Văn Nghị luận xã hội

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề bài: Ta có thể nhặt được một gói tiền nhưng không ai đánh rơi một gói văn hoá cho ta nhặt.
Giúp mình nhé. cảm ơn nhiều
Mk hướng dẫn bạn dàn ý chi tiết nhé ^^
Mở bài:
- Con người để sống tốt cần rất nhiều điều kiện: sức khoẻ tốt, năng lực nhận thức, tư duy, khả năng ngôn ngừ, khả năng lao động, làm việc và không thể không có vốn văn hoá ở một mức độ nào đó vì thiếu yếu tố này là thiếu đi một phần quan trọng để làm người.
- Văn hoá rất cần thiết song con đường, cách thức để tích luỹ, làm đầy lên vốn văn hoá lại là vấn đề cần suy nghĩ, xem xét.
- Trích dẫn ý kiến.
Thân bài:
1. Cắt nghĩa:
- Cắt nghĩa từ ngữ:
+ “Gói tiền”: lượng vật chất rất có giá trị.
+ “Có thể nhặt được gói tiền”: giả thiết về việc con người có thê có một lượng vật chất có giá trị mà không phải mất nhiều công sức đê xây dựng, hình thành, tích luỹ. Đây là việc ít gặp song không phải là tuyệt đối không thế xảy ra.
+ “Văn hoá”: trình độ học vấn, vốn trí thức, kiến thức khoa học vả trình độ sông biểu hiện qua sinh hoạt và ứng xử của con người trong đời sống xã hội.
+ “Không ai đánh rơi gói văn hoá cho ta nhặt”: cách nói hình ảnh để phủ nhận khả năng có được vãn hoá một cách ngẫu nhiên, tình cờ, ngoài ý thức và nỗ lực cố gắng của con người.
- Khái quát ý nghĩa của ý kiến:
+ Nghĩa đen: Có thể tự nhiên có được một lượng vật chất song không phải tự nhiên mà có văn hoá.
+ Nghĩa bóng: cần tự tích luỹ, hình thành và bồi đắp vốn văn hoá cho mình.
2. Lí giải:
- Vì sao có thể nhặt được gói tiền?
+ Vì tiền tuy quý song là vật ngoài thân, không thể đồng nhâ't với con người.
+ Khi là vật ngoài thân, người ta có thế giừ gìn, báo quản, có thể sẽ mất mát, thất lạc.
+ Có thế nhặt được gói tiền nếu ai đó vì bất cẩn mà đánh rơi.
- Vì sao không thể nhặt được gói văn hoá?
+ Vì văn hoá ở đây là biểu hiện của trình độ, nó thuộc về con người, làm nên diện mạo, tinh thần của con người, nó không tồn tại ở dạng vật chất nên không thể đánh rơi và cũng không thể nhặt.
+ Vì văn hoá là kết quả của một quá trình tích luỹ, chọn lọc và hoàn thiện dần bằng khả năng nhận thức và ý thức nên không thể tự nhiên xuất hiện ớ con người.
+ Vì văn hoá là kết tinh năng lực và phẩm chất của con người văn minh nên chỉ khi đạt trình độ học vấn và có trình độ sống của con người văn minh mới được coi là có văn hoá.
- Làm thế nào để có văn hoá?
+ Học tập bằng nhừng phương thức, những con đường khác nhau (tự học và học theo sự hướng dẫn, học trong sách vở và trong thực tế, học ở thầy và ở bạn) để có được trình độ, kiến thức khoa học.
+ Học hoi với ý thức vươn lên tự hoàn thiện về cách sống, cách sinh hoạt, cách ứng xử để đáp ứng được nhừng yêu cầu của cuộc sống văn minh.
+ Luôn trau dồi, rèn luyện và củng cố những gì đã học dược để nó thuộc về mình, trở thành tô chất trong con người mình, làm nên diện mạo tinh thần của mình trong cuộc sống.
3. Đánh giá:
- Ý nghĩa tư tương: là một bài học tư tương đạo lí về cách sống cho con người. Sự sâu sắc của bài học này là ở chỗ, khi văn hoá không thể bỗng dưng mà có mỗi người cần chủ động, tích cực trong học tập, học hỏi để bồi đắp và nâng cao vốn văn hoá cho chính mình.
- Tính ứng dụng: là lời nhắc nhở có ý nghĩa với tất cả mọi người song đặc biệt cần thiết với tuổi trẻ - tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc sống, rất cần chú ý tới việc tích luỹ vốn sống, vốn văn hoá để xây dựng tương lai.
Kết bài:
- Vốn văn hoá không chỉ thể hiện ở bằng cấp, cũng không chỉ có nghĩa là trình độ kiến thức mà là tổng thể tất cả những giá trị tinh thần tạo nên tầm vóc của một con người. Không có học thức, con người sẽ khó khẳng định được mình, song nếu không có trình độ sống, con người rất dễ sống cẩu thả, tầm thường, vô nghĩa. Trau dồi, nâng cao văn hoá đồng nghĩa với việc vừa nâng cao trình độ kiến thức, vừa nâng cao trình độ sống của bản thân.
- Ở tuổi học đường, học tập để tích luỹ kiến thức là nhiệm vụ cần đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến cuộc sông, con người xung quanh đế học hỏi về mọi mặt: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
 
Top Bottom