các anh chị ơi giải giúp em bài này của con lắc đơn với nhé

U

utnho_95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1: một con lắc đơn có chu kì T=1s trong vùng không có điện trường , quả lắc có khối lượng m=10g bằng kim loại mang điện tích q=10^-5C. con lắc đc đem treo trong điện trường đều giữa 2 bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, đặt thẳng đứng hiệu điện thê s giữa 2 bản bằng 400 V . kích thước các bản kim loại rất lớn so với khoảng cách d=10 cm giữa chúng . tìm chu kì con lắc khi dao động trong điện trwuowngf giữa 2 bản kim loại (ĐÁP ÁN:0,964s)
2:hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao đọng nhỏ là 4s và 4,8 s. kéo 2 con lắc lệnh 1 góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì 2 con lắc sẽ dồng thới trở lại vị trsi này sau thời gian ngắn nhất (ĐÁP ÁN:24s )
em cảm ơn trc nhé
 
H

hocdethithilado

bài 1 của em như thế này

ta có E=U/d=40V/m
lúc chưa có điện trường: T=2pi[tex]\sqrt{l/g}[/tex] ---> l=25cm
khi có điện trường:
g'=[tex]\sqrt{g^2+(qE/m)^2[/tex]

-->T'=2pi[tex]\sqrt{l/g'}[/tex] =....
 
L

lightning.shilf_bt

vật lí_chu kì

có người làm câu 1 rồi thì chị làm câu 2 vậy
đây là dạng toán tìm thời gian ngắn nhất để có sự trùng phùng giữa 2 con lắc
ta chỉ cần tìm BCNN của chu kì 2 con lắc ( chắc em biết tìm BCNN chứ ? )
ví dụ ở bài này thì [TEX]T_1[/TEX] = 4s ; [TEX]T_2[/TEX]=4,8 s
suy ra khoảng thời gian ngắn nhất để 2 con lắc trở về cùng vị trí là T = BCNN của [TEX]T_1[/TEX] và [TEX]T_2[/TEX] = 24 s
như vậy 2 con lắc gặp nhau khi con lắc 1 đi được 6 chu kì còn con lắc 2 đi đượ 5 chu kì
:D chúc em học tốt
 
T

trytouniversity

có người làm câu 1 rồi thì chị làm câu 2 vậy
đây là dạng toán tìm thời gian ngắn nhất để có sự trùng phùng giữa 2 con lắc
ta chỉ cần tìm BCNN của chu kì 2 con lắc ( chắc em biết tìm BCNN chứ ? )
ví dụ ở bài này thì [TEX]T_1[/TEX] = 4s ; [TEX]T_2[/TEX]=4,8 s
suy ra khoảng thời gian ngắn nhất để 2 con lắc trở về cùng vị trí là T = BCNN của [TEX]T_1[/TEX] và [TEX]T_2[/TEX] = 24 s
như vậy 2 con lắc gặp nhau khi con lắc 1 đi được 6 chu kì còn con lắc 2 đi đượ 5 chu kì
:D chúc em học tốt

Bài này chỉ đúng trong trường hợp này.

Chú ý đề hỏi là: " 2 con lắc cùng trở về vị trí cũ " ( có thể cùng chiều hoặc ngược chiều)

Chứ không phải là trùng phùng. Trùng phùng là phải cùng vị trí và cùng chiều.

:D
 
Top Bottom