- 8 Tháng năm 2019
- 1,998
- 4,049
- 461
- 19
- Đà Nẵng
- THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn tài ba người Nam Bộ. Chiếc Lược Ngà là một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông và được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ năm 1966. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt của chiến tranh nhưng truyện ngắn này tại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của người chiến sĩ cách mạng.
Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu bao chia lìa, tan thương đau khổ nhưng tình cảm cha con thì không gì có thể chia cắt được. Qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà, tác giả đã thể hiện thật cảm động tình yêu ba sâu sắc của bé Thu.
Trong những ngày để về thăm nhà, khi bé Thu mới gặp ông Sáu - người tự nhận mình là ba thì em đã rất hốt hoảng, ngạc nhiên, sợ hãi và hét toáng lên chỉ vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo, không giống với người chụp hình chung với má mà em biết cho nên em không tin. Chính vì rất yêu thương người cha quá bức hình này để thu không nhận mình là con của người xa lạ kia.
Thái độ vùng vằng vằng vụt chạy rồi nói trổng: "Vô ăn cơm.." rất quyết liệt, bé Thu luôn lảng tránh, ngờ vực, xa lánh không chịu nhận ông Sáu là cha. Hành động của em tưởng chừng như là ương ngạnh, bướng bỉnh, hỗn láo nhưng trong hoàn cảnh trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và cảnh sống. Hơn nữa người lớn lại không nói trước cho em biết để em có thể chấp nhận từ từ sự thật ấy. Qua đó ta thấy được tình cảm của bé Thu rất mạnh mẽ, cứng cỏi và rạch ròi, xuất phát từ tình yêu thương mãnh liệt, em chỉ yêu ba khi biết đó là ba của mình. Cho nên bé Thu thẳng thắn và xa lánh cũng là một lẽ tự nhiên, vì vậy phản ứng của em là hoàn toàn không đáng trách mà phù hợp với tâm lý của trẻ thơ.
Trong đêm bỏ về nhà ngoại, bé Thu nghe bà giải thích và sự nghi ngờ được giải tỏa. Trong lòng em đã dâng lên một tình cảm mới, tình yêu thương cha pha lẫn nỗi ân hận cùng nuối tiếc. Trong buổi sáng cuối cùng chia tay cha tình yêu và nỗi thương nhớ mong từ lâu nay bỗng bùng lên thật mạnh mẽ. Tiếng kêu "ba" tha thiết tràn ngập nỗi nhớ của bé Thu đã chạm tới tim gan mọi người, cảm động tới phát khóc! Bé Thu cuốn quýt, hối hả, em ôm ôm chặt lấy ba rồi hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má ông Sáu.
Với tất cả những tình cảm của bé Thu dành cho cha đã thể hiện được sự mạnh mẽ, có cá tính, cứng cỏi, ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng dù sao em vẫn là một đứa trẻ với tất cả những nét ngây thơ hồn nhiên trong sáng.
Tác giả đã xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, để cho bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu trở về và tình cảm cha con trỗi dậy lúc bé Thu nhận ra ông Sáu là cha - cũng là lúc ông Sáu và bé Thu chia tay. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu. Lựa chọn ngôi kể thích hợp, người kể trong vai trò một người bạn thân thiết của ông Sáu. Chiếc Lược Ngà là một câu chuyện cảm động và rất chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, gợi lên một tình cảm cha con thiêng liêng cao đẹp. Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng đã diễn ra thật cảm động và sâu sắc tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cho con như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó còn đẹp hơn trong hoàn cảnh khó khăn.
Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu bao chia lìa, tan thương đau khổ nhưng tình cảm cha con thì không gì có thể chia cắt được. Qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà, tác giả đã thể hiện thật cảm động tình yêu ba sâu sắc của bé Thu.
Trong những ngày để về thăm nhà, khi bé Thu mới gặp ông Sáu - người tự nhận mình là ba thì em đã rất hốt hoảng, ngạc nhiên, sợ hãi và hét toáng lên chỉ vì trên mặt ông Sáu có một vết thẹo, không giống với người chụp hình chung với má mà em biết cho nên em không tin. Chính vì rất yêu thương người cha quá bức hình này để thu không nhận mình là con của người xa lạ kia.
Thái độ vùng vằng vằng vụt chạy rồi nói trổng: "Vô ăn cơm.." rất quyết liệt, bé Thu luôn lảng tránh, ngờ vực, xa lánh không chịu nhận ông Sáu là cha. Hành động của em tưởng chừng như là ương ngạnh, bướng bỉnh, hỗn láo nhưng trong hoàn cảnh trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và cảnh sống. Hơn nữa người lớn lại không nói trước cho em biết để em có thể chấp nhận từ từ sự thật ấy. Qua đó ta thấy được tình cảm của bé Thu rất mạnh mẽ, cứng cỏi và rạch ròi, xuất phát từ tình yêu thương mãnh liệt, em chỉ yêu ba khi biết đó là ba của mình. Cho nên bé Thu thẳng thắn và xa lánh cũng là một lẽ tự nhiên, vì vậy phản ứng của em là hoàn toàn không đáng trách mà phù hợp với tâm lý của trẻ thơ.
Trong đêm bỏ về nhà ngoại, bé Thu nghe bà giải thích và sự nghi ngờ được giải tỏa. Trong lòng em đã dâng lên một tình cảm mới, tình yêu thương cha pha lẫn nỗi ân hận cùng nuối tiếc. Trong buổi sáng cuối cùng chia tay cha tình yêu và nỗi thương nhớ mong từ lâu nay bỗng bùng lên thật mạnh mẽ. Tiếng kêu "ba" tha thiết tràn ngập nỗi nhớ của bé Thu đã chạm tới tim gan mọi người, cảm động tới phát khóc! Bé Thu cuốn quýt, hối hả, em ôm ôm chặt lấy ba rồi hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má ông Sáu.
Với tất cả những tình cảm của bé Thu dành cho cha đã thể hiện được sự mạnh mẽ, có cá tính, cứng cỏi, ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng dù sao em vẫn là một đứa trẻ với tất cả những nét ngây thơ hồn nhiên trong sáng.
Tác giả đã xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, để cho bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu trở về và tình cảm cha con trỗi dậy lúc bé Thu nhận ra ông Sáu là cha - cũng là lúc ông Sáu và bé Thu chia tay. Tác giả đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là nhân vật bé Thu. Lựa chọn ngôi kể thích hợp, người kể trong vai trò một người bạn thân thiết của ông Sáu. Chiếc Lược Ngà là một câu chuyện cảm động và rất chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, gợi lên một tình cảm cha con thiêng liêng cao đẹp. Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng đã diễn ra thật cảm động và sâu sắc tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh, qua đó tác giả khẳng định và ca ngợi tình cho con như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó còn đẹp hơn trong hoàn cảnh khó khăn.