời khách là lão hạc á , chỗ đó em nên ghìm thái đọ bà ấy xuống 1 chút thì bài văn của em sẽ hoàn chỉnh và thánh thiện hơn , hồi lớp 8 chị có làm bài này rồi nhưng chị chỉ được có 8,5 điểm rất buồn nên chị còn rất nhớ , thân !!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom