các bác ơi vào cùng bàn luận

Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

giúp em với
đề 1:phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương
DÀN Ý:
I/ MỞ BÀI:
_ “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha được Viễn Phương sáng tác trong dịp đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc.
_ Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ đã bày tỏ lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc, niềm thương nhớ Bác khôn nguôi:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…
….. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
( Tháng 4/1976 )​

_ Hòa cùng nguồn cảm xúc dạt dào của nhà thơ, chúng ta sẽ cảm nhận và rung động sâu xa trước tình cảm chân thành, thắm thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

II/ THÂN BÀI: (Kết hợp phân tích nghệ thuật và nội dung)
KHỔ 1:
_ Như một người con xa, nay mới có dịp được trở về viếng thăm “người cha” đã khuất, Viễn Phương vô cùng bồi hồi, xúc động:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…​

_ Trong tâm trạng của người con miền Nam “mong Bác nỗi mong cha”, nhà thơ bày tỏ tình cảm chân thành, tha thiết của mình đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Tác giả xưng “con” biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng đối với Bác.
_ Giờ đây, đứng trước lăng mộ của Người, trong lòng nhà thơ dâng trào bao xúc động, nghẹn ngào. Nguồn cảm xúc ấy cứ dâng trào mãnh liệt:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.​

Từ cảm “ôi” đã diễn tả niềm cảm xúc sâu xa của nhà thơ trước cảnh tượng thiêng liêng nơi lăng Bác.
_ Hình ảnh gợi tả “hàng tre xanh xanh” thật gần gũi, thân thương, biểu tượng cho làng quê Việt Nam tràn đầy sức sống dồi dào, mãnh liệt. Dù có phải trải qua bao “bão táp mưa sa” nhưng hàng tre vẫn xanh tươi, vẫn vươn lên mạnh mẽ. Từ bao đời nay, tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam có chí khí cao cả, có sức sống bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất:

“Loài tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.”
( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )​

_ Trong tâm hồn nhà thơ thì hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác biểu tượng cho toàn thể dân tộc Việt Nam đã hợp thành đội ngũ trang nghiêm, chỉnh tề, vững vàng bên lăng Bác. Dù trong hoàn cảnh nào, cả dân tộc vẫn giữ trọn tấm lòng thành kính hướng về Bác.

KHỔ 2:
_ Với tấm lòng thành kính Viễn Phương tiếp tục suy tưởng khi đứng trước lăng Bác, ngợi ca công ơn của Người:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ​

_ Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên nhiên, nguồn ánh sáng rực rỡ, vĩnh viễn, bất tận trên thế gian này. Ánh sáng mặt trời đem lại sự sống cho con người và vạn vật
_ Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng và sáng tạo một hình ảnh ẩn dụ tinh tế, tài tình, độc đáo, “mặt trời trong lăng rất đỏ” để ca ngợi công ơn to lớn và sự cao cả, vĩ đại của Bác. Trong tâm hồn Bác ngời sáng một vầng hào quang rực rỡ như nguồn sáng của mặt trời đã đem lại sự sống cho con người, vạn vật. Đó cũng chính là vầng hào quang chói lọi của lí tưởng cách mạng mãi mãi soi sáng cho dân tộc Việt Nam vững bước trên con đường phía trước, con đường vươn tới một tương lai tốt đẹp – một đất nước Việt Nam giàu mạnh.
_ Trong trái tim của Bác còn tỏa sáng tình yêu thương nồng ấm, thiết tha đối với dân tộc và đất nước. Nhu nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”​

_ Với niềm xúc động chân thành, Viễn Phương đã bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc đối với Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân​

_ Hình ảnh tiêu biểu, sinh động “dòng người đi trong thương nhớ” gợi lên trước mắt người đọc cảnh nhân dân từ mọi miền đất nước về thủ đô Hà Nội để viếng thăm lăng Bác.
_ Trong tình cảm nhớ thương, biết ơn Bác vô hạn, họ kết thành những “tràng hoa” đời tuyệt đẹp thành kính dâng lên Bác. Những tràng hoa tươi thắm ấy tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời rực rỡ của Bác. Cả dân tộc đời đời tưởng nhớ và ghi khắc trong lòng công ơn to lớn của Bác.
_ Với lòng biết ơn vô hạn, Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa tượng trưng “bảy mươi chín mùa xuân” để ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của Bác Hồ kính yêu. Cuộc đời của Người là “bảy mươi chín mùa xuân” tươi đẹp, cống hiến trọn vẹn cho dân tộc, cho đất nước. Suốt hơn nữa thế kỉ, Bác đã chiến đấu, hy sinh để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sự cống hiến của Bác thật cao cả, vĩ đại! Vì vậy Bác còn sống mãi trong niềm ngưỡng mộ, tôn kính của nhân dân.

KHỔ 3:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền​

_ Bác đang yên nghỉ giữa lòng quê hương, đất nước thân yêu. Tác giả đã chọn lọc một hình ành đặc sắc, sinh động, giàu sức gợi cảm “vầng trăng sáng dịu hiền” để ca ngợi tâm hồn trong sáng cao đẹp tuyệt vời của Bác. Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi mãi là một vầng trăng ngời ngời tỏa sáng tình yêu thương cho con người và cuộc đời.
_ Hình ảnh của Bác vừa vĩ đại, vừa bình dị và gần gũi.
_ Hình ảnh vầng trăng vĩnh hằng của trời đất, tượng trưng cho sự bất tử của Bác. Vị cha già kính yêu của dân tộc còn sống mãi cùng non sông, đất nước, sống mãi trong tâm trí mỗi người dân đất Việt.
_ Trong tình cảm của dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi nhưng trong thực tế, Bác đã vĩnh biệt chúng ta. Vì vậy, nhà thơ vô cùng đau đớn thương tiếc Bác:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.​

Viễn Phương đã sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” rất tinh tế và giàu sức gợi cảm để ca ngợi sự bất tử của Bác. Bác đã đi xa nhưng sự nghiệp cách mạng cao cả của Người vẫn luôn tồn tại như bầu trời cao xanh kia. Hình ảnh Bác vẫn mãi soi sáng, sát cánh cùng non sông đất nước, trong tâm hồn dân tộc. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Bác đã ra đi, Viễn Phương nghe mà “nhói ở trong tim”. Hình ảnh “nghe nhói ở trong tim” đã diễn tả chân thực, giàu cảm xúc nỗi nghẹn ngào, tiếc thương, đau đớn của tác giả. Đó là nỗi đau của người con miền Nam bao năm mong ước được gặp Bác và cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc. Bác ra đi là một mất mát lớn lao không gì bù đắp được. Dân tộc đã mất đii một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già kính yêu. Cảm xúc ấy dường như đã len lỏi vào từng câu từng chữ, khiến người đọc cũng không khỏi nghẹn ngào.

KHỔ 4:
_ Khi tạm biệt Bác để trở về miền Nam , trong lòng nhà thơ dâng trào một nỗi buồn thương da diết:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt​

Hình ảnh chứa chan cảm xúc “thương trào nước mắt” diễn tả cái cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng tác giả. Nhà thơ lưu luyến, nhớ thương, xúc động, nghẹn ngào, không muốn rời xa người cha già kính yêu
_ Với tất cả tấm lòng thành kính, biết ơn Bác, người con miền Nam đã bày tỏ ước nguyện tha thiết của mình:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.​

_ Điệp ngữ “muốn làm” được đặt ở đầu 3 câu thơ liên tiếp nhau gắn liền với hình ảnh “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” và “cây tre trung hiếu” thể hiện ước nguyện giản dị, chân thành và sâu sắc của nhà thơ. Trước anh linh của Bác, người con miền Nam xin hứa luôn giữ mãi phẩm chất cao đẹp, trong sáng, cốt cách của con người Việt Nam để mãi mãi xứng đáng là lớp cháu con của Bác.
_ Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm “cây tre trung hiếu” gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.

III/ KẾT BÀI:
_ Bài thơ giàu chất trữ tình đằm thắm, thiết tha. Với những hình ảnh ẩn dụ tinh tế, giàu tính thẩm mĩ và các biện pháp tu từ đặc sắc… đã thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha, sâu sắc của nhà thơ và đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
_ Bác tuy đã đi xa nhưng những phẩm chất cao đẹp, sự cống hiến to lớn, cao cả và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác sẽ luôn sống trong hàng triệu trái tim của những người con đất Việt.
_ Là những HS còn ngồi trong ghế nhà trường, là thế hệ tương lai tiếp bước cha ông, chúng em sẽ nguyện cố gắng thật nhiều, trong học tập lẫn rèn luyện đạo đức, để thực hiện được ước mong của Bác Hồ kính yêu:
“Tuổi xanh vững bước lên phơi phới
Đi tới như lòng Bác hằng mong".​
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

giúp em với
đề 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
Em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”​

2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao...)
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm...) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích... vv
 
S

senelupin

Ai hộ tui làm bài viết số 7 với. ( lập dàn bài thôi cũng đc )
Đề 1 : Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ mây và sóng của Ta-go
Đề 2 :Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .
 
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Ai hộ tui làm bài viết số 7 với. ( lập dàn bài thôi cũng đc )
Đề 1 : Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ mây và sóng của Ta-go

Ta go là nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ Ông là người châu Á đầu tiên được giải nô ben văn học . Gia tài ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú . Trong đó bài thơ mây và sóng được xem là 1 kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non.
Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên sóng . Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
Đây là bài thơ trữ tình nó như 1 khúc hát đồng dao và qua đây ta bát gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ về người trên mây và người trên sóng đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi

Trước hết là lời của người trên mây : “ bọn tờ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà . Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vần trăng bạc “
Tác giả hình dung ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nói trên 9 tầng mây cao vời vợi ấy . Mây đã được nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình . Và mây đã trờ thành đối tượng giao tiếp lúc này . Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơi từ sáng sơm cho đến chiều tà . Lời rủ quá lôi cuốn khiên cho cậu bé phải hỏi lại : Nhưng làm thế nào mình lên đó đươc ! Người sống trên mây đã bày vẽ em bé hãy đi đến tận cùng của thế giới . đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây . Chúng ta gặp cả 1 bức tranh thiên nhiên đẹp nào là bình minh vàng trăng bạc, là nơi tận cùng trái đất . Đưa tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây . Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian bao la của trời cao đối với trẻ thơ . Ko gian ấy là thế giới thần tiên thường chỉ gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ . Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chăng là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn . Qua những vần thơ ta thấy Tago phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu trẻ em và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy. Thơ tago là bài ca về tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp dại dương Lời rủ của người sống trên song còn hấp dẫn hơn : Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào “ Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương .với em bé là vô cung bao là vô tận
Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được . Đại dương đã trả lời “ hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi . Chúng ta lại thấy cả 1 thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngoài biển nhắm mặt lại thì sóng sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thế giới của thiên nhiên đây kì lạ Và ta thấy được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên . Ko chỉ cả trời rộn rã còn có đại dương mêng mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rằng em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên song Thế nhưng làm sao có thể rời mẹ mà đi được Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được “ Thế giới thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy ! nhưng còn 1 thứ hấp dẫn hơn nữa là mẹ . Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưng vẫn không bằng thế giới tình mẹ con . Để từ đó trong bài thơ Mây và sóng Ta go dẫn chúng ta đến giấc mơ tuyệt vời của tuổi thơ đó là sự sáng tạo trong trò chơi của em bé. Trước hết con là mây và mẹ sẽ là trăng . Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ . Cái độc đáo trong trò chơi này là có mây là có trăng . Trăng và mây chung 1 bầu trời . Mây và trăng luôn kề cận bên nhau . Có sóng là có bờ sóng vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào lòng mẹ . Em bé gọi đây là trò chơi nhưng thật ra không phải là trò chơi đây chính là tình cảm của con đối với mẹ , ước mơ được ôm ấp trong lòng mẹ và mẹ không bao giờ rời xa

Cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên . Cả bài thơ ta thấy được sự sáng tạo của em bé trong trò chơi để vừa được chơi vừa được gần mẹ . Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc Trước hết là tác giả đã ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại . Nét độc đáo thứ 2 là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Đề 2 :Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .
Phân tích đoạn thơ:
“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước đầy cam go và oanh liệt cúa nhân dân đã kết thúc thắng lợi. Trong “mưa bom bão đạn” trên tuyến đường Trường Sơn trước đây có bao kỳ tích xảy ra. Một trong những thần thoại của thế kỷ XX là hình ảnh nhửng đoàn xe không có kính vẫn băng ra trận tuyến, nối đuôi nhau đi lên phía trước, góp phần làm nên những kỳ tích của dân tộc. Xúc động trước hiện thực lớn lao đó cũa đồng đội. Phạm Tiến Duật đã sáng tác “bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong bài ca người lính độc đáo này, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về những chiến sĩ lái xe, về dân tộc và đất nước :

“……. Những chiếc xe từ trong bom rơi
…………….
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Tìm hiểu bài thơ và đặc biệt ba đoạn thơ trên ta sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp kỳ diệu của thơ ca Việt Nam thời chống mỹ cứu nước.
Mở đầu bài thơ tác giả viết :

“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

Nhịp đập ở đây hơi lắng lại. Người chiến sĩ đang nói về đồng đội và cũng đang tự nói về mình. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Vượt qua tuyến lửa, bom rơi, những chiếc xe bỗng tụ nhau thành tiểu đội thật kỳ khôi, thú vị. Tiểu đội những chiếc xe không kính. Những con người đã qua thử thách trên con đường đi tới bỗng trở thành bạn bè và cái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi “ mới thật tự hào, sảng khoái biết bao! Hình như, chính ô cửa vỡ ấy khiến họ gần nhau thêm, khiến cái bắt tay của họ thêm chặt hơn và tình đồng đội lại càng thêm thắm thiết. Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ như là sự chia sẽ, cảm thông lẫn nhau của người lính Trường Sơn. Đó là sự mừng vui, là chúc mừng nhau hoàn thành nhiệm vụ,cũng là niềm tin, niềm tự hào của người chiến thắng.
Đoàn xe không kính ngày càng ra đi xa. Càng đi sâu vào chiến trường. Khổ thơ tiếp theo nói tới sinh hoạt trên đường của họ :

“ Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời
…………
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm “

Sinh hoạt của người lái xe, cái ăn cái ngủ bình thường của con người, được tóm lược vào trong hai hình ảnh “Bếp Hoàng Cầm” và “võng mắc chông chênh[”. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động, gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn và cảm động : là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Sức sống thơ cững chính là ở đây và câu thơ đó đã cất cánh bay cao :” Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”. Hai chữ “lại đi” được lặp lại biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. “Trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa …
Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …
` Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn:

“ Không có kính rồi xe không có đèn
………..
Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Bốn câu thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, rất bất ngờ, thú vị. Hai câu đầu dồn dập, những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống : không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên ba lần những thử thách khốc liệt. Hai câu cuối âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Vậy là đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở hướng ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì miền Nam.” Vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho cả nước. đặc biệt, tỏa sáng chói ngời cả đoạn thơ là hình ảnh “trong xe có một trái tim.” Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rể phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường,giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Phải chăng chính trái tim co người đã cầm lái ? Tình yêu tổ quốc, tình thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vững tay lái xe về tới đích ? Và ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái”, câu thơ còn muốn hướng ngưới đọcvề một chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là co người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niền lạc quan và mọi niền tin vững chắc. Có thể nói, cả bài thơ, hay nhất là câu thơ cuối cùng. Nó là “con mắt của thơ” bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hìng tường nhân vật trong thơ. Bài thơ được khép lài mà âm hưởng của nó như vẫn vang xa chính là nhờ câu thơ ấy.
Tóm lại, những khổ thơ trên đã phác họa những hình tượng đẹp về người lính lái xe trên tuyền đường Trường Sơn trong những năm cứu nước. những câu thơ giản dị, hình ảnh sinh động cụ thể, sự đối lập ở từng khổ thơ, tác giả đõa để lại những ấn tượng đẹp về tiểu đội xe không kính. Cám ơn nhà thơ đã cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu thêm về cha anh trước đây trong thời đất nước có chiến tranh. Hiểu được điều đó, có lẽ ,chúng ta, những học sinh sẽ sống tốt hơn.
 
T

toanhoahoc

cac ban i giup minh voi thu 7 kt rui
Phân tích bài thơ "Sang thu" của hữu Thỉnh
 
T

thuyan9i

Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng cuả con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mủa thu của dân tộc 1 cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuôc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vẩn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" đc ông sáng tác cuối năm 1977.
Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trườc cảnh đất trời đanmg chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.
Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu wa sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay wa tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với 1 hương vị khác: hương ổi.
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se"
"Bỗng nhận ra" là 1 trạng thái chưa đc chuẩn bị trứơc, như là vô tình, sững sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là 1 động từ mang ý tác động được dùng như 1 cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong ko gian: "hương ổi", một mùi hương ko dễ nhận ra, bởi hương ổi ko fải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là 1 mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân.:37:
"Sương chùng chình wa ngõ
Hình như thu đã về"
Từ láy tương hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy 1 sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự quãng ngắt nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của ko gian mùa thu. "Hình như" là 1 từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thản thốt. Ko fải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là 1 chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người VN, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào 1 cách hết sức tự nhiên.
Rồi mùa thu được quan sát ở những ko gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn.
"Sông được lúc dềnh dàng
.....sang thu"
Nếu ở khổ 1, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể Dòng sông ko còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng.
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Cảm giác giao mùa đc Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là 1 phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như 1 dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa ko còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm.
" Vẫn còn .....
.....đứng tuổi"
Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào ko còn nhìu nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhìu suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
"Sấm ....
.....đứng tuổi"
Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ ko đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như 1 loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chính chắn, điềm tĩnh của hàng cây trc sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chính chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra 1 mùa mới, 1 ko gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn.Ở tuổi "sang thu", con người ko còn bất ngờ trc những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... VÀ ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy nới chính là đặ điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của HT,người đọc chợt nhận ra 1 làn hương ổi, một màn sương, 1 dòng sông, 1 đám mây, 1 tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu VN và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
Bài thơ kết câu theo 1 trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung 1 bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ-thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Câu thơ của HT như có 1 chút gì đó thăng trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Bài thơ ngắn với thể thơ 5 chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. HT đã phát họa 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhìu cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ HT ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
 
C

congchualolem_b

Bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh:
1. Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu được HT cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se - ngọn gió heo may riêng biệt của mùa thu - mang theo hương ổi; và sau đó được tiếp tục gợi tả qua hình ảnh sương thu bảng lảng ngoài ngõ, nước sông có vẻ như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây trời dường đã nhuốm sắc thu, nắng hạ còn đó nhưng đã bớt dần những cơn giông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư.
2. Cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển không gian lúc sang thu rất tinh tế. Nhà thơ nghe được “hương ổi” “phả vào trong gió se”. Từ “phả” thật có hồn, không phải vì nó mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín “phả” hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho.
Nhà thơ thấy được “sương chùng chình qua ngõ”. Trong TV, “chùng chình” nghĩa là cố ý chậm chạp để kéo dài thời gian. Với chữ “chùng chình” mùa thu bỗng hiện lên với tư thế như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời.
Con sông thì “được lúc dềnh dàng”. Chữ “dềnh dàng” gần giống như chữ “chùng chình” chỉ tác phong chậm chạp, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết hoặc những việc phụ. Từ láy có sức gợi tả sắc thái riêng của dòng sông bắt đầu vào thu. Nhà thơ mượn những từ mang ý nghĩa chậm chạp để diễn tả sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa.
3. Hình ảnh “đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Có lẽ đó là hình ảnh đẹp nhất, đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
Hai dòng cuối bài cũng rất đẹp: “sấm cũng bớt bất ngờ - trên hàng cây đứng tuổi”. Sấm - âm thanh của những cơn giông thường có vào mùa hạ - không còn bất ngờ làm người ta giật mình nữa. Mùa thu đã bắt đầu nhuốm buồn những hàng cây, nhìn giống như hàng cây đã “đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ còn gợi lên một ý nghĩa sâu xa hơn: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị chấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời
 
S

snowprincess2794

Mọi người post lên nhìu nhìu để cho em tham khảo với
Thứ 7 tuần sau em làm rồi
 
P

pedung94

Sang thu - Hữu Thỉnh
Mối năm có 4 mùa : xuân hạ thu đông. Nó tạo thành 1 vòng tròn tuần hoàn liên tiếp ko ngùng nghỉ hay mệt mỏi triền miên từ năm này qua năm khác, bất diệt. Đôi khi, sự chuyển giao giữa các mùa của cái vòng tròn ấy lại diễn ra quá nhanh khiến ta ko thể nào nhận ra đuợc. Họa chăng, có 1 vài tâm hồn đủ tinh tế và nhậy cảm để nhận ra dc cái thời khắc giao mùa ấy. và Hữu Thỉnh là 1 nguời có tâm hồn nhu thế. =Bằng những cảm nhận tinh tế và nhũng rung động tự đáy lòng mình, ông đã cho ra đời tác phẩm Sang thu - một tác phẩm khắc họa rõ nét cảnh vật đất trời khi thời khắc giao mùa !

"Sang thu" đúng là sang thu thật! Cái nhan đề bài thơ đã diễn tả đầy đủ được nội dung mà bài thơ thể hiện!. Có thể coi đây là dòng bút kí chân thành khắc họa chân thực cảnh vật đất trời lúc chớm thu:
bỗng nhận ra huơng ổi
phả vào trong gió se
suong chùng chình qua ngõ
hình nhu thu đã về H­uơng ổi chín là nét đặc trung của mùa thu, chỉ riêng thu mới có. nó thay sự rực rỡ chói chang của nắng hè bằng sự mộc mạc, thanh khiết của mình. Cùng cúc vàng, huơng ổi chín thành sứ giả báo thu. Nhung hình nhu, huơng ổi xuất hiện nhan và bất ngờ quá khiến con nguời chảng mấy ai nhận ra để rồi trong 1 thoáng bất ngờ, Ht sững sờ nhận ra huơng ổi chín " bỗng". Ko lạnh lẽo nhu gió mùa đông bắc, ko bỏng rát nhu gió lào mùa hạ, gió se là loại gió chỉ mình thu mới có: nó chỉ nhẹ nhàng hây hẩy chỉ đủ sức nâng cho chiếc là vàng bay khi rời mình về với đất mẹ. Trong cái gió ấy, cái bầu ko khí ấy nòng nàn mùi ổi chín. huơng ổi thơm nồng và dày đặc trong ko khí" phả ". Trong cơn gió se lạnh của buổi sớm mai ta còn gặp 1 làn suơng mỏng truớc ngõ nhà. Nó cứ đu đẩy mãi ko thôi, nuẳ muốn tan đi cho mặt trời thức giấc, nửa lại vấn vuơng chẳng muốn rời " chùng chình ". tới đây, ta mới thấy tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của nhà thơ :" hình nhu thu đã về "
Thu đã về với h­uơng ổi, với gió se với làn suơng mỏng truớc ngõ nhà. HT đã tận mắt chứng kiến và cảm nhận những điều đó mà sao vẫn ngỡ ngàng ko dám chắc ? Tâm lý con nguời ta thuờng ai cg vậy :với những gì tới quá nhanh, quá bất ngờ ta vẫn giữ trong lòng sự nghi hoạc ko dám khẳng định dù chứng cớ đã quá rõ ràng, đã phơi bầy ngay tuớc mắt. Với Ht có lẽ cũng vậy : vì thu tới quá nhanh nên ông ko khỏi ngỡ ngàng, hoài nghi. Dù lí trí đã kd quá rõ ràng song t/c lại còn mơ hồ chua dám chắc!!!

Khổ thơ thứ 2 là 1 loạt nhũng biểu hiện của mùa thu nhu lời khẳng định cho sự mơ hồ của HT :
sông đuợc lúc dềnh dàng
chim bắt đầu vội vã
có đám mây mùa hạ
vắt nủa mình sang thu
Mùa hạ _ mùa của nhũng cơn lũ dữ có vẻ đax đi qua. Dòng sông ko còn đỏ ngầu ùng ục kêu gào suốt ngày đêm há cái miệng = những cơn sóng dữ ra đòi nhấn chìm mọi thứ. Nó đã hiÒn hòa hơn, dòng nc xanh lững lờ chảy chậm rãi ko väi vàng nhu phong thái của 1 nguời đi bộ cứ dùng dàng ngắm cảnh " dềnh dàng ". Thu đã về cùng cơn gió may se lạnh. Tạm rời xa cái nắng chói chang của mùa hè cùng tiếng ve rộn rã, từng đàn chim bắt đầu hãi hả cuộc hành trình thuờng niªn của mình về phuơng nam tránh rét " bắt đầu vội vã ". Đất trời chớm thu, cái nắng vàng rục mùa hè đax nhuờng chỗ cái nắng vàng tuơi sắc thu. Thế nhung vẫn còn đó những đám mây trắng phau của mùa hạ vẫn còn vuơng vấn chua đi. Những đám mây ấy ko còn trắng phau tới nhức mắt, mà nguợc lại là màu trắng trong dịu dàng hòa vào nền trời màu thiên thanh.

Hè đi mà chưa hẳn đã đi, thu về mà có lẽ còn chua về hẳn. hè còn đó với những ánh nắng, cơn mưa:
vẫn còn bao nhiêu nắng
đã vơi dần cơn mua
sấm cũng bớt bất ngờ
trên hàng cây đứng tuổi
Có vẻ, ánh nắng của mùa hè vẫn còn luyến tiếc thời gian, nắng còn phủ đầy mặt đất trên từng cành cây ngọn cỏ nhung đã nhạt dần màu sắc. Thu sang với nhũng cơn mua bay dìu dịu nhẹ nhàng như bản chÊt của thu. Mưa rào - nhũng w cơn mưa rào mùa hạ đã giảm cả về cuờng độ lẫn mức độ. Mưa chỉ đủ để rửa sạch bầu trời, thanh lọc ko khí mà thôi.Mua giảm sấm cũng ít hẳn đi. Những hàng cây cổ thụ sau 1 mùa hè oàn mình vì sấm nay đã dc lặng im suy ngẫm. 1 HA ẩn dụ rất hay! .Cây cối cũng nhu con ng­uơic càng về già càng dầy dặn và lão luyện thêm lên. Những sấm chớp, khó khăn của cuộc đời cuối cùng cũng chỉ là cơn sấm ầm ì chẳng thể phạm đến ta


===> bài của chini06 trong diễn đàn
 
P

pedung94

Đề 2 :Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật .


Btvtdxkk

bài thơ mở đầu bằng 1 lời giới thiệu , ngôn ngữ mộc mạc, nhịp thơ khoan thai như 1 lời nói, như 1 lời kể của nguời lính về n~ chiếc xe ko kính của mình
"ko có kính ... đi rồi"
KO fải ko: Dùng phủ định để khẳng định
BOm giật, bom rung--- nguyên nhân vì bom rơi, đạn nổ.
Nhịp thơ 3/3/4; 2/2/3 đều đặn --- tư thế chủ động, bình tĩnh, tự tin của n~ nguời lính lái xe trc khốc liệt của cuộc chiến tranh
--- việc xe ko có kính là bình thường, là wen thuộc với nguời lính. Chứng tỏ cái nhìn thật bình thản của nguời lính lái xe về cuộc chiến. --- Bản lĩnh vững vàng trc mọi khó khăn, gian khổ.
- Tư thế ấy, người lính ngồi lên xe ko kính ung dung: "ung dung buồn lái... nhìn thẳng"
nhìn đất, nhìn trời-- nhịp thơ, điệp từ nhìn dẫn đến việc mở rộng ko gian
Thái độ, tư thế ung dung, bình thản, tự tin tạo ra âm nhịp thơ nhịp nhàng, lừng lững tiến lên fía trc.

Khổ cuối

Vẫn là giọng thơ gần với lời nói thường ngày vậy mà lại chứa đựng hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ rất đẹp vừa giàu suy tưởng lại vừa bay bổng nên thơ. Tất cả hoà quyện vào nhau để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời nhất của nguời chiến sĩ lái xe truờng sơn trong khổ thơ cuối bài thơ.
- 4 dòng thơ dựng nên 2 ha đối lập nhau đầy kịch tính và thú vị
+, 2 câu đầu "ko có kính.. có xuớc" nó dồn dập n~ mất mát, n~ khó khăn do chiến tranh gây ra. Ấn tượng mạnh mẽ tác gia dùng NT tăng tiến từ ko có kính, ko có đèn, ko có mui xe, thùg xe xước vỡ
+, điệp ngữ ko có đc nhiều lần nhắc lại-- 3 lần thử thách, khó khăn như đc nâng lên theo 3 lần ko có-- Bom đạn, khó khăn đang bủa vây người lính lái xe.
2 câu cuối đối ý với 2 câu đầu, đối chọi ha chỉ bằng 1 ha duy nhất "chỉ cần trong xe có 1 trái tim".làm bật lên cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ của phẩm chất anh hùng của nguời lính lái xe. Gốc rễ ấy đc kết tinh, đc tích tụ ở ha "trái tim", tình yêu tổ quốc , tình yêu đồng bào miền nam khích lệ động viên nguowif lính lái xe bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, lạc quan tiến về fía trc. --- trái tim cầm lái
Câu thơ cuối đc koi là nhãn tựa cho bài thơ làm bật sáng chủ đề, góp fần toả sáng hình tượng người lính trong bài thơ. Huớng nguowif đọc tới 1 chân lí "sức mạnh ko nằm ở vũ khí mà ở vẻ đẹp tâm hồn của con nguời, ở thái độ dũgn cảm, lạc quan, tin tưởng của con người."

Mình cũng sẽ đóng góp 1 bài nhá

"Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nc
Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
Đó là những giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc ta trên đường đánh Mĩ. Chính trong lúc này hình ảnh của người chiến sĩ trường sơn đã trở thành đề tài tiêu biểu đc phản ánh trong các tp văn học . Một trong những nhà thơ khắc hoạ thành công nhất về người lính đó là Phạm Tiến Duật (PTD). Với đề tài về người lính ông đã cho ra đời những bài thơ nổi tiếng như lửa đèn, trường sơn đông trường sơn tây và đặc biệt là bài thơ bài thơ về tiểu đội xe ko kính đc viết vào năm 1969 đã để lại ấn tuợng sâu sắc trong lòng người đọc
Mở đầu bài thơ PTD đã giới thiệu với người đọc một hình ảnh độc đáo đó là những chiếc xe ko kính.
"ko có kính ko phải vì xe ko có kính
bon giật bom rung kính vỡ đi rồi "
đây ko phải là lần đầu tiên h/a xe pháo đc đưa vào trong văn học. Nhưng trước đó thường được mĩ lệ hoá như hình ảnh con tàu của chế lan viên, bộ retam của piskin. đến với PTD bằng những câu thơ hết sức chân thật , giản dị, tự nhiên,với lời giải thích ngắn gọn ông đã đưa người đọc đến với những chiếc xe trần trụi, méo mó, dị dạng mang đầy thương tích. Đó là những chiếc xe thường vào sinh, ra tử chịu nhiều mưa bom, bão đạn trong những điểm khốc liệt của chiến tranh. Trên tuyến đường Trường Sơn chống mĩ ta bắt gặp 1 chiếc xe ko kính, không đèn, ko còn là chuyện lạ mà thậm chí còn là hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe như vậy được tập hợp với nhau trở thành những đơn vị vận tải vẫn hiên ngang chạy. Để làm nổi bật h/a độc đáo trên t/g đã sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "giật","rung ". Có 3 từ ko nối liền trong bài thơ làm cho h/a những chiếc xe hiện lên khá rõ ràng, cụ thể trước mắt người đọc .
Giới thiệu những chiếc xe ko kính là nhhà thơ muốn giới thiệu với mọi người h/a những người chiến sĩ lái xe, đó là những con người trẻ tuổi, nhiệt tình, yêu nước. Họ đến với những chiếc xe ko kính như chuyện bình thường, ko có gì đặc biệt với thái độ ung dung, lạc quan, tự tin, tự chủ với công việc của mình.
"ung dung buồng lái ta ngồi
nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng "
hàng loạt động từ "nhìn trong các câu thơ đã nhằm nói lên sự tập trung cao độ của những người lính đang làm nhiệm vụ. Họ đến với những chiếc xe với 1 sự tự nguyện mặc dù họ biết trước mắt mình sẽ gặp vô vàn khó khăn, gian khổ, bất trắc. Từ"ừ " trong bài thơ ko thể hiện sự miễn cưỡng như ràng buộc họ với những thử thách mới mà ngược lại còn trẻ trung, lạc quan. Khi lái xe 1 ấn tượng sâu sắc, 1 cảm giác mạnh đặc biệt trong đêm tối bạt ngàn rừng núi h/a sao trời, gió, cánh chim tạo cho họ một cảm giác lãng mạn mà ko phải nguời nào cũng đc tận hưởng.
"Bụi phun tóc trắng như nguời già "
trong những ngày nắng nóng những làm bụi phun lên làm trắng cả toc người lính cũng là một trong n~ khó khăn của người lính. tác gỉa đã có sự liên tưởng độc đáo tình huống ngộ nghĩnh đậm chất lính trẻ khi họ nhìn khuôn mặt nhau bên bờ suối phì phèo châm thuốc với một nụ cười sáng loá bậ ra
"chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
nhìn nhau mặt lấm cười ha ha "
hết nắng bụi mùa khô đến mùa lũ làm cho h/a nguời lính thêm vất vả vì những đợt mưa rừng"mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời" Mưa rừng trường sơn mạnh chợt đến , chợt đi làm ngừoi lính uớt đẫm vì xe ko có kính. Khó khăn đó rồi cũng qua đi, công việc vẫn ko dừng lại người lính vẫn giữ vững tay lái, vì miền nam phía trước. Vẻ đẹp của nguowif lính còn đc khắc hoạ qua t/c đồng chí, đồng đội. Họ sinh hoạt cùng nhau và rồi gắn bó chặt chẽ với nhaudù chỉ một lầm gặp mặt. Với khoảnh khắc đó họ vẫn quên đi tất cả gian lao để cảm nhận sự đầm ấm, yên vui ở chiến trường.
"bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi
bếp hoàng cẩm ta dựgn giữa trời
chung bát đĩa nghĩa là gia đình đaays
võng mắc chông chênh trên đường xe chạy
lại đi, lại đi trời xanh thêm "
Thành công nhất bài thơ phải nói đến việc khẳng định lòng yêu nc, lòng nhiệt tình của tuổi trẻ của nguời chiến sĩ lái xe. Dù phải làm bạn với n~ chiếc xe ko kính rồi ko có đèn, ko có mui xe , thùng xe có xước nhưg đối với họ chỉ cần có một trái tim, trái tim yêu nc , trái tim lạc quan, lãng mạn hướng về miền nam thế là đủ.
câu thơ cuối cùg đc coi là con mắt, là nhãn tự của bài thơ làm nổi bật chủ đề, góp phần toả sáng hình tuợng người liính trong bài thơ. Huớng người đọc tới 1 chân lý "sức mạnh chiến thắng ko nằm ở vũ khí mà nằm ở vẻ đẹp tâm hồn của con người , ở thái độ dũng cảm, lạc quan tin tưởng của con người.
====> 2 bài này của dung
 
P

pedung94

giúp em với

đề 2: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải

Phân tich bài mùa xuân nho nhỏ:
Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải - cũng là một trong những trọng tâm ôn thi tốt nghiệp của các bạn học sinh lớp 9.
Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta. Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu về “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ôi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân xứ Huế thơ mộng hiển hiện trước mắt ta. Chỉ một bông hoa tím mỏng manh, mọc giữa dòng sông Hương xanh biếc mà sao sức sống lại dồi dào mãnh liệt đến vậy ? Và cũng chỉ một con chim chiền chiện cất lời, mà sao tiếng hót vang xa bay bổng đến thế ? Từng giọt âm thanh tiếng chim thả vào không gian, hội tụ tất cả ánh sáng, sự thanh khiết trong lành của đất trời mùa xuân nên nó cứ long lanh, long lanh. Không cầm lòng được, nhà thơ bất chợt đưa tay ra hứng lấy âm thanh ấy, những mong nắm bắt điều diệu kỳ của thiên nhiên tươi đẹp trên quê hương. Sự chuyển đổi cảm giác trong ông diễn ra thật nhanh chóng, bất ngờ, mà cũng thật tinh tế. Rồi ông đưa mắt nhìn những chồi non lộc biếc đậu trên vành lá ngụy trang của người ra trận, trải dài theo bước chân người ra đồng, trên khắp đất nước mình. Mặc dù chúng ta vừa ngưng nghỉ tiếng súng ở hai đầu biên cương. Mặc dù thời bao cấp vẫn in hằn dấu vết trong mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng thành quả chiến đấu và lao động suốt 4.000 năm lịch sử đã ngời ngời trong mùa xuân 1980 ấy.



Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Quả thực là “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”.



Bằng sự mẫn cảm, bằng niềm tin son sắt, Thanh Hải đã nhận ra sức sống bền bỉ và tư thế luôn vững vàng thăng tiến của dân tộc ta. Đến hôm nay, mùa xuân 2006 đã về, ta càng khẳng định rằng điều Thanh Hải dự báo từ 26 năm trước đã, đang và mãi mãi là hiện thực trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Đáng trân trọng biết bao, tấm lòng của một người con đất Việt ! Khi đang lâm bệnh nặng, sắp từ giã cõi đời, còn phải sống trong thiếu thốn khó khăn, ông vẫn có những cảm nhận vô cùng tươi trẻ về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống. Phải chăng, có sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ:



“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ

Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ”.

(Tố Hữu)



Từ niềm say sưa trước mùa xuân thiên nhiên và cuộc sống trên đất nước, Thanh Hải đã chân thành bộc lộ ước nguyện của bản thân:



Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.



Tuy đó là ước nguyện khiêm nhường (muốn hóa thân làm những thứ bé nhỏ : Một con chim, một cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ để “lặng lẽ dâng cho đời”). Nhưng đó là ước nguyện rất tự nhiên, đẹp đẽ, sáng trong như thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng (con chim, cành hoa), rất bền bỉ, thiết tha:



Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.



Đó cũng là ước nguyện hết sức chân thành của Thanh Hải. Bởi vì cả cuộc đời ông đã bám trụ ở quê hương (vùng Thừa Thiên Huế) cùng đồng bào, đồng chí đánh giặc qua hai cuộc kháng chiến ác liệt trường kì. Từ vùng đất này, những bài thơ “Mồ anh hoa nở”, “Cháu nhớ Bác Hồ” của ông đã có sức lay động sâu xa tâm hồn bao bạn đọc. Rồi đến giờ phút cuối cùng, ông vẫn như con tằm rút ruột nhả tơ, dâng cho đời “mùa xuân nho nhỏ” thiết tha nồng thắm từ đáy tâm can. Những “nốt trầm” ấy sao mà “xao xuyến”, sao mà đắm say!



Và bạn ơi, bạn có thấy Thanh Hải đã nói hộ chúng ta ước nguyện của mỗi người bằng cách chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” đó không?



Bài thơ của Thanh Hải đề cập đến vấn đề nhân sinh quan. Sống có ích, sống đẹp là có cống hiến cho đời. Vậy mà nó không hề khô cứng như lời giáo huấn đạo lý. Bởi vì, tác giả đã nói bằng cảm xúc thực, bằng những điều tâm niệm chân thành, thiết tha, bằng giọng thơ nhẹ nhàng và hình ảnh thơ bình dị. Chính vì thế những dòng thơ của ông thấm sâu vào lòng người, thức tỉnh những ước nguyện, những cách sống đẹp của mỗi con người.

Mùa xuân nay đi trong dìu dặt lời ca :

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm tình...
Ta thấy nhớ Thanh Hải - nhớ một “Mùa xuân nho nhỏ” của dân tộc thiết tha!

Hình như bài này của betot
 
H

ha_nghi

đó toàn là bài copy trên mạng cả mà, chứ của riêng ai đâu, được xào nấu qua nhiều nơi rồi, biết tác giả chính xác là ai chứ
 
Top Bottom